Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Tôi là ai?

15/03/201111:02(Xem: 9011)
15. Tôi là ai?

HẠNH PHÚC VÀ CON ĐƯỜNG TU HỌC
Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Tôi là ai?

Tôi nghe thầy Viện Trưởng kể, vào những ngày lễ người mình dưới phố kéo lên rất đông, có đến mấy ngàn người. Người dưới phố lên đây, họ yêu cái không gian mênh mông trời núi của Tu Viện, cái vẻ đẹp hùng tráng giữa thiên nhiên. Trên con đường tu học, chúng ta ai cũng cần một cái gì đó cao thượng, vững vàng để mình có thể quay về làm nơi nương tựa. Phật có dạy cho chúng ta ba sự quay về nương tựa - vào nơi Phật, nơi giáo pháp và tăng chúng. Tôi nghĩ một ngôi chùa, một thiền viện hoặc một nhóm tu học đều có thể là một nơi để chúng ta thực tập sự quay về nương tựa của mình.

Có người nghĩ rằng tu là tại tâm, ở lòng mình, Tam bảo cũng ở trong tâm ta mà thôi. Và vì vậy mà họ thấy không cần thiết phải đi chùa hoặc tham dự những khóa tu học. Nhưng tâm ta là gì, nằm ở đâu Thầy nhỉ? Những gì mà chúng ta cho là tâm đó, có thật là chân tâm của mình không? Tôi thấy, tu tập chúng ta vẫn phải cần đến sự tiếp xúc và nương tựa vào những phương tiện ở bên ngoài. Chúng ta cần một tăng thân, cần những lễ nghi, cần hình tướng và cần sự thực tập. Phương tiện và hình tướng tự nó đâu có xấu, chỉ khi nào ta muốn mang vác nó lên lưng và cố bảo vệ nó thì mới trở thành vấn đề! Bao giờ tôi cũng ý thức rằng, tu tập dựa vào hình tướng không có nghĩa là ta chỉ lo tu tập hình tướng mà thôi. Chúng ta có thể nương tựa vào hình tướng, như chiếc bè để qua sông, nhưng chúng không bao giờ là cứu cánh của mình. Vấn đề là ta đừng chấp vào hình thức mà quên đi nội dung, chứ chúng có thể là những phương tiện thiện xảo giúp ta chuyển hóa được những khó khăn của mình.

Trong khóa tu, các thiền sinh thường được hướng dẫn thực tập đi đứng chậm rãi trong chính niệm. Làm gì cũng từ tốn và ý thức được rõ rệt mỗi hành động của mình. Sau vài ngày thực tập, có bạn chia sẻ rằng anh cảm thấy mình đi đứng không tự nhiên, và không còn được nhanh nhẹn như xưa! Có bạn còn nói rằng, anh cảm thấy con người mình là giả tạo và không thật! Tôi nghĩ đó là cảm giác chung của các thiền sinh đi tham dự những khóa tu học lần đầu tiên. Họ thấy khó chịu, gò bó, và cảm thấy rằng “ta không phải là ta nữa”. Nhưng các bạn ấy cần nên nhìn lại xem cái “ta” đó thật sự là ai?

Có lần, tôi có người bạn đi sang thành phố New York, thấy tấm biển quảng cáo thật lớn, trên có hình một chàng thanh niên mặc một chiếc quần jean lem luốc, đứng với vẻ thách thức, cạnh bên là một dòng chữ lớn “Be Who You Are!” Mình sao thì cứ sống như vậy, hãy tỏ ra cho kẻ khác thấy con người thật của mình!

Thầy biết không, tuổi trẻ lớn lên bên xứ này bị ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên nhiều khi cũng có cùng một thái độ ấy. Tôi biết có những em khi bị các bậc phụ huynh khuyên dạy thường trả lời rằng: “Con là như vậy đó! Con không thể thay đổi được.” Mà tôi biết người lớn chúng ta cũng thường có thái độ ấy. Mỗi khi bị người thân phê bình ta thường đáp xẵng lại: “Tôi là như vậy đó. Tôi không thể đổi tánh mình được. Chịu được thì chịu, không được thì thôi!”

Nhưng trên con đường tu học, chúng ta nên nhìn lại xem mình thật sự là ai? Ta có phải là sự nóng tánh thôi không? Ta có phải là sự hấp tấp, vội vàng đó thôi chăng? Thế nào là một cái tôi giả tạo và thế nào là cái tôi chân thật?

Trong một khóa tu, khi ta tập sống trong chính niệm, đi đứng chậm rãi và có ý thức về những việc mình đang làm, tại sao những cái đó lại không phải là ta? Làm sao ta biết những gì là ta và những gì không phải là ta? Ta có phải chỉ là một người trực tính thôi chăng? Hay ta là một người rộng lượng? Và nếu như ta không còn những tánh đó nữa, ta có vẫn còn là ta không? Hay ta là một người khác? Thật ra thì Phật dạy trong ta có đầy đủ hết tất cả: từ bi, sân hận, tha thứ, ganh tỵ, rộng lượng, si mê, tuệ giác... Ta là tất cả những cái đó chứ không riêng biệt một cái nào hết. Chúng là những hạt giống có mặt trong khu vườn tâm thức của mình. Và ta là người làm vườn chăm sóc cho khu vườn ấy.

Vấn đề là ta cần biết săn sóc và tưới tẩm những hạt giống nào trong ta. Có những hạt giống mang lại cho ta hạnh phúc và cũng có những hạt giống mang lại khổ đau, mà chúng biểu hiện ra bằng những tập quán và thói quen của mình. Mỗi hạt giống chỉ là một phần rất nhỏ chứ chúng vẫn không phải thật sự là ta.

Sự tu học giúp ta thôi tưới tẩm những hạt giống xấu, bất thiện và nuôi dưỡng những hạt giống tốt, an lạc và hạnh phúc. Mình không phải là một mà là nhiều. Sự sống của ta rất là thênh thang. Vì ta không phải là một cái gì duy nhất và cố định cho nên ta lúc nào cũng có thể thay đổi được, chuyển hóa được. Chúng ta to tát hơn những vấn đề của mình, và chúng ta cũng rộng lớn hơn tất cả những khổ đau ấy.

Có những hạt giống do chúng ta huân tập từ sự tiếp xúc với người chung quanh, va chạm với xã hội. Và cũng có những hạt giống được trao truyền từ ông bà, tổ tiên của mình. Ý thức được điều ấy ta sẽ thấy được sự quan trọng của vấn đề tu học. Ta có quyền từ chối không để mình làm phương tiện tiếp nối cho những hạt giống anh hùng cá nhân, hận thù, chia rẽ... của thế hệ trước. Với sự tu học, những hạt giống ấy sẽ chấm dứt ngay trong thế hệ chúng ta, và con cháu chúng ta sẽ được nhận lãnh những hạt giống tốt lành hơn. Và chúng ta cũng có bổn phận phải trao truyền những hạt giống từ bi và tuệ giác của ông cha mình đến cho thế hệ mai sau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2015(Xem: 8625)
Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.
11/04/2015(Xem: 9163)
Nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới với một nền văn minh ngày càng rực rỡ. Khoa học hiện đại được xem gần như là vạn năng, phục vụ mọi nhu cầu vật chất trong đời sống của con người. Thế nhưng, con người đã thật sự hạnh phúc, thật sự chấm dứt khổ đau hay chưa? Đó là điều chúng ta cần phải suy gẫm.
10/04/2015(Xem: 10677)
Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, nên những khi mơ màng lơ đãng, lúc thả hồn đi hoang, khi u buồn khắc khoải, lúc mộng mơ vượt rào, khi hạnh phúc dâng tràn, lúc bồn chồn lo lắng, sẽ khiến cho người đối diện dễ dàng phát hiện ra những thầm kín chôn dấu đó đây. Đôi mắt người thương kẻ nhớ đôi mắt lo sợ bất an đôi mắt chứa đầy buồn vui, đôi mắt nhìn đời với toàn màu hồng choáng ngợp hạnh phúc hay đong đầy hệ lụy khổ đau, đều tùy thuộc vào tầm nhìn sự xúc cảm những bất an biến động nổi dậy, hay sự bình yên lan tỏa trong tâm thức mỗi chúng ta.
10/04/2015(Xem: 9058)
Bài pháp với đề tài thực dụng “Đem sự tu tập vào đời sống” đã được Ni Sư Tenzin Palmo trình bày với phong cách đơn giản mà tinh tế, linh hoạt cuả bà. Ni Sư chấm dứt bài giảng, nhìn thính chúng, mỉm cười chờ đợi những câu hỏi của các Phật tử tham dự. Chánh điện Thiền Tự Tiêu Dao sinh động hẳn lên và hội chúng tranh nhau đưa tay xin hỏi. Thông qua sự thông dịch của hai em Phật tử, Ni Sư từ tốn giải đáp từng thắc mắc về cá nhân Ni Sư, về cuộc sống đời thường cho đến các ưu tư về trải nghiệm thiền tập...
10/04/2015(Xem: 8084)
Lần đầu tiên cùng mấy người bạn nước ngoài về thăm Hà Nội vào đầu thập niên 90, tôi vẫn không quên những tấm bảng nguệch ngoạc hai chữ “Thịt Cầy” cùng mấy chú cầy nướng treo lủng lẳng trước dăm ba quán ăn nhỏ trên đường từ phi trường vào trung tâm thủ đô. Biết mấy anh bạn da trắng vốn kỵ thịt chó, tôi bảo họ rằng đấy là những quán bán “thịt nai”! Mãi sau thì họ khám phá ra được và phì cười bảo rằng những con nai của tôi là… “nai biết sủa” (barking deer).
09/04/2015(Xem: 7594)
Tokyo, Nhật Bản, ngày 6 tháng 4 năm 2015 – Vào buổi sáng, đức Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có buổi tiếp thân mật với một nhóm các Nghị sĩ Nhật Bản để thảo luận các vấn đề cùng quan tâm. Sau khi ăn trưa, Ngài tham gia vào một Diễn đàn Môi trường toàn cầu cho các thế hệ kế tiếp, tại Yomiuri Hall, Tokyo, Nhật Bản. Sau khi Xướng ngôn viên giới thiệu xong, Ngài phát biểu rằng: Anh chị em quý mến ! Thật là một vinh dự lớn và hân hạnh được cùng quý vị chia sẻ trên tình Bồ đề quyến thuộc với nhau. Đó là truyền thống của chúng tôi, tôi nghĩ rằng đã là Bồ đề quyến thuộc trong tình pháp lữ, chúng ta đã biết nhau, tình pháp lữ chúng ta mãi cho đến ngày cuối cùng của mình. Tôi thật cảm động được kết duyên thêm nhiều pháp lữ.
08/04/2015(Xem: 7359)
Cách khoảng 800 km chuyến bay từ Tokyo đến Sapporo, một cuộc hành trình hoằng pháp của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhật Bản. Tokyo bầu trời xanh mây trắng bãng lãng, mùa xuân hoa Anh đào nở rộ như một tin vui đón chào một vị Thánh tăng quang lâm. Ngược lại vùng Hokkaido vẫn còn chút mùa Đông tuyết trắng se lạnh. Ngài là vị khách mời đặc biệt của các chi nhánh Sapporo thuộc Junior Chamber International (JCI), một tổ chức xã hội phi chính phủ quốc tế, phi lợi nhuận.
08/04/2015(Xem: 6647)
Ngày nay, 95% dân số Thái Lan theo đạo Phật. Truyền thống xuất gia gieo duyên cho thế hệ trẻ thanh thiếu niên trong cộng đồng là một nét đẹp mà xã hội quốc gia này và các nước theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy như Thái Lan, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Myanmar, hay như vùng dân tộc Khmer ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam. Mỗi năm tại các Tự viện Phật giáo Thái Lan đều tổ chức lễ xuất gia gieo duyên cho những thanh thiếu niên trong cộng đồng. Một năm tổ chức một vài lần.
08/04/2015(Xem: 8850)
Có một chị bạn rất kính tin Bồ-tát Quán Thế Âm nói với tôi rằng: Khi mẹ của chị bệnh nặng, tưởng chừng như sắp mất, chị ấy đã khấn vái, cầu xin Bồ-tát hãy cứu mẹ và chị chấp nhận chịu giảm đi 10 năm tuổi thọ của mình để cho mẹ được sống. Và thật là mầu nhiệm, mẹ chị ấy đã được Bồ-tát cứu giúp, không chỉ khỏi bệnh mà còn sống thêm vài năm nữa mới mất. Chị rất vui về hạnh hiếu này dù đã mất đi 10 năm tuổi thọ. Tôi cũng kính tin Bồ-tát nhưng không chấp nhận việc Ngài sẽ giúp ai đó “chịu giảm thọ để cho người khác sống lâu thêm” vì ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc, không ai có thể chịu tội hay gánh nghiệp thế cho ai. Vậy trong trường hợp của chị ấy thì giải thích như thế nào, nhờ Bồ-tát linh ứng, hay nhờ người con đã gánh bớt nghiệp cho mẹ?
07/04/2015(Xem: 10677)
Như một làn điện chớp sẹt ngang đầu khi thiên hạ nghe tin khó tưởng, cô Hoa Lan lắm lời vừa phát nguyện Tịnh Khẩu. Vâng, chuyện có thật các bạn ạ! Chẳng những Hoa Lan mà còn cả hơn 50 giới tử tham dự buổi Thọ Bát Quan Trai do thầy Hạnh Bảo hướng dẫn tại chùa Linh Thứu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]