Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dám sống thật với người khác

01/03/201104:52(Xem: 4866)
Dám sống thật với người khác

CHÌA KHÓA SỐNG GIẢN DỊ
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG 3: GIẢN DỊ TRONG CUNG CÁCH ỨNG XỬ

Dám sống thật với người khác

Trong giao tiếp hằng ngày, khi không dám sống thật với mình, chúng ta khó có thể sống thật với người khác. Xa hơn và có sự khác biệt về chất so với việc tự thu mình vào vỏ ốc, còn có thêm một biểu hiện rất cụ thể của việc không sống thật với người khác, đó chính là thói giả dối.

Những người có thói giả dối, trước hết thường cố ý tự tạo cho bản thân mình một lớp "vỏ bọc". Lớp vỏ bọc này còn nguy hiểm và đáng sợ hơn so với những người tự thu mình vào vỏ ốc rất nhiều. Đối với những người chủ trương sống giả dối, lớp "vỏ bọc" này không phải là để trốn tránh người khác, mà là để ngụy trang.

Trong giao tiếp, lòng họ không hề quý mến bạn, nhưng họ luôn tạo được nơi bạn cảm giác bạn được họ quý mến. Ngoài miệng, họ không ngớt lời khen bạn xinh đẹp, nhưng trong lòng họ lại nghĩ bạn xấu xí chẳng kém gì Thị Nở. Đối với bất cứ ý tưởng nào mà bạn nêu ra, họ luôn gật gù, tỏ ý hoàn toàn ủng hộ bạn. Lúc nào họ cũng tỏ vẻ thân thiện với bạn, nhưng bên trong họ có thể có những mưu đồ ngấm ngầm làm hại bạn. Trước mặt bạn, họ có thể hết lời tâng bốc bạn và nói xấu sau lưng người khác. Nhưng khi đứng trước mặt người khác mà vắng mặt bạn, họ lại hết lời tâng bốc kẻ mà họ vừa nói xấu và không ngại gì mà không nói xấu sau lưng bạn. Với bất cứ việc làm nào của bạn, họ không ngớt lời khẳng định bạn là người có năng lực, nhưng trong lòng họ luôn để tâm rình rập những sai sót của bạn nhằm hất cẳng bạn. Nói tóm lại, họ không hề yêu thương người khác, nhưng lại luôn tỏ vẻ yêu thương.

Có thể nói, thói giả dối là nguyên nhân làm cho đời sống của chúng ta trở nên phức tạp nhiều nhất! Nó làm cho chúng ta luôn phải sống trong tâm trạng bất an, không biết đâu là thật, đâu là giả? Nó khiến chúng ta lúc nào cũng phải căng mắt, căng óc ra để phân biệt, mà trong rất nhiều trường hợp, khó mà phân biệt nổi!

Tại sao nhiều người không sống chân thật? Giả dối để làm gì? Sao họ không nghĩ đến những tác hại của thói giả dối đối với chính bản thân họ? Với những người thích tạo cho bản thân mình một lớp vỏ bọc ngụy trang, họ đã quên tục ngữ có câu: "Chiếc kim trong bọc lâu ngày cũng lộ." Tìm cách giấu giếm một điều gì đó thì sớm muộn gì điều ta giấu giếm cũng bị tiết lộ bằng cách này hay cách khác. Cố gắng tạo cho mình một "vỏ bọc hoàn hảo" nhưng rồi thì sớm muộn gì thiên hạ cũng sẽ phát hiện ra chân tướng của ta. Đến khi đó thì ta còn mặt mũi nào để nhìn thiên hạ nữa? Đến khi đó thì còn ai tin tưởng chúng ta nữa? Đến khi đó thì chúng ta còn giao tiếp với ai được nữa? Và nhất là, đến khi đó thì chúng ta còn có thể chung sức với ai để làm việc được nữa?

Bên cạnh tác hại của thói giả dối đối với cuộc sống của chính người có thói giả dối, chúng ta không thể kể hết những tác hại của thói giả dối đối với cuộc sống xã hội cũng như cuộc sống của từng cá nhân con người.

Thói giả dối, đầu tiên có thể chỉ là một kiểu ứng xử đánh lừa người khác, nhưng dần dần nó trở thành thói quen, ngấm sâu vào tận bản chất thì sẽ làm xói mòn nhân cách con người. Con người khi đó khó mà trở lại như bình thường được nữa. Họ sẽ ứng xử phi nhân tính một cách hết sức tự nhiên, làm điều ác mà không bao giờ nghĩ là mình đang làm điều ác. Điều đó rất nguy hiểm.

Chỉ có sự giao thiệp vồn vã, hời hợt bên ngoài mà không có sự thành thật, thì giữa người với người vẫn chỉ là hố thẳm cách ngăn. Thói giả dối làm mất niềm tin giữa người với người, làm mục ruỗng nền tảng đạo đức xã hội, kìm hãm xã hội phát triển. Thói giả dối khiến cho nhân cách con người thành hèn hạ. Con người ta buộc lòng phải sống không phải với chính mình, buộc lòng phải sống mưu mẹo, gian trá với mọi người.

Tóm lại, những dối trá, lọc lừa khiến cho cuộc sống thêm phức tạp, hỗn loạn. Tránh được thói giả dối nhiều chừng nào thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn chừng nấy. Chúng ta hãy thử hình dung một xã hội mà ở đó con người ta đến với nhau bằng một thái độ cởi mở, chân thành, bằng khiếu hài hước, trí thông minh hóm hỉnh... thì xã hội sẽ thanh bình, yên ổn, đẹp đẽ và vui tươi hơn biết bao! Không có mưu mẹo xảo trá, không có dối gạt, không có khoe khoang, tự phụ, giả vờ... Khi đó, những chiếc "mặt nạ" sẽ bị cởi bỏ hết, và con người sẽ được sống chân thành, giản dị như chính những gì bản thân mình đang có.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/07/2011(Xem: 5906)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
15/07/2011(Xem: 5797)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
14/07/2011(Xem: 7735)
Phật nói: Đời người ở thế gian, nhỏ là gia đình, quyến thuộc, lớn là quốc gia,dân tộc, đều không ngoài "báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ". Do bốnthứ duyên này mà tương hợp. Hà huống tập khí và nghiệp chướng của chúng sanh sâunặng, sống thiếu ân nghĩa, bố thí đức huệ thì ít, kết oán thì nhiều, do đó màluân hồi trong lục đạo từ vô lượng kiếp đến nay để oan oan tương báo, khổ khôngkể xiết.
14/07/2011(Xem: 9478)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
11/07/2011(Xem: 10551)
Lá sen "cõng người", chuyện tình Rùa Hạc là những câu chuyện có thật trong Phước Kiển Tự. Trong cõi nhân gian này, không thiếu những sự kiện ly kỳ khó lý giải, và ở nơi này nơi kia, vào thời gian này thời gian nọ, biến động của cuộc sống luôn chứa đựng những bí ẩn trông chờ các nhà khoa học giải mã. Một hiện tượng lạ, một câu chuyện lạ, để thấy rằng, cuộc sống này có rất nhiều điều con người chưa khám phá hết.
10/07/2011(Xem: 4660)
Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa tròn 76 tuổi hôm Thứ Tư 6-7-2011, một ngày cũng là khởi đầu cho một loạt buổi thuyết giảng, truyền pháp và hướng dẫn tu học pháp môn Kalachakra cho nhiều ngàn Phật Tử tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
10/07/2011(Xem: 13900)
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triển khai lòng tốt và tình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tính ấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta.
09/07/2011(Xem: 10596)
Có lẽ danh từ “Phật đảo“ tôi dùng cho xứ đảo Đài Loan có hơi lạ tai với các bạn, vì từ đó đến giờ ta chỉ nghe nào là “Hải đảo chiều mưa“ hay “Ốc đảo cô đơn“, chứ chưa ai dám dùng từ chứa nhiều cường điệu như thế! Nhưng quả thật là như thế các bạn ạ! Một cụm đảo gần chín mươi chín hòn nhỏ to đủ cỡ, không lấy gì làm lớn cho lắm nằm chơ vơ giữa biển mà đi đến đâu cũng thấy những tượng Phật vĩ đại và Chùa chiền với tầm vóc đáng ngại, nhìn vào phải bái phục khen thầm, ấy là chưa kể tinh thần tu học nghiêm mật và trật tự của Phật tử Đài Loan.
08/07/2011(Xem: 6911)
Trước những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại ngày một xuất hiện nhiều sản phẩm cứu người và giết người tân kỳ mới lạ, con người thường xuyên đứng trước những ngã ba đường của sự chọn lựa thiện ác, khen chê.
08/07/2011(Xem: 5296)
Sau khi nhóm Khóm Hồng San Diego phổ biến tập Hạnh Phúc kỳ diệu vào mùa xuân 1993, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đóng góp tích cực. Nhận thấy sự cần thiết trình bày thêm những cách thức cụ thể áp dụng trong sinh hoạt hàng ngày để duy trì và phát triển niềm an vui trong lành, tươi mát và tích cực, chúng tôi đã soạn thêm trên một trăm trang cho kỳ tái bản này. Joseph Campbel, nhà huyền thoại học trứ danh của Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ hai mươi này, khi được sinh viên của ông hỏi họ phải chọn lựa con đường nào, ông ta trả lời không chút do dự: “Hãy đi theo niềm an vui kỳ diệu của chính mình.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567