Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Biết chọn sách để đọc

01/03/201104:52(Xem: 4784)
Biết chọn sách để đọc

CHÌA KHÓA SỐNG GIẢN DỊ
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG 2: GIẢN DỊ TRONG SUY NGHĨ VÀ DIỄN ĐẠT

Biết chọn sách để đọc

Với nhịp sống hối hả và công việc bận rộn, quỹ thời gian dành cho việc học của mỗi chúng ta càng lúc càng ít đi. Thời gian của đời ta rất quý giá, từng phút từng giây sống trên đời này đều vô cùng quý giá, do vậy mà ta không thể phí phạm thời gian vào những sách vở nhảm nhí được! Hơn thế nữa, chúng ta càng không nên nhồi nhét vào đầu óc mình những điều vô bổ, độc hại!
Phần lớn chúng ta ban ngày đều phải đi làm, nên may ra chỉ có thể tận dụng được khoảng thời gian thảnh thơi một chút vào buổi tối. Với những bạn làm việc ở những nghề nghiệp khác, như bác sĩ, nhà báo, công an, công nhân, bảo vệ... còn phải làm việc, trực ca đêm, thì thời gian rảnh rỗi còn hiếm hoi hơn nữa! Cái gì đã hiếm thì ta lại càng phải quý! Trong khoảng thời gian quý giá hiếm hoi của buổi tối này, bạn có thể dành riêng cho mình một khoảng thời gian để đọc những cuốn sách chứa đựng những triết lý khôn ngoan, những tinh hoa tư tưởng, những chiêm nghiệm về cuộc sống của nhiều tác giả cổ kim Đông-Tây.
Những sách nào đã qua thử thách của thời gian thì rất đáng để chúng ta dành thời gian đọc. Nhiều người đi trước chúng ta đã bỏ ra nhiều công sức, thời gian để chiêm nghiệm, phát hiện những chân lý sâu sắc trong cuộc sống, tại sao chúng ta lại không chịu đọc?
Đọc sách là một trong những cách sống sâu sắc nhất. Những suy nghĩ, ý tưởng của người khác có thể là nguồn cảm hứng và đem lại cho bản thân ta nhiều gợi ý hay. Đọc sách vừa là nối dài, vừa là đào sâu những hiểu biết của mình. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ cần đọc một ít thôi! Đôi khi, một đời người chỉ cần được định hướng bởi một ý tưởng tốt lành nào đó, cũng đủ để nâng cao một kiếp người rồi! Rất nhiều người không có được một lối sống cao thượng như lẽ ra phải có, rất có thể chỉ vì cả đời họ không bao giờ được định hướng bởi một ý tưởng tốt đẹp! Vốn liếng hiểu biết càng vững vàng, sâu sắc bao nhiêu, con người càng có niềm tin vững chắc vào những lẽ sống cao cả của cuộc đời bấy nhiêu!
Để cảm nhận được cái hay khi đọc sách, nhiều khi chúng ta phải biết lựa chọn những cuốn sách phù hợp với nhu cầu nội tâm hiện tại của mình trong khi đọc. Có những cuốn sách mà lúc này bạn đọc cảm thấy hay nhưng lúc khác bạn lại không cảm thấy hay, nhiều khi là do nó có đáp ứng được nhu cầu nội tâm của chúng ta trong khi đọc hay không! Bất cứ ai trong chúng ta mà lại chẳng phải đương đầu với những vấn đề phức tạp của cuộc sống. Vấn đề hôm nay chúng ta gặp, người xưa có thể cũng đã từng gặp. Nhiều khi, trong lòng ta chất chứa biết bao lo toan, suy nghĩ, không thể viết ra hoặc nói được thành lời; nhưng bất chợt gặp được một tác giả nào đó có thể nói hộ được “tiếng lòng” của mình, như vậy chẳng phải là nhẹ nhàng, sung sướng lắm sao? Trong cuộc sống, có những khi nhờ bất chợt đọc được một ý tưởng gợi mở nào đó mà ta tìm được “lối ra” cho vấn đề của mình.
Tất nhiên, mọi sách vở dù được coi là tuyệt tác đến đâu cũng chỉ là phương tiện để tham khảo mà thôi! Những gì được viết trong sách phần lớn đều đã là những hiểu biết của tiền nhân, của quá khứ - dẫu rằng có những vĩ nhân mà tư tưởng của họ có thể đi trước, có thể vượt lên trên cả thời đại mà họ đang sống đi chăng nữa. Vốn hiểu biết và kinh nghiệm của một người, bao giờ cũng khó tránh khỏi những sai lầm, những giới hạn. Không phải bất cứ điều gì được viết ra trong sách cũng đều là những chân lý bất di bất dịch. Danh tác của một ai đó, dù có đồ sộ thế nào, cũng không thể bao quát hết được mọi khía cạnh phức tạp của cuộc sống. Thêm vào đó, thời đại của chúng ta đang sống có thể có những khác biệt nhất định so với thời đại của tiền nhân. Cho nên, khi đọc sách, chúng ta phải luôn đọc với có thái độ biết hoài nghi, biết tỉnh táo phê phán phải trái, nhận định đúng sai, biết học hay chữa dở, biết chọn lọc những tinh hoa và bỏ đi những gì không cần thiết.
Sự sâu sắc của một con người không thể chỉ đánh giá dựa vào tuổi tác, mà quan trọng hơn, là con người đó đã học hỏi được gì từ cuộc sống? Sự sâu sắc trong tư tưởng của bạn được tích lũy dần qua sự sâu sắc mỗi ngày của bạn. Nếu chỉ để những năm tháng dài của đời mình trôi qua mà không chú tâm học hỏi, con người chỉ thêm nhăn nheo và “già nua” đi mà thôi chứ không “già dặn”! Càng lớn tuổi, qua những thăng trầm của cuộc sống, chúng ta càng phải biết nhìn cuộc sống một cách sâu sắc hơn, chứ không phải là nặng nề, bảo thủ, hoặc lẩn thẩn...


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 6318)
Những thảm họa vừa mới xảy ra do những cơn sóng thủy triều như hàng đàn quái vật khổng lồ cuốn phăng tất cả mọi người mọi vật ở vùng duyên hải Đông Nam Châu Á làm loài người trên toàn cầu hoang mang lo sợ, thúc đẩy chúng tôi diễn giải vấn đề nầy theo quan điểm Phật giáo . Khi thiên nhiên bất bình, như chúng tôi đã trình bày ở trên, ảnh hưởng đến mạng sống của con người trên trái đất này ở bất cứ địa hạt nào, bất phân giai cấp, chủng tộc, tôn giáo cũng như đạo đức luân lý nào.
10/04/2013(Xem: 5663)
Mùa thu lãng đãng trở về đưa theo từng cơn gió nhẹ, dịu mát. Cả bầu trời như trở mình sống lại, để chuyển rơi rụng những chiếc lá vàng. Tôi không ...
10/04/2013(Xem: 9705)
Vấn đề ăn chay không phải là quan điểm cá biệt của Phật giáo, có thể nói nó là quan điểm chung của các tôn giáo cổ xưa. Do vậy, nội dung và ý nghĩa ăn chay của mỗi tôn giáo đều tùy thuộc vào chủ trương và quan niệm của tôn giáo đó, từ đó có những hình thức ăn chay khác nhau.
10/04/2013(Xem: 3904)
Khi Trưởng lão HT.Thích Giác Dũng còn sinh tiền, ngài thường dạy, "Tu thì phải đi trong thiền, đứng trong thiền, ngồi trong thiền, làm trong thiền, nói trong thiền… chứ không phải đợi ngồi mới thiền".
09/04/2013(Xem: 17017)
Borobudur là một bảo tháp hùng vĩ và lớn nhất của PG thế giới và được xem là một trong 70 kỳ quan của thế giới được Tổ chức Unesco ghi nhận là một Thánh tích quan trọng và đã tài trợ để trùng tu vào năm 1973.
09/04/2013(Xem: 5018)
Tập sưu tầm nói về khoa học và sự tái sinh này gồm nhiều đoạn. Mỗi đoạn đề cập đến một số “khía cạnh” của năng lực tinh thần, xuyên qua thể xác đang sống. Cách diễn tả được trình bày dưới dạng một “liên quan” khoa học.
09/04/2013(Xem: 5317)
Ngày còn ở quê nhà, tôi làm nghề gõ đầu trẻ từ Tiểu học lên Trung học, từ Huế vào Đà Nẵng. Sau tháng Tư đen, cũng như bao nhiêu nhà giáo lớp vào tù cải tạo, lớp vượt biên, lớp âm thầm sống cho qua ngày đoạn tháng. Trong số đó có bản thân tôi. Khi đang còn ở trong chúng Trúc Lâm, theo ẩn náu hạnh đức nghiêm từ của Sư phụ để tu tập tiếp.
09/04/2013(Xem: 23028)
Báo chí Phương Tây và châu Á đều quan tâm đến ngôi sao điện ảnh của Hollywood này, khi anh bỏ ngang việc đóng phim và đến Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ tu học 6 tháng với các vị Lạt ma Tây Tạng vào đầu năm 1996. Trở lại Hoa Kỳ sau nhiều tháng ở Ấn Độ và Mông Cổ, người ta đều nhận thấy anh càng trẻ hơn, yêu đời hơn so với cái tuổi 48 của anh rất nhiều. Phải chăng đó là kết quả của sự thanh lọc thân tâm sau một thời gian dài ở phương Đông?
09/04/2013(Xem: 4478)
Một hôm, một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị hư đậu bên đường. Tuy trời đã sẫm tối anh vẫn có thể thấy bà đang cần sự giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề đậu phía trước chiếc Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe cũ kỹ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại.
09/04/2013(Xem: 14805)
Con người sinh ra đều giống nhau ở điểm là hai bàn tay trắng, không một mảnh vải che thân, sự khác đi của con người bắt nguồn từ quá trình trưởng thành, chịu ảnh hưởng cuộc sống từ gia đình và xã hội, xuất phát từ cơ sở đó định hướng cho mình một hướng đi, . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567