Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

THỰC TẬP: Những bậc tôn đức

24/03/201103:34(Xem: 11524)
THỰC TẬP: Những bậc tôn đức

SỐNG VỚI TÂM TỪ
Sharon Salzberg, Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Những biểu hiện của tâm từ

THỰC TẬP: Những bậc tôn đức

Bỏ ra chừng vài phút để quán chiếu về những cái hay, cái đẹp trong ta, hoặc ước vọng cao thượng muốn được hạnh phúc của mình. Rồi từ tốn niệm thầm trong đầu những câu niệm tâm từ mà bạn đã chọn trước, ban rải tình thương đến cho chính mình. Sau chừng mười phút, bạn hãy nhớ đến một người nào đó mà bạn có nhiều sự kính trọng hoặc biết ơn. Trong đạo Phật, chúng ta gọi những người này là các bậc tôn đức. Theo truyền thống, nếu bậc tôn đức mà ta chọn vẫn còn sống, thì mức độ định lực của ta sẽ được thâm sâu hơn. Và người ta chọn cũng không nên là người ta có nhiều luyến ái, vì trong giai đoạn này điều quan trọng là chúng ta cần phân biệt giữa tình thương của tâm từ và thứ tình thương của dục tính.

Hãy tưởng nhớ đến người này, ta có thể tưởng tượng ra họ trong đầu, hoặc gọi thầm tên họ. Hãy nhớ lại những điều gì họ đã làm đem ích lợi cho ta, đóng góp cho ta hoặc cho nhân loại, và những cái hay, cái đẹp của họ. Nếu như có một niềm hỷ lạc dâng lên, ta hãy để nó truyền sinh lực cho mình. Nếu nó không khởi lên, ta cũng đừng đi tìm kiếm - chỉ đơn giản nghĩ đến bậc tôn đức ấy và cái hay, cái đẹp của họ, hoặc ước mong được hạnh phúc của họ. Sau đó, ta hãy hướng những câu niệm tâm từ đến bậc tôn đức ấy, bao trùm họ bằng tình thương. Cho dù có một cảm xúc thương yêu nào khởi lên hay không, bạn hãy cứ tiếp tục quán tưởng những lời niệm ấy, ý nghĩa của nó, và cảm giác về bậc tôn đức ấy. Theo thời gian, có thể bạn sẽ thay đổi người mình chọn là bậc tôn đức, điều ấy không sao cả.

Điều hay nhất là chúng ta nên bắt đầu bằng những câu niệm tâm từ mà ta đã dùng với chính mình, để phá bỏ đi ranh giới giữa ta và người khác: “Cũng như tôi mong muốn mình được hạnh phúc, người ấy cũng muốn được hạnh phúc. Mong sao người sẽ được hạnh phúc.” Theo thời gian, nếu ta có điều chỉnh những câu niệm tâm từ lại để chúng được chính xác hơn với một người nào, việc ấy cũng không sao cả.

Chúng ta hãy niệm những câu tâm từ như là mình đang nắm một vật gì mỏng manh, quý giá nhất trong lòng bàn tay. Nếu như chúng ta ghì xiết chặt quá, nó sẽ vỡ bể. Và nếu ta lơ là, lỏng lẻo, nó sẽ tuột ra khỏi bàn tay và rơi xuống vỡ tan. Chúng ta ôm ấp đối tượng của mình một cách từ tốn, cẩn thận, không mạnh bạo, nhưng chú ý kỹ lưỡng. Ta hãy cố gắng để tiếp xúc được với mỗi câu niệm của mình, mỗi lần một câu. Ta không cần phải lo nghĩ về những gì đã qua rồi hoặc đợi chờ những gì chưa đến, cho dù đó là câu niệm kế tiếp. Ta cũng đừng cố gắng dụng công tạo cho mình một cảm giác thương yêu nào hết. Hãy đơn giản lặp lại những câu niệm tâm từ, chúng ta đang gieo trồng những hạt giống hiệu nghiệm của chủ ý, và tin chắc rằng mọi việc sẽ tiến hóa, tăng trưởng theo luật tự nhiên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2011(Xem: 12226)
Từ bi là điều kỳ diệu và quý giá nhất. Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyếnkhích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bi và hiềnlành. Đôi khi tôi tranh luận với bạn bènhững người tin rằng bản chất con người là tiêu cực và hung hăng hơn...Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bi và hiền lành.
08/09/2011(Xem: 10825)
Sân hận và thù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ. Cuối cùng tôi thấy nhiều sự bất hòa (!) với giận dữ. Bằng việc sử dụng ý thức thông thường, với sự hỗ trợ của từ bi và tuệ trí, bây giờ tôi có một biện luận đầy năng lực để đánh bại sân hận... Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
07/09/2011(Xem: 7667)
Hôm nọ, một người giáo viên nổi tiếng quay trở về nhà sau bài thuyết trình quan trọng mà ông vừa trình bày trước một nhóm các đồng nghiệp đáng kính của mình, đang đi nhưng lòng ông say sưa với những lời tán thưởng mà thính giả đã dành tặng cho ông. Thói quan đã đưa ông đến con đường đi bộ dọc theo bờ biển. Đang tản bộ trên bờ biển thì ông bắt gặp một cậu bé.
04/09/2011(Xem: 14740)
DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương! DỄ là biết được Vô thường KHÓ, lòng cứ vẫn tơ vương cuộc trần, DỄ là độ lượng bản thân KHÓ sao dung thứ tha nhân lỗi lầm!
02/09/2011(Xem: 16261)
Có 2 người đàn ông bị bệnh nặng, ở cùng phòng bệnh viện. Một người đàn ông được phép ngồi trên giường để truyền dịch vào mỗi buổi chiều. Và chiếc giường này được đặt cạnh một cái cửa sổ. Ngườiđàn ông còn lại thì phải nằm trên giường suốt cả đời.Hai người đàn ông rất thường xuyên nói chuyện với nhau. Họ nói về vợ con, gia đình, nhà cửa, công việc, sự phục vụ trong quân đội, những nơi mà họ từng đi nghỉ mát…
01/09/2011(Xem: 8933)
Một con chó có thể không hiểu được đạo lý làm người nhưng con người có thể lấy bài học từ con chó để nghiền ngẫm lại chính họ...". Đây là thông điệp từ câu chuyện thú vị về chú chó Faith, từng lên hình bìa tạp chí People, được cộng đồng mạng truyền tay nhau những ngày qua. Qua đó, Báo NLĐO muốn chia sẻ với quý độc giả rằng hãy sống nhân ái và đừng bao giờ đầu hàng số phận!
28/08/2011(Xem: 9011)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
28/08/2011(Xem: 6426)
Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình.
27/08/2011(Xem: 19668)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
21/08/2011(Xem: 10632)
Bố thí cho người bình thường, một ngày sống của họ là một ngày tham lam, si mê, thù hận, nên giá trị phước báo có giới hạn. Nhưng không lẽ vì phước báo có giới hạn mà ta ngoãnh mặt làm ngơ đối với những mãnh đời bất hạnh, ta tìm kiếm đối tượng để cúng dường như vậy sẽ dẫn đến tâm không bình đẳng cúng dường, bố thí như vậy còn có tâm phân biệt ta người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]