Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Hạnh phúc là vấn đề chung

15/03/201111:02(Xem: 8841)
8. Hạnh phúc là vấn đề chung

HẠNH PHÚC VÀ CON ĐƯỜNG TU HỌC
Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Hạnh phúc là vấn đề chung

Thầy có nhớ gia đình chị Quảng Diệu Hiền, Quảng Diệu Hảo, gia đình chị Mỹ Hạnh đã đến tham dự khóa tu năm ngoái? Các chị có những em bé chưa được hai tuổi cũng đã mang đến tham dự khóa tu. Đi tham dự một khóa tu mà được đi cùng với cả gia đình là một điều vô cùng may mắn! Có những gia đình mà cả ba thế hệ đều đi tu tập chung với nhau. Một hình ảnh thật đẹp phải không Thầy?

Và cũng có những anh chị đến dự khóa tu một mình. Các anh chị đi với bạn bè, chứ người trong gia đình không có ai đi chung. Mà đó là một vấn đề rất phổ thông. Trong giờ ngồi lại chia sẻ với nhau, vấn đề này được các bạn đặt ra nhiều lần. Những người thân của ta không tin vào chuyện tu học này, họ không nghĩ đây là chuyện gì có ích lợi. Họ không cảm thấy sự tu học là cần thiết cho bản thân. Thời giờ nghỉ hè để đưa gia đình đi chơi xa, đi biển, đi du lịch đây đó có vui hơn không! “Tội gì phải đi tu học, vừa cực thân mà lại không thực tế.” “Ai mà không biết tu là gì, và tu nơi nào mà chẳng được, cần gì phải đến những khóa tu!” Trong nhóm trẻ có nhiều bạn nêu lên vấn đề ấy. Mà các bác cũng vậy, các bác thấy khóa tu có thật nhiều lợi lạc nhưng không biết làm sao có thể khuyên nhủ con cháu mình đi tham dự chung. Thầy có ý kiến gì giúp cho các bác không?

Tôi thì chỉ khuyên các bạn ấy nên cố gắng thực tập cho thật sâu sắc trong những ngày sống nơi đây. Chúng ta đến đây cũng là một sự cố gắng rất lớn rồi. Chúng ta vẫn có thể giúp cho những người thân không đến được khóa tu, bằng sự thực tập của chính mình. Ta tập đi đứng cho thật vững chãi và cho thật khoan thai. Vì hạnh phúc của ta sẽ là hạnh phúc của người mình thương. Nhìn cho sâu, ta sẽ thấy sự có mặt của ta nơi đây cũng là sự có mặt của những người thân của mình, vì sự an ổn, vững vàng của ta sẽ ảnh hưởng đến họ. Có một chị trong ngày cuối khóa tu đến chào để ra về, chị nói: “Những ngày sống ở đây tôi thấy thật an vui và hạnh phúc. Tôi rất thích đi tu học. Nhưng thôi, chào anh, bây giờ tôi lại trở về với những vấn đề của riêng tôi.” Chị là người đến tham dự khóa tu với một người bạn. Người chồng của chị không tham dự vì anh ta không thấy thích hợp với “mấy chuyện tu học” này lắm. Tôi chào chị, và nhắc nhở chị về những gì chị đã kinh nghiệm được trong mấy ngày qua. Ta không thể chuyển hóa người khác bằng giáo lý, bằng kiến thức, mà là bằng sự thực tập của chính mình. Sự an lạc của ta là một năng lượng chuyển hóa rất mầu nhiệm. Và nếu về nhà, anh có hỏi đi khóa tu này chị có thu thập, học hỏi được thêm những gì mới lạ không, chị nên trả lời rằng chị không thu thập thêm gì hết, mà chỉ bỏ bớt đi thôi. Bỏ bớt những muộn phiền, những lo âu và những giận hờn của mình!

Tôi nghĩ sự tu tập của chúng ta, nhất là trong những gia đình mà người chung quanh chưa quen với vấn đề tu học, ta nên bớt đi vấn đề hình thức. Nhất là trong đời sống hằng ngày. Một khóa tu có sự thực tập dành cho một khóa tu, và trong sở làm, gia đình ta cũng có sự thực tập trong môi trường của sở làm và gia đình. Ta không thể dùng chương trình của khóa tu đem về áp dụng cho người thân mình được. Mà tôi nghĩ trong gia đình và sở làm ta lại có nhiều cơ hội để thực tập hơn. Ta thực tập lắng nghe, ta thực tập nhìn để hiểu, ta tập tha thứ, ta tập bước những bước chân thảnh thơi trong những ngày có lắm mưa, khi chung quanh ta mọi người đang vội vã, xô đẩy nhau đi tìm hạnh phúc. Khi trở về sau khóa tu, chắc chắn là ta phải có sự thực tập cho riêng mình, nhưng sự thực tập ấy, tôi nghĩ, phải thông minh và khéo léo!

Và cũng có những trường hợp trong gia đình mà người thương của mình lại là người không cùng một tôn giáo. Vấn đề này cũng đã gây nên không ít khổ đau cho nhau. Chắc Thầy cũng đã chứng kiến điều ấy. Tôi thấy có những trường hợp tan vỡ và tôi cũng đã thấy có những sự chuyển hóa, hòa hợp thật bất ngờ của cả hai bên. Có một thiền sinh phương Tây đã chia sẻ như thế này, gia đình cô ta là một gia đình theo Thiên Chúa giáo. Ba má cô rất tức giận khi thấy cô tu tập theo đạo Phật. Nhưng từ khi cô buông bỏ những hình thức bên ngoài, cố gắng thực tập lắng nghe, đem tình thương đối lại với ba má cô thì có một sự thay đổi rất lớn. Ông bà chấp nhận và thương cô hơn xưa. Cô nói: “Gia đình tôi rất ghét tôi khi tôi làm một Phật tử, nhưng lại rất yêu quý tôi khi tôi là một vị Phật!”

Hạnh phúc trong gia đình rất quan trọng, và nó phải được bắt đầu bằng hạnh phúc của chính ta. Tôi thấy trong xã hội ngày nay, nhất là trong thế giới phương Tây, người ta ít xem vấn đề hạnh phúc gia đình là quan trọng. Chúng ta ai cũng có những hoài bão, những sự nghiệp, những ưu tiên khác nhau, mà trong đó vấn đề cảm thông và hiểu nhau chỉ là thứ yếu. Người ta thường nghĩ về quyền lợi cá nhân của mình nhiều hơn. Trong một thời đại mà chúng ta có đủ phương tiện để có thể liên lạc với bất cứ ai trên trái đất này, nhưng lại không thể cảm thông được người thương sống cạnh mình là điều thật đáng buồn Thầy nhỉ! Những kỹ thuật tân tiến ngày nay giúp trái đất này trở nên nhỏ bé hơn mấy chục năm trước, nhưng vẫn chưa có khả năng làm cho chúng ta gần gũi nhau hơn.

Nhưng thật ra, dù muốn hay không, chúng ta cũng có những liên hệ mật thiết với nhau hơn là mình nghĩ. Tôi nghĩ trong đạo Phật cái “ta” không quan trọng. Cái “ta” đó chỉ có thể hiện hữu với một cái gì khác. Sự sống của ta có mặt nhờ vào sự liên hệ với những sự sống khác chung quanh. Vì vậy mà hạnh phúc của ta cũng là hạnh phúc của kẻ khác, và khổ đau của kẻ khác cũng là khổ đau của ta. Khi người thân thương của ta đau khổ thì ta có thể ngồi an ổn được không?

Hạnh phúc không bao giờ là chuyện riêng tư, cá nhân được. Ta không thể đóng kín mình lại và bỏ mặc hết chuyện chung quanh. Và cũng nhờ hạnh phúc là chuyện chung nên ta biết rằng, khi ta được an vui và hạnh phúc thì chắc chắn rằng người chung quanh ta sẽ có được hạnh phúc.

Mỗi năm chắc Thầy phải đi máy bay nhiều lần, theo Thầy Viện Trưởng đi hướng dẫn những khóa tu. Trước khi phi cơ cất cánh, tôi nhớ người tiếp viên bao giờ cũng hướng dẫn chúng ta cần phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp khi bên trong phi cơ bị thiếu dưỡng khí, sẽ có những mặt nạ dưỡng khí đưa ra cho mỗi người. Và nếu ta có đi chung với các em còn nhỏ, bổn phận của ta là mang mặt nạ cho mình trước hết, rồi mới lo cho các em nhỏ sau. Vì muốn lo cho sự an toàn của em bé cạnh bên mà ta phải mang mặt nạ dưỡng khí cho chính mình trước. Cũng vậy, trong đời sống hằng ngày, cái mà người chung quanh cần ở nơi ta là sự an ổn và hạnh phúc của chính ta. Ta không thể nào ban cho người mình thương những gì mình không có!

Vì hạnh phúc không thể là chuyện cá nhân nên tôi biết rằng niềm vui của tôi cũng sẽ là niềm vui của những người tôi thương. Và vì vậy mà tôi biết quý trọng sự tu học của chính mình. Vì hạnh phúc của người thương mà ta tập ngồi cho yên tĩnh, đi cho thong dong. Có bạn khi nghe nói hạnh phúc không thể là chuyện cá nhân họ lại không đồng ý, vì như vậy có nghĩa là mình không bao giờ có hạnh phúc trừ khi những người thân của mình có hạnh phúc? Nhưng tôi nghĩ khác, hạnh phúc là vấn đề chung có nghĩa là hạnh phúc của những người tôi thương được bắt đầu bằng sự an lạc của chính tôi.

Thầy có thấy những năm gần đây trong các khóa tu chúng ta có những chương trình riêng cho các em thiếu nhi. Nhớ mấy năm trước đi dự khóa tu, chúng tôi mỗi người tay bế, tay bồng. Các ba má phải thay phiên nhau giữ các em để người kia được đi tham dự những giờ pháp thoại, pháp đàm. Vậy mà bây giờ các em đã đứng cao hơn ba má, trở thành những thanh niên và thiếu nữ hết cả rồi. Trong lứa tuổi này các em lại rất cần sự hướng dẫn của người lớn hơn bao giờ hết. Vì vậy mà trong khóa tu, chương trình dành cho các em cũng phải thay đổi luôn để được thích hợp hơn. Vào lứa tuổi đang lớn, muốn hướng dẫn các em là một thử thách không nhỏ. Nhất là trong các vấn đề bè bạn và học hành. Xã hội mà các em đang lớn lên chú trọng nhiều đến vấn đề tự do cá nhân và đề cao vật chất hơn tâm linh. Đa số các em cũng bị những ảnh hưởng ấy, nhất là vào lứa tuổi này, các em ưa thích mạo hiểm và không còn chấp nhận đường lối cũ. Tôi cũng có những kinh nghiệm qua các giờ hướng dẫn các em. Các em nghĩ rằng mình thông minh và biết nhiều hơn chúng ta ngày xưa, vì vậy chúng ta cũng cần đặc biệt cởi mở trong sự truyền thông với các em hơn.

Tôi thấy, muốn hướng dẫn các em, chúng ta cần rất nhiều tình thương. Nhưng tình thương không có nghĩa là sự chiều chuộng vô ý thức. Có nhiều bậc cha mẹ chủ trương để cho các em được tự do phát triển, muốn làm gì thì làm. Nhất là các em nhỏ. Những em này gây rất nhiều khó khăn cho các em khác. Đôi khi cũng có những trường hợp vì bậc cha mẹ bận rộn với đời, không có thì giờ dành cho các em, nên đôi khi họ đền bù lại bằng cách chiều chuộng các em quá mức. Có bậc cha mẹ nghĩ rằng xã hội phương Tây được tiến bộ và văn minh là nhờ trẻ con được tự do phát triển, nhờ vậy mà các em có thể phát huy tinh thần độc lập và sáng tạo của mình. Theo tôi thì để cho các em có sự tự do phát triển cũng là một điều rất cần thiết, nhưng chúng ta cũng cần hướng dẫn cho các em cách sống chung với người khác. Có lần thầy Viện Trưởng nói rằng, một cây lớn lên trong rừng được để mọc tự do cũng có vẻ đẹp của nó, nhưng vì vậy mà nó cũng mọc hoang dại và chen lấn sang những cây khác. Mà hình như tôi thấy rằng bên đây những bậc cha mẹ trẻ nuông chiều con hơn ở bên nhà mình, Thầy có thấy vậy không?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2017(Xem: 7522)
Sáng nay, mở cửa đón một ngày mới, ngày mới có thực đang hiển hiện rõ ràng trước lục căn cùng lúc tiếp nhận, nên xin đừng nói đó là ngày của cõi chiêm bao hư ảo, của cõi vô thường giả tạm, tôi lại nhận được tin thêm một người hàng xóm đã qua đời. Một người mẹ, người bà, đã tám mươi năm sống với thế gian hỗn độn lổn ngổn sướng khổ buồn vui. Hết nợ hết duyên kiếp này rồi, thì bà xuôi tay nhắm mắt vĩnh biệt trần gian mà ra đi thôi.
11/10/2017(Xem: 9677)
Tôi vừa hoan hỷ, vừa xúc động khi nhận được thư thông báo về đại nguyện xuất gia của anh Trần Duy Phô. Hoan hỷ là vì sinh ra kiếp làm người đã khó; lại được nhìn thấy ánh sáng Phật pháp lại càng khó hơn. Một bước cuối đời là được xuất gia Phật đạo để tìm con đường giải thoát là một hồng ân mà trong cuộc sống của một xã hội vừa thực dụng vừa năng động như Hoa Kỳ thì mộng ước xuất gia đi tu, trong anh em chúng ta, mấy người có được.
11/10/2017(Xem: 8601)
“Sau những giờ gò bó, ăn mặc nghiêm trang khi ở tòa án hay ở văn phòng, về tới lớp Thiền, tôi mặc thoải mái thế này, tôi cảm thấy mình thật trở về với chính mình, trút bỏ được những hình thức, những suy tư rối rắm thường ngày…”.
08/10/2017(Xem: 8580)
Tâm Thư Về Việc Thành Lập Bệnh Viện Đa Khoa Miễn Phí - Tiến Sỹ Tiến Đặng
28/09/2017(Xem: 10044)
Jordi Al Emany là người sáng lập một công ty tư nhân. Vừa qua ông đã đăng một bài trên mạng xã hội, nói rằng tiền tài không phải vạn năng, có 10 thứ cho dù có gia tài bạc triệu cũng không mua được. Bài viết đã nhanh chóng nhận được sự hoan nghênh trên cộng đồng mạng, mọi người đều tán thành. Khi đang theo đuổi một cuộc sống hưởng thụ, ngàn vạn lần chúng ta cũng đừng nên bị mất phương hướng, chỉ vì ham muốn hưởng thụ vật chất, mà quên đi rằng có những thứ dù có tiền cũng không thể mua được.
27/09/2017(Xem: 6325)
Nhân cách là vấn đề cơ bản của "tâm lý học"; khoa tâm lý cho rằng nhân cách được hình thành bởi 3 yếu tố: -xã hội, sinh học và tâm lý. Con người là một động vật tự hữu về hoạt động, một phần chịu ảnh hưởng bởi giáo dục, bởi cộng đồng xã hội và cuộc sống chung quanh. Ngoài vấn đề nhận thức tiếp thu từ ngoại cảnh, ý thức tự thân còn chịu ảnh hưởng không nhỏ về tập khí mà nhà Phật gọi là hạt giống tiềm ẩn trong tâm thức. Điều này tạo nên sắc thái cá biệt từ ý thức đến nhân cách. Nhân cách có thể thay đổi tùy hoàn cảnh, tuổi tác và sự cố.
27/09/2017(Xem: 7471)
Giông bão từ đại dương liên tục đánh vào bờ, gây lũ lụt, tàn phá nhà cửa, làm thiệt mạng cả mấy trăm người ở miền trung nam và đông nam Hoa-kỳ, rồi Ấn-độ và Việt-nam trong tháng qua. Tiếp theo là động đất, làm hàng trăm người ở Mễ-tây-cơ tử vong, mất tích. Rồi lại bão, quét qua các đảo quốc phía biển đông nước Mỹ, lấy đi mạng sống mấy chục người. Rồi lại động đất đâu đó ở châu lục Á châu. Lại có dự đoán động đất mạnh tại California (the Big One) vào tháng 10 năm nay. Thiên tai liên tục thị uy, đe dọa đời sống nhân loại bằng sức mạnh vô bờ mà dù đã đạt đến những kỹ thuật tân tiến hiện đại, người ta vẫn chưa tìm ra cách nào để khống chế. Chỉ có tiên liệu, dự đoán mà thôi. Sự tiên liệu có thể làm giảm thiểu tổn thất từ một số người nơi một xứ sở nào đó, nhưng cũng không sao tránh được một số trường hợp cá biệt.
25/09/2017(Xem: 7173)
Con đường thực nghiệm tâm linh dẫn đến đời sống giải thoát và giác ngộ đã được đức Phật giảng dạy ở trong các kinh điển, từ cô đọng đến khai triển, từ hẹp đến rộng, từ cạn đến sâu, từ phương tiện đến cứu cánh, qua các văn hệ kinh điển từ A hàm đến Đại thừa với nhiều thính chúng và nhiều căn cơ khác nhau. Đạo đế ở trong Tứ Thánh đế được các kinh điển Phật giáo nhấn mạnh là con đường diệt tận khổ đau và thành tựu các thánh quả giải thoát cho những ai có tín căn và nỗ lực thực hành.
25/09/2017(Xem: 8756)
Hai phật tử tại Anh Quốc bị phạt 15,000 bảng Anh vì tội phóng sinhVietbf.com - Thời gian gần đây, toà án mới tuyên mức phạt 15,000 bảng (gần 500 triệu đồng) cho hai người liên quan là Zhixiong Li (33 tuổi) và Ni Li (30 tuổi) do phá hoại môi trường vì đem tôm hùm và cua ra biển phóng sinh. Những buổi lễ phóng sinh luôn khiến người ta cảm động với câu chuyện hàng trăm, hàng nghìn loài động vật được trả tự do, thả về với môi trường sống. Tuy nhiên cách đây 2 năm, hai phật tử phóng sinh một lượng lớn tôm hùm trị giá 5,000 bảng (hơn 150 triệu đồng) xuống vùng biển Brighton, Anh đã bị phạt 15,000 bảng (gần 500 triệu) vì "tàn phá" môi trường.
23/09/2017(Xem: 7697)
Xuất gia gieo duyên báo hiếu là một truyền thống văn hóa đặc sắc của các nước Phật giáo Nam truyền và đã dần trở thành một phần không thể thiếu, được xem như nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi thanh niên trong một giai đoạn nào đó của đời mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]