Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giải tỏa những điều chất chứa trong lòng

01/03/201104:52(Xem: 7727)
Giải tỏa những điều chất chứa trong lòng

CHÌA KHÓA SỐNG GIẢN DỊ
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG 1: GIẢN DỊ TRONG CÕI LÒNG

Giải tỏa những điều chất chứa trong lòng

Trong cuộc sống, những điều khiến chúng ta bực tức, cáu kỉnh, không hài lòng, không thỏa mãn... thì rất nhiều. Mỗi sáng thức dậy, bạn có thể tự nhủ rằng, hôm nay mình sẽ cố gắng giữ cho tâm trạng vui vẻ. Thế nhưng, chỉ cần bước ra khỏi nhà không bao lâu, thế nào cũng có những điều xảy ra trái ý, khiến bạn khó chịu, bực bội. Mọi cố gắng giữ cho tâm trạng vui vẻ bỗng chốc tan biến hết!
Ngay cả khi bạn chọn một nếp sống hiền lành, chẳng muốn làm hại ai bao giờ, thì chưa chắc người khác đã để bạn yên thân. Dù bạn sống chân thật, thì một người nào đấy vẫn có thể lừa dối bạn, bày ra những mánh khóe, gạt gẫm bạn, thậm chí chỉ muốn gây gổ, chống đối, quấy phá, làm hại bạn. Chưa hết, ngay cả khi bạn không làm điều gì sai trái, thì vẫn có những kẻ tìm cách đơm đặt, bịa chuyện, nói xấu sau lưng bạn... Tục ngữ gọi tình trạng này là: “Cây muốn lặng, gió chẳng đừng!” Với những trường hợp như vậy, trong lòng bạn sẽ xảy ra một cuộc chiến – uất ức, cay nghiệt, muốn trả đũa.
Bạn sẽ chẳng bao giờ thoát khỏi những căng thẳng, lo phiền, nếu trong cuộc sống bạn vẫn còn những vấn đề không thể giải quyết được và những mối quan hệ không thoả mãn. Những chuyện bực bội, khó chịu nho nhỏ hằng ngày, nếu không giải tỏa được thì sẽ kéo dài mãi, lâu dần sẽ khiến lòng ta hóa thành nặng nề. Lòng người càng nặng nề bởi những buồn đau chất ngất, những hận thù, oán ghét bao nhiêu, thì cuộc sống xung quanh càng trở nên phức tạp bấy nhiêu. Chúng ta khó có thể cảm nhận được một cuộc sống thanh thản, hạnh phúc nếu như lòng chúng ta vẫn còn đầy những xúc cảm tiêu cực.
°
Những người biết sống giản dị thì cõi lòng luôn nhẹ nhàng, thanh thản. Những nỗi bực dọc không bao giờ có chỗ đứng trong tâm hồn họ. Hơn thế nữa, trong tâm hồn họ càng không có chỗ cho những hận thù, đố kị, ghét ghen...
Muốn giải tỏa những điều chất chứa trong lòng, chúng ta phải làm sao?
Những điều chất chứa trong lòng khiến chúng ta nghẹt thở. Cách tốt nhất là đừng bao giờ để cho những chuyện bực dọc nho nhỏ hằng ngày làm chủ bản thân mình. Thay vào đó, bạn hãy làm chủ bản thân trước mọi chuyện nho nhỏ trái ý mình xảy ra hằng ngày. Nếu bạn cảm thấy bực bội thì trước hết, bạn hãy thừa nhận cảm xúc này. Nó là một phản ứng mang tính tự nhiên, bạn đừng né tránh nó. Hãy can đảm thừa nhận nó, để rồi dũng cảm vượt lên nó.
Những phiền muộn, bực tức trong lòng có thể khiến bạn cảm thấy khó thở. Mỗi khi cảm thấy khó thở, bạn hãy thở chầm chậm lại. Hãy nghĩ về hơi thở trong từng khoảnh khắc. Hãy thư giãn và hướng vào nội tâm mình. Hãy tự nhủ rằng: “Hôm nay tôi sẽ làm chủ những cảm xúc giận dữ của chính mình chứ không để cho chúng làm chủ.” Hãy hồi tưởng lại những khoảnh khắc hạnh phúc trong đời mình. Thở vào chầm chậm. Rồi thở ra cũng chầm chậm. Bạn hãy cảm nhận không khí diệu kỳ ngập tràn nơi bạn. Rồi một hơi thở khác kế tiếp...
Sau khi can đảm thừa nhận những nỗi bực dọc và giải tỏa chúng bằng hơi thở, chúng ta tiếp tục dũng cảm vượt lên nó. Với thời gian, những ẩn ức dồn nén sẽ được giải tỏa, nỗi đau được xoa dịu. Cách vượt lên tốt nhất là tìm cách bỏ qua, tha thứ cho những lỗi lầm, thiếu sót của người khác. Đành rằng tha thứ cho người khác không phải là một điều dễ dàng gì! Theo phản ứng tự nhiên, chúng ta thích chấp nhặt, thích trả đũa... Tuy nhiên, nếu sống mà cứ luẩn quẩn mãi trong những suy nghĩ nhỏ nhen, tầm thường thì chúng ta rất khó làm nên được chuyện gì lớn lao trong cuộc sống.
Do vậy, để dễ dàng tha thứ cho người khác, bạn cũng cần phải nghĩ đến giá trị của việc tha thứ đối với mình. Tha thứ không chỉ là món quà ta trao tặng người khác mà còn là quà tặng cho chính bản thân ta. Trong cuộc sống hằng ngày, khi chúng ta đủ mạnh mẽ để tha thứ cho người khác, thì bản thân việc tha thứ này cũng đồng thời mang đi tất cả những nóng giận, xấu hổ, oán hờn lâu nay chất chứa trong lòng ta. Nhờ đó, cõi lòng ta mới trở nên giản dị. Chúng ta lại có đủ sức mạnh nội tâm để tìm thấy những gì ta cần cho chính mình. Khi đó, ta mới thật sự cảm nhận được sự bình an, vui sống...
Con người chỉ đáng được trân trọng khi biết nỗ lực vượt lên những nhỏ nhen, ti tiện ở đời. Trong tấm lòng vàng của bạn không hề có giới hạn nào cho việc tha thứ. Sự tha thứ của bạn là cao cả, cho nên nó không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì kèm theo. Nói cách khác, nơi bạn luôn sẵn có một tầm vóc cao cả, như “mặt trời gieo hạt nắng vô tư”, để sẵn lòng tha thứ cho người khác, không cần so đo xem người khác có xứng đáng được tha thứ hay không. Mỗi ngày, bạn hãy thử ngước lên nhìn bầu trời để học lấy bài học về lòng bao dung, tha thứ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2014(Xem: 18794)
Đây là tập sách do chúng tôi biên soạn, đặc biệt, là những bài mang tính cách lễ nghi hành trì. Những bài, do chúng tôi biên soạn gồm có: “Oai nghi của một tu sinh, những nghi thức dành cho khóa tu, bài hát sinh hoạt đạo tràng”. Ngoài ra, còn có những bài sám, nghi thức lạy thù ân, mà chúng tôi đã sưu tập kết hợp lại để vào trong tập sách này.
30/05/2014(Xem: 9763)
Báo Tuổi trẻ cách đây ít ngày có đăng câu chuyện về một người Mỹ có một cô con nuôi gốc Việt ở với ông từ hồi còn bé , nhưng cô ấy vẫn nói tiềng Việt nhu một người Việt Nam thuần túy . Điều tôi muốn nói đây không phải về người con nuôi gốc Việt , mà về ông cha nuôi người Mỹ . ông ta là thi sĩ và là giáo sư đại học , tên Bruce Weigl.
30/05/2014(Xem: 11017)
Tôi được gặp và quen thầy Pháp Bảo vào năm 1999 trong dịp đi lễ Vu Lan tại chùa Thuyền Lâm cùng với ba mẹ. Lúc đó thầy còn là chú và tôi hay gọi là chú Tấn. Sau thời gian dài vào tu học ở Sài Gòn, trong chuyến thầy ra Huế kỵ tổ ở chùa Thuyền Lâm, tôi mới gặp lại thầy Pháp Bảo. Trong câu chuyện hỏi thăm, lần đầu tiên tôi nghe thầy tâm sự về gia đình thầy. Trong lòng tôi bỗng dâng lên một nỗi xúc động đến kỳ lạ khi nghe câu chuyện về mẹ và anh chị em của thầy. Tôi thật sự rất khâm phục và tự hào về tình cảm thương yêu, hiếu kính của gia đình thầy.
28/05/2014(Xem: 8619)
Thật ra nếu không yêu thương thì làm sao sống được? Xã hội bây giờ có nhiều người tự tử, trong đó có rất nhiều người trẻ, đó là vì họ không có khả năng thương yêu. Thương yêu trước hết là thương yêu cuộc đời. Phải yêu cuộc đời thì mới sống được. Cuộc đời ở trong cơ thể mình, trong tim mình, ở xung quanh mình. Chán đời thì không sống được. Vì vậy chúng ta phải thực tập “yêu đời”. Sự sống là một cái gì rất quý giá.
27/05/2014(Xem: 7902)
Tôi tiễn tuần cũ với 2 sự kiện quan trọng: thứ 7 là buổi nói chuyện với mấy trăm bạn trẻ mới đi làm tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình về chủ đề “Tư duy để thành công” và chủ nhật là chia sẻ với vài trăm phật tử tỉnh Hòa Bình về chủ đề “Giàu và nghèo”. Niềm vui thật giản đơn khi bằng cách này hay cách khác tôi đã chia sẻ những lời Phật dạy với bất cứ ai có thể. Đối với tôi, việc này cũng như ăn, cũng như cách mình nạp năng lượng, nhưng chỉ có khác là không ăn bằng miệng mà bằng não, bằng tâm. Đầu tuần tôi nghe tin nhạc sỹ Thuận Yến qua đời và đám tang diễn ra sáng thứ 3. Giật mình!
27/05/2014(Xem: 17388)
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số bài võ cổ truyền Bình Định tại võ đường Chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) để các bạn tham khảo, nghiên cứu và học tập...
24/05/2014(Xem: 15422)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Giác ngộ là thấy tánh. Muốn thấy tánh thì tu thiền, như đức Thích Ca Mâu Ni do thiền dưới gốc cây Bồ Đề mà giác ngộ thành Phật. Cho nên, mục đích tối hậu của thiền Phật Giáo là thành Phật, là giác ngộ chân tánh. Vì vậy, Thiền Tông chỉ nói đến “kiến tánh thành Phật,” không nói gì khác.
22/05/2014(Xem: 7695)
Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo: -Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy
21/05/2014(Xem: 8731)
Tôi gặp anh trong lần đến thăm một người bạn ngày cuối tuần. Trông anh phúc hậu, nói chuyện có duyên với dọng nói ấm áp, dễ nghe. Mỗi người chúng tôi kể những câu chuyện của mình, trao đổi về phương pháp và kinh nghiệm tu tập. Anh cũng vậy. Tôi giật mình khi anh nói về gia đình anh. Hóa ra trước mặt tôi là người đàn ông của một gia đình công giáo nòi.
19/05/2014(Xem: 8361)
Rất nhiều người người nói “Tôi muốn được hạnh phúc nhưng lại không biết làm sao”. Họ không hề cảm thấy hạnh phúc hoặc nếu có thì chỉ thoáng thấy hạnh phúc nhưng rồi lại cảm thấy bất toại nguyện và cô đơn hoặc trải qua cảm giác trống vắng trong một thời gian rất lâu. Nguyên nhân ở đâu và cách thức để có hạnh phúc là gì. Liệu chăng có phải là tình yêu thương với tất cả những ai quanh mình, mọi chúng sinh trên thế gian này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]