Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thanh thản với đồng tiền

01/03/201104:52(Xem: 5459)
Thanh thản với đồng tiền

CHÌA KHÓA SỐNG GIẢN DỊ
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG 4: GIẢN DỊ VỀ NHU CẦU VẬT CHẤT


Thanh thản với đồng tiền

Trong cuộc sống, bản thân đồng tiền không xấu xa. Nó là vật vô tri vô giác, không có tội tình gì. Giá trị của nó, sở dĩ có được, là do con người quy ước. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: “Chỉ có lòng ham hố tiền bạc của con người mới xấu xa. Chỉ có sự lo lắng thái quá về tiền bạc mới là đáng sợ!”

Lòng ham tiền rất nguy hiểm. Nó có thể khiến con người tự đánh mất chính mình trước mãnh lực của đồng tiền. Bạn thử nghĩ xem, một khi đã đặt nhu cầu vật chất lên trên hết thảy, thì rất có thể con người sẽ không khước từ bất cứ thủ đoạn bỉ ổi nào, miễn là vơ vét cho thỏa túi tham của mình.

Tiền bạc không phải là một cái gì đáng để bạn phải quá lo lắng. Một khi biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất, bạn không những có một cuộc sống thoải mái, không phải lo âu về tài chính. Hãy sống thanh thản, thoát khỏi những lo âu về tiền bạc.

°

Viết đến đây, chúng tôi rất ngại sẽ bị quý bạn đọc hiểu lầm, cho là chúng tôi đang cố gắng cổ võ cho một lối sống khổ hạnh hoặc đang cố tình tìm cách đi ngược lại với đà tiến lên của kinh tế - xã hội. Thưa bạn, hoàn toàn không! Bản thân tôi chẳng những không muốn sống khổ hạnh, mà còn quan niệm rằng cuộc sống của con người chỉ phong phú, hài hòa khi cân bằng cả tinh thần lẫn vật chất, rằng càng vững vàng về phương diện vật chất thì càng có điều kiện quan tâm đến đời sống tinh thần. Vật chất để sinh tồn phải là cái có trước, sau đó mới có thể phát triển tinh thần. Đây là chân lý đã trở thành kiến thức nằm lòng, phổ biến, không thể chối cãi của xã hội loài người.

Hơn thế nữa, một xã hội không thể tiến lên được nếu như mọi thành viên trong đó đều suy nghĩ ì ạch, chẳng bao giờ dám nhen lên trong lòng mình khát vọng làm giàu. Một khi đất nước giàu có, thì những phúc lợi xã hội cho người dân sẽ có điều kiện được quan tâm nhiều hơn, có cơ sở để giải quyết thỏa đáng hơn. Xa hơn nữa, chúng tôi còn đi đến chủ trương rằng, cần phải giáo dục con người về cách làm giàu nữa!

Phần lớn những vất vả, lo toan trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta chẳng phải là xoay quanh chuyện kiếm tiền hay sao? Cho nên, việc dạy cách làm giàu cũng quan trọng chẳng kém gì việc dạy cách làm người. Nếu chúng ta phải dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ về cách học làm người, thì tại sao chúng ta không dạy cho chúng hiểu về giá trị của đồng tiền, và thái độ quý trọng cùng cách sử dụng đồng tiền như thế nào? Nếu ngay từ nhỏ, đứa trẻ được dạy về những điều này, thì khi lớn lên, chúng sẽ biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất của bản thân và biết làm giàu vì những mục tiêu chính đáng hơn để phục vụ người khác.

Con người, một khi chưa được giáo dục đầy đủ, chưa đủ bản lĩnh để làm chủ, sai khiến đồng tiền, thì rất dễ bị đồng tiền sai khiến.

Đến đây, có thể bạn thắc mắc hỏi chúng tôi rằng: “Thế thì ông, ông có muốn làm giàu không?” Chắc chắn chúng tôi sẽ trả lời bạn rằng: “Đương nhiên là muốn! Thậm chí, rất muốn nữa là đằng khác! Nó là một khát khao cháy bỏng trong tôi.” Nếu chúng tôi trả lời là “không muốn”, thì hóa ra là tự dối mình và dối người. Còn nếu nói lời khẳng định là mình “rất muốn” như vậy thì hóa ra, tự mình lại mâu thuẫn với chính mình trong những đoạn viết ở trên ư?

Hoàn toàn không có gì là mâu thuẫn ở đây cả! Bởi vì vấn đề tiền bạc rất đỗi phức tạp, nên để tìm được cách nói thỏa đáng về nó là điều rất khó. Điều chính yếu mà chúng tôi muốn nhấn mạnh suốt từ đầu chương này đến giờ, đó là: “Đừng vì đồng tiền mà đánh mất sự thanh thản và niềm vui cuộc sống. Đừng coi đồng tiền cao hơn những thứ khác trong cuộc sống của bạn. Trái lại, hãy biết đặt đồng tiền vào đúng vị trí của nó trong đời mình, biết làm ra nó và sử dụng nó cho những mục đích cao cả khác trong cuộc sống.”

°

Với một thái độ đúng đắn và tốt đẹp đối với tiền bạc, tiền bạc có thể giúp chúng ta nâng cao nhiều phương diện khác trong cuộc sống. Biết sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan, chúng ta có thể đem lại thật nhiều điều tốt đẹp cho xã hội.

Trong hành trình hoàn thiện bản thân, chúng ta nên thay đổi thái độ của chúng ta đối với tiền bạc và tìm kiếm niềm vui trong việc “làm ra tiền bạc để phụng sự cho những mục đích sống cao cả hơn”. Khi đó, tiền bạc trở thành phương tiện để thực hiện nhiều việc khác trong cuộc sống, chứ nó không phải là mục đích duy nhất trong cuộc sống. Khi chúng ta thịnh vượng, chúng ta có thể giúp những người chung quanh chúng ta cũng có được một cuộc sống đỡ vất vả, thiếu thốn hơn.

Khát vọng làm giàu của chúng ta phải được ươm mầm từ chính cuộc đời nhiều khổ cực của mỗi chúng ta, của gia đình chúng ta, của những người xung quanh ta. Ta làm giàu hoàn toàn không phải do sự thôi thúc của cái tôi ích kỷ, mà là vì muốn chung sức với mọi người vì một cuộc sống tốt đẹp hơn!

Khi bất cứ bạn trẻ nào có một khát vọng làm giàu chính đáng như vậy, thì việc kiếm tiền đối với bạn sẽ không còn là một nỗi lo hay một gánh nặng như trước đây nữa! Những ý tưởng sáng tạo của chúng ta nảy sinh khi chúng ta đang nỗ lực làm việc, khi chúng ta trực tiếp hướng khả năng của mình vào những mục tiêu cao đẹp. Nó là nguồn sức mạnh để thành công khi bánh xe của vận may bắt đầu quay tròn quanh ta. Đó là một cảm giác rất tuyệt vời.

Khi kiếm được tiền rồi, chúng ta hãy rộng rãi với đồng tiền. Nhiều tỷ phú thế giới tỏ ra khắt khe khi tiêu xài cho bản thân, nhưng họ lại rất rộng rãi khi giúp đỡ người khác. Đó là những tấm gương rất đáng để chúng ta học hỏi. Quả đúng như nhiều người Việt Nam mình vẫn quan niệm, những người biết “sống xởi lởi thì Trời cho”, còn cứ “tính toán so đo thì Trời lấy lại”. Một khi dám chia sẻ những gì mình có với người khác, lòng bạn sẽ không bị đè nặng bởi nỗi lo phải giữ tiền hoặc lo kẻ trộm sẽ đục tường khoét vách nhà bạn lấy mất! Hơn thế nữa, hành động chia sẻ giúp chúng ta trở nên tự tin hơn, vui vẻ hơn, ảnh hưởng đến những người chung quanh ta bằng những đóng góp tích cực. Nhiều người đã tìm thấy hạnh phúc nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của bản thân để giúp đỡ người khác. Đồng tiền như vậy mới là đồng tiền thanh thản!

Một khi bạn có được thái độ đúng đắn đối với tiền bạc như vậy, bạn càng có động cơ cao cả thúc đẩy bạn hăng hái làm việc nhiều hơn, có kết quả hơn! Khi bạn nghĩ rằng, mình đang cố gắng kiếm thật nhiều tiền để giúp người khác, thì tầm vóc tư duy này sẽ giúp công việc của bạn thuận lợi, trôi chảy hơn. Trái lại, nếu lúc nào cũng chỉ chăm chăm kiếm tiền cho riêng mình, lúc nào cũng nghĩ “mình còn chưa đủ, làm sao nghĩ tới người khác?” thì khác nào chúng ta đang để cho mọi cơ hội tốt đẹp của cuộc sống tự đóng lại trước mắt mình. Nếu bạn không bao giờ thích làm ăn với những kẻ ích kỷ, thì thiên hạ cũng sẽ như vậy!

°

Tóm lại, trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là những thứ bạn đã từng sở hữu, mà là những điều tốt đẹp mà bạn để lại cho đời. Bất cứ công việc gì bạn làm với một ý hướng cao cả và nỗ lực làm thật tốt, đều là những đóng góp tích cực cho sự phồn vinh của xã hội!

Thay vì suốt cả đời cứ phải tối tăm mặt mũi vì tiền bạc, bạn hãy cố gắng để lại cho đời những kho tàng vô giá mà tiền bạc không thể nào mua được.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2010(Xem: 6432)
Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
21/09/2010(Xem: 8455)
Sợ hãi và lo âu sinh ra bởi sự tưởng tượng của đầu óc bị tác động bởi ngoại cảnh. Cuộc đời là một bức tranh di động, mọi vật đều thường xuyên thay đổi, không có vật gì trên thế gian này đứng yên vĩnh viễn. Những người trẻ trung khỏe mạnh sợ phải chết sớm. Những kẻ già yếu sợ sống lâu. Hạng người trung niên mong muốn được an vui quanh năm. Những điều hân hoan thích thú qua nhanh. Những việc không vui thường tạo ra sự âu lo lâu dài. Những cảm giác làm cho đời sống thăng trầm theo cái bản ngã hư huyễn, giống như con rối múa theo sợi dây.*** Đức Phật đã dạy: " Tham muốn sinh ra lo âu Tham muốn sinh ra sợ hãi, Ai dứt sạch tham muốn Không còn lo âu sợ hãi "
21/09/2010(Xem: 6134)
Muốnngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được.Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả.
20/09/2010(Xem: 6268)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế.
20/09/2010(Xem: 12087)
Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bệnh. Có điều, không phải như thuốc Tây, được bào chế như thế nào thì đồng loạt các người bệnh dùng như vậy, chỉ hơi khác nhau về cân lượng tùy theo thể trọng của mỗi người. Phật pháp tuy cũng một pháp môn có thể được truyền dạy cho nhiều người như nhau, nhưng để cho sự thực hành có hiệu quả hơn, cũng cần phân biệt thành phần xã hội, trình độ nhận thức, và kinh nghiệm từng trải của mỗi người mà phương pháp thực hành có thể một vài sai khác.
20/09/2010(Xem: 5528)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
19/09/2010(Xem: 5700)
Nằm cách cách sân bay quốc tế Bangkok, Thái Lan, 16 km về phía Bắc, tu viện Wat Phra Dhammakaya là khu điện thờ khổng lồ nằm ở quận Khlong Luang. Hình dáng ngôi đại Già lam trông giống một con tàu vũ trụ hay sân vận động hơn là một ngôi chùa truyền thống ở Thái Lan nói riêng và thế giới Phật giáo nói chung.
19/09/2010(Xem: 8224)
Đức Thế Tôn đã cẩn trọng để lại cho chúng ta rất nhiều tiêu chuẩn thẩm định chánh pháp như Duyên khởi, Tứ y cứ, Nhị đế, Tam pháp ấn v.v… Trong đó, Tứ y cứ là một thước đo quan trọng nhưng ít được đem ra sử dụng một cách rộng rãi và triệt để, nếu không nói là bị lãng quên.
19/09/2010(Xem: 5705)
Khoa học càng phát triển, con người càng có cơ hội hiểu thêm nhiều điều Đức Phật dạy. Giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng, những triết lý, tâm lý… được Đức Phật nói đến trong kinh điển, như họ đã từng nghiên cứu, lý giải về các hiện tượng trong thiên nhiên, trong vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào công việc đó, họ đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Có những khó khăn đi đến bế tắc. Như chuyện về xá lợi chẳng hạn.
19/09/2010(Xem: 5616)
Do ảnh hưởng từ thảm họa kép năm 2011, Fukushima - Nhật Bản đến nay vẫn còn nhiều nơi bị xem như vùng đất chết vì lo ngại nhiễm xạ, chủ yếu chỉ còn các vật nuôi bị bỏ rơi và được một người đàn ông dũng cảm ở lại chăm sóc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567