Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng chăm chút vẻ ngoài nhiều quá

01/03/201104:52(Xem: 8468)
Đừng chăm chút vẻ ngoài nhiều quá

CHÌA KHÓA SỐNG GIẢN DỊ
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG 4: GIẢN DỊ VỀ NHU CẦU VẬT CHẤT


Đừng chăm chút vẻ ngoài nhiều quá

Biểu hiện trước tiên của việc không biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất là chăm chút cho vẻ ngoài của bản thân mình nhiều quá! Những người như vậy không biết nghĩ đến người khác, nghĩ đến những người đói khổ xung quanh. Họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để săn sóc cho làn da, mái tóc, chau chuốt từng chiếc móng tay, móng chân... nhưng lại tính toán, so đo từng đồng cắc một mỗi khi phải giúp đỡ một ai đó đang trong hoàn cảnh khốn khổ.

Nhiều người không tiếc bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền của, thậm chí bất chấp hiểm nguy tính mạng để đi giải phẫu thẩm mỹ; nhưng khi phải giúp đỡ người khác thì họ tính toán, bủn xỉn đừng đồng một. Nói cách khác, xài tiền cho bản thân bao nhiêu họ vẫn không cảm thấy đủ, nhưng khi giúp đỡ ai một chút thôi thì họ luôn kể lể vì cảm thấy quá nhiều. Thói ích kỷ này một khi đã hằn sâu trong lòng thì thật là tai hại. Nó làm cho con người ta chỉ biết đến bản thân mình mà thôi!

Nhiều người dành phần lớn thời gian cho áo quần, cho cách ăn mặc, coi trọng vẻ ngoài hơn vẻ đẹp tâm hồn. Họ mất rất nhiều tiền bạc, thời gian cho những nhu cầu chưng diện này. Hẳn bạn thấy, nhiều người chẳng phải là nghệ sĩ hay ca sĩ gì ráo, vậy mà dép guốc mua về cả trăm đôi, áo quần cùng một lúc trong tủ hơn cả trăm bộ. Chưa hết! Lại còn cà vạt, khăn quàng cổ, túi xách, mũ nón... cũng từ vài chục đến hơn cả trăm cái.

Chao ôi! Có cần thiết gì mà phải phức tạp, rắc rối quá mức như vậy? Chỉ tính riêng thời gian để cất dép guốc, giặt ủi áo quần thôi cũng đã hết cả ngày! Nếu chậm chạp, lề mề thì có khi lại mất cả tuần, cả tháng. Thử hỏi, ai kính trọng mình, ai khâm phục mình chỉ vì những “lớp sơn” giả tạo như vậy? Có chăng cũng chỉ là những người hời hợt, không biết đánh giá con người. Trên đời này, chỉ có những kẻ hời hợt mới đánh giá con người qua dáng vẻ bên ngoài, vì họ đâu có đủ sâu sắc để nhìn thấy điều gì khác hơn nữa!

Điều đáng nói là, nhiều khi trong túi không có nhiều tiền nhưng vẫn cứ phải tìm cách đi vay mượn, để có thêm tiền mua sắm, để rồi cũng phải ăn diện “cho có với người ta”! Chính những suy nghĩ lầm lạc này dẫn đến tình trạng nợ nần chồng chất! Những người càng nghèo khổ lại càng mặc cảm, càng tìm cách dùng vẻ ăn diện bề ngoài để che giấu hoàn cảnh thực tế của mình thì càng có nguy cơ nợ nần chồng chất, đã nghèo lại càng nghèo thêm, không biết đến khi nào mới thoát khỏi vòng luẩn quẩn.

Đáng tiếc là, ở những xứ sở chậm tiến, trình độ dân trí còn thấp kém thì loại người suy nghĩ hời hợt lại chiếm số đông. Giới kinh doanh và quảng cáo lại luôn tìm cách tranh thủ nhược điểm này để khuếch trương hoạt động của mình. Thành thử, những suy nghĩ lệch lạc và tật đua đòi của nhiều người cứ thế mà ngày càng “liên tục phát triển”, ngày càng nhân rộng trong xã hội. Điều nguy hiểm nhất là, thời gian dành để chăm sóc ngoại hình, thời gian dành để tự ngắm vuốt chính mình trước gương lại nhiều hơn thời gian dành để tự kiểm thảo nội tâm.

Liệu một cách sống như vậy có thoả đáng không? Lớp “vỏ bọc trang trí” của ta lại quan trọng hơn bản thân ta hay sao? Chỉ biết chăm lo cho vẻ đẹp bề ngoài mà thiếu hẳn vẻ đẹp tâm hồn, thì thử hỏi vẻ đẹp lộng lẫy bên ngoài kia còn có ý nghĩa gì? Hay nó chỉ là phương tiện để tiếp tục lừa lọc những kẻ nhẹ dạ, hời hợt? Chỉ biết chăm lo cho vẻ đẹp bề ngoài mà thiếu chiều sâu tâm hồn, thì khi bề ngoài càng trở nên “đẹp” bao nhiêu, mức độ “suy thoái” trong tâm hồn cũng sẽ gia tăng tương ứng bấy nhiêu!

Bôi son trát phấn lên mặt cho đẹp, mà trong sâu thẳm nội tâm lại không đẹp, thì liệu gương mặt có đẹp được không? Dù bạn có sử dụng những loại mỹ phẩm danh tiếng hoặc mắc tiền cỡ nào, nhưng bạn vẫn mang một bộ mặt “sưng sỉa” khi gặp gỡ người khác, thì khuôn mặt của bạn cũng rất khó mà tươi đẹp cho được!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2018(Xem: 7918)
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng “trả lương” cho các con Thái Hà Books măng non vì chép và thuộc kinh Vu lan báo hiếu Tôi là một cô gái học trường đại học nông nghiệp, ấy thế mà lại mê sách vô cùng. Tôi rất thích đọc sách và đã xin vào công ty sách Thái Hà thực tập. Để rồi tôi được giữ lại làm việc và đã làm được mấy năm rồi. Hôm nay tôi muốn chia sẻ một câu chuyện hay và thấm đẫm trí tuệ và yêu thương ở công ty chúng tôi. Chuyện này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn và tác động đến rất nhiều người, kể cả người lớn. Tôi ngồi gõ lại để mong có nhiều cơ quan, nhà trường, doanh nghiệp và gia đình nghiên cứu để học theo. Chuyện là một tháng trước, cả công ty nhận được thông báo qua email của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Thái Hà Books rằng thầy quyết định “trả lương” cho các con của các bố các mẹ Thái Hà Books chép kinh Vu lan báo hiếu. Thầy Hùng muốn các con chép để hiểu lời kinh, muốn các con hiểu lời dạy của Đức Phật để yêu quý và biết ơn bố mẹ mình. Thầy muốn các con thành
30/01/2018(Xem: 11128)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu và quý vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: '' Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật '', hôm nay (29 .Jan-2018) chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo vùng núi Khổ Hạnh Lâm , Nalanda & khu vực lân cận Bồ Đề Đạo Tràng, thành Già Da- Gaya tiểu bang Bihar India. Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
19/01/2018(Xem: 9077)
Vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa dân dã của những ngôi làng bập bềnh trên sông nước luôn làm nao lòng khách du lịch. Dưới đây là 10 ngôi làng nổi tuyệt đẹp trên thế giới. 1. Làng Ko Panyi, Thái Lan Ko Panyi là một ngôi làng đánh cá ở tỉnh Phang Nga, Thái Lan. Ngôi làng gồm 200 gia đình sống trong các ngôi nhà được xây trên những cột trụ lớn. Mặc dù lượng khách du lịch tăng đáng kể thời gian gần đây, người dân ở Ko Panyi vẫn sống chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp đánh bắt hải sản bởi khách du lịch chỉ đến nhiều vào mùa khô. Đặc biệt, ngôi làng còn có hẳn một sân bóng đá. Bắt đầu từ mùa World Cup 1986, cư dân trong làng đã xây dựng sân bóng từ những mảnh gỗ và bè đánh cá cũ để làm chỗ vui chơi cho lũ trẻ.
18/01/2018(Xem: 10974)
Cậu bé vô gia cư và tấm bằng ĐH Harvard. Chỉ có một bàn tay với 2 ngón tay, Sơn đã bắt đầu hành trình của một đứa trẻ vô gia cư không biết đọc biết viết, rồi trở thành sinh viên trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới.
16/01/2018(Xem: 6318)
Qua Giáo Lý Duyên Khởi của đạo Phật thì mọi vấn đề xảy ra trên cõi đời này đều do nhiều nhân nhiều duyên họp lại mà thành, để rồi sau đó cũng do nhiều nhân nhiều duyên mà nó biến đổi thành cái khác. Nhìn chung, con người sinh ra đời không ai giống ai. Có người sinh ra mang một hình hài cân đối xinh đẹp. Có người sinh ra đầy đủ sáu căn như mọi người, nhưng không có nét đẹp xuất sắc. Cũng có người sinh ra không được may mắn vì thiếu mất căn này, hay căn nọ. Có người sinh ra thông minh, hoạt bát, lanh lợi, nhưng ra đời lại thất bại lên thất bại xuống. Có người sinh ra trông khù khờ, chậm chạp nhưng lại dễ dàng thành công dù không tranh giành đoạt lợi. Có người sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng lại có người cả đời sống trong cảnh nghèo khổ. Thử hỏi do đâu mà lại có nhiều tình trạng khác biệt như thế?
15/01/2018(Xem: 7516)
Đầu năm 2018 đón bạn đạo từ khắp thế giới đến Việt Nam hành hương, Thường thì chúng ta chỉ thấy người Việt Nam (và cá các nước khác trên thế giới) đi hành hương đến đất Phật ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar,… chứ mấy khi nghe tin các bạn quốc tế, nhất là Âu Mỹ hành hương về các miền đất Phật tại Việt Nam. Ấy vậy mà trong những ngày đầu năm mới 2018 này chúng tôi lại có vinh dự đó các bạn Phật tử đến từ Mỹ, Brazil, Israel, Ấn Độ, Canada,… tại Việt Nam. Các bạn ấy đến Việt Nam không phải để đi tham quan và ngắm những cảnh đẹp của đất nước chúng ta mà để hành hương về những miền đất Phật tại Việt Nam. Thật là thú vị.
14/01/2018(Xem: 7518)
Hầu hết các tôn giáo đều có Giới và Luật để tổ chức tồn tại trong trật tự, bảo về tinh đoàn kết nội bộ, riêng Phật giáo, Giới và Luật không chỉ đơn thuần như thế, còn mang tính “khế thời, khế cơ và khế lý” bàng bạc tinh thần dân chủ mà gần 3000 năm trước, xã hội con người lúc bấy giờ trên tinh cầu còn bị thống trị bởi óc phong kiến và nặng về giai cấp.Vậy Giới và luật của Phật giáo như thế nào? Theo Đại tự điển Phật Quang định nghĩa Giới là: Tấng lớp, căn cơ,yếu tố, nền tảng, chủng tộc…
11/01/2018(Xem: 8546)
Trầm cảm là hiện tượng đang thấy rõ trong giới trẻ tại Việt Nam, và cả ở khắp thế giới. Các bản tin trong mấy ngày qua cho thấy một nỗi nguy: Ngành y tế Việt Nam báo động vì hiện tượng trầm cảm lan rộng trong giới trẻ... Trong các nguyên nhân chính được nhận ra là do nghiện Facebook và nghiện điện thoại.
10/01/2018(Xem: 9033)
Tôi xuất gia gieo duyên (hay: Về vai trò của giới tinh hoa và về sự cống hiến cho xã hội) Tạp chí Tia Sáng số Xuân năm nay có chủ đề “vai trò của giới tinh hoa trong thời kỳ đổi mới”. Trong thư mời viết bài, ban biên tập đề dẫn rằng “chủ đề này được đặt ra trong bối cảnh thế giới vừa diễn ra những sự kiện, trào lưu quan trọng (Brexit, Trumpism), trong đó, tiếng nói của người trí thức và giới tinh hoa trở nên lạc lõng trước sự thắng thế của những tư tưởng dân túy thực dụng và ngắn hạn được số đông công chúng ủng hộ.” Nếu nói về vai trò (câu hỏi Làm gì?), tôi nghĩ vai trò của giới tinh hoa trong thời này không thay đổi cơ bản
19/12/2017(Xem: 9948)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Long Phước, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chúng tôi xin thay mặt chư Tôn đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng kính chúc H.T Viện chủ, quý vị Quan khách, cùng bà con hiện diện hôm nay vô lượng an lành. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bà con một vài điều, xin quý vị hoan hỷ lắng nghe. Thưa quý vị! Trong Văn học Việt Nam, Tổ tiên Việt Nam chúng ta có nói rằng: “Lênh đênh qua cửa Thần phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]