Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng xét đoán, gán nhãn người khác

01/03/201104:52(Xem: 7348)
Đừng xét đoán, gán nhãn người khác

CHÌA KHÓA SỐNG GIẢN DỊ
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG 1: GIẢN DỊ TRONG CÕI LÒNG

Đừng xét đoán, gán nhãn người khác

Trong cuộc sống, chúng ta thường có khuynh hướng nhìn thấy cái xấu nơi người khác, chứ ít khi nhìn thấy cái xấu nơi mình. Như đã nói, đây là một trong những biểu hiện của việc quan trọng hóa cái Tôi. Mỗi sáng thức dậy, bạn có thể sẽ gặp rất nhiều người trái tính trái nết, nóng nảy, ganh tị, cao ngạo, độc đoán, bảo thủ, thô lỗ, cộc cằn, vô liêm sỉ... Bạn có thể tìm thấy rất nhiều tính từ chẳng mấy hay ho để “gán” cho người khác.
Không phải chỉ ở ngoài đường hay ở nơi làm việc, mà ngay cả trong gia đình mình, nhiều lúc bạn cũng không tránh khỏi những va chạm nảy sinh, không cảm thấy hài lòng ngay cả với người thân của mình. Bạn có bao giờ trách móc rằng, vì sao tâm tính con người ta lại phức tạp như vậy không? Thực ra, khi bạn trách móc người khác là phức tạp, thì trong mắt người khác, chính bạn cũng phức tạp không kém gì!
Tại sao mọi chuyện lại phức tạp? Trước hết, bản thân động từ “xét đoán” đã nói lên tính chất mơ hồ rồi! Thêm nữa, động từ “gán nhãn” lại càng thể hiện tính chất chủ quan của mỗi chúng ta. Giữa cuộc sống sinh hoạt muôn màu của đời thường, chúng ta có thể vội vàng “xét đoán”, nhằm “gán nhãn” cho những việc làm này, con người nọ, hoàn cảnh kia là tốt hay xấu, là đúng hay sai. Nếu ta dễ dàng tìm cách “xét đoán”, “gán nhãn” cho người khác, thì đổi lại, người khác cũng sẽ dễ dàng làm tương tự như vậy đối với chúng ta mà thôi! Chính cái vòng luẩn quẩn “gán nhãn người – người gán nhãn lại” đó sẽ luôn làm cho mọi chuyện ngày càng thêm phức tạp?
Trong cuộc sống, phải thừa nhận là có rất nhiều khi chúng ta “trông gà hoá quốc”. Có những sự việc thoạt nhìn tưởng là như vậy, nhưng thực tế lại hoàn toàn không phải như vậy! Thế thì dựa vào cái gì mà chúng ta vội vã đánh giá, gán nhãn như vậy? Chúng ta tự cho mình là quan tòa chăng?
Mỗi con người mà chúng ta gặp gỡ hằng ngày đều có cá tính riêng, suy nghĩ riêng, cách sống riêng. Một khi chúng ta đã nhận ra rằng người khác rất khác mình về nhiều phương diện, thì chúng ta không có lý do gì để gán nhãn cho họ. Thay vào đó, tốt hơn hết là hãy biết tôn trọng sự khác biệt. Đừng vội cho rằng, tất cả những gì khác biệt với mình đều là xấu, đều là những điều mình không thể chấp nhận.
Những hành động xét đoán, gán nhãn,... người khác, xét cho cùng chỉ phản ánh những tình cảm, suy nghĩ mang tính chủ quan của ta mà thôi, chứ không phản ánh hoàn toàn đúng đắn sự việc như vốn có. Mang nặng những xét đoán, gán nhãn, thành kiến, định kiến... chỉ càng khiến chúng ta nhìn mọi người, mọi việc trong cuộc đời một cách lệch lạc, méo mó. Làm như thế, khác nào chúng ta tự dựng lên một hàng rào cách biệt giữa mình và người khác? Làm như thế, về cơ bản chúng ta đã tự giới hạn những trải nghiệm của mình về cuộc sống.
Việc đánh giá một sự việc hay một con người là đúng hay sai, tốt hay xấu, hoàn toàn không đơn giản! Nếu chúng ta hấp tấp thì có thể dẫn đến những kết luận vội vàng, hàm hồ. Phán xét, kết án người khác một cách thiên lệch có thể dẫn ta đến chỗ tiếp tục có những hành động ứng xử sai lầm. Kết quả là, chúng ta lại càng làm cho mọi chuyện trở nên tai hại, rắc rối thêm!
°
Nếu lúc nào ta cũng chỉ nhìn thấy cái xấu của người khác, tâm trạng của chúng ta sẽ dễ bực dọc, khó chịu. Lòng ta trở nên ngột ngạt, nặng nề. Cuộc đời ta bị bao phủ bởi một bầu không khí bi quan. Dần dà, ta sẽ mất niềm tin vào cuộc sống. Càng để ý đến những sự việc, những con người khiến mình khó chịu, thì ta lại càng cảm thấy khó chịu. Làm sao để thoát khỏi tình trạng này?
Câu trả lời rất đơn giản là, thay vì cứ tìm cách xét đoán, gán nhãn cho người khác, bạn hãy thử can đảm tự soi vào tâm hồn mình. Tất cả chúng ta đều là những cá nhân chưa hoàn hảo. Cho nên, chúng ta hãy trung thực tự soi vào chính mình, sao cho thấy hết mọi cái xấu, cái tốt của bản thân mình, để rồi tự nỗ lực hoàn thiện mình.
Bạn thử nghĩ xem, “người khác” trong nhân loại lúc nào cũng rất đông đảo, lên đến cả mấy tỷ người đang sống cùng bạn trên hành tinh này. Còn bản thân bạn, có một và duy nhất chỉ một mà thôi! Vậy thì, nếu lúc nào bạn cũng tìm cách phán xét, gán nhãn người khác, bạn có còn thời gian để sống cuộc đời của mình nữa hay không? Đó là chưa nói, khi chúng ta xét đoán, gán nhãn người khác bằng những ý nghĩ hoặc lời lẽ không tốt đẹp, chúng ta đã tự làm mất đi nhiều giá trị tốt đẹp của chính mình. Thế thì, chúng ta đừng nên mất thời gian cho những chuyện vô bổ như vậy nữa. Từ hôm nay, thay vì tìm cách xét đoán, gán nhãn người khác, chúng ta hãy nỗ lực tự hoàn thiện mình.
Trong cuộc sống, chúng ta cần hết sức chín chắn trong suy nghĩ trước khi đánh giá một ai đó. Nói cách khác, chúng ta phải cố gắng nhìn nhận người khác như những gì họ vốn có. Dù sự đánh giá của chúng ta chưa thật sự hoàn toàn đúng như những gì mà người khác vốn có, nhưng ít ra thái độ thận trọng khi đánh giá cũng giúp ta hạn chế đến mức thấp nhất những ngộ nhận, sai lệch. Nếu không có được thái độ thận trọng như vậy thì coi chừng chúng ta sẽ mãi mãi làm nô lệ cho những thiên kiến của chính mình!
Nhìn thấy cái xấu của người khác thì rất dễ! Nhìn thấy cái tốt của họ mới khó! Rất nhiều khi chúng ta cảm thấy đau khổ chỉ vì ta chưa hiểu biết thấu đáo, đầy đủ về người khác với tất cả những điểm tốt, xấu của họ. Nếu lúc nào chúng ta cũng chỉ nhìn chằm chằm vào những gì là xấu xa, tầm thường của người khác, thì khác nào ta đang tự cúi gằm mặt xuống đất. Chỉ những ai biết nhìn vào những gì là tốt đẹp, là cao thượng của con người thì mới có thể ngẩng mặt lên. Cho nên, nếu lâu nay bạn chỉ nhìn thấy cái xấu của người khác, thì từ giờ trở đi bạn hãy thử nhìn vào cái đẹp của con người, như tính trung thực, lòng nhân hậu, đức tính kiên trì, dũng cảm, óc hài hước, cùng những ước mơ, khát vọng cao cả của con người... Chính những suy nghĩ tích cực về người khác sẽ nâng dần tâm trạng chúng ta lên.
°
Cuối cùng, để tâm hồn luôn nhẹ nhàng, thanh thản, bạn hãy vững tin vào sự hướng thiện của con người, cho dù hôm nay họ có lỡ xử tệ với bạn. Hãy có một tấm lòng rộng mở, biết cảm thông với những lầm lỗi, khuyết điểm của người khác. Tục ngữ có câu: “Sông có khúc, người có lúc”. Cuộc sống của con người ta nhiều khi phải trải qua những giai đoạn hết sức khó khăn. Hoàn cảnh của mỗi người đều có những khó khăn riêng: ta có cái khó của ta, người khác cũng có cái khó của riêng họ. Nhiều khi chúng ta không thể thấu hiểu người khác nếu ta không tự đặt mình vào hoàn cảnh đầy phức tạp, khó khăn, thậm chí cả những bi kịch khốn cùng trong cuộc sống của họ. Do vậy, tuyệt đối đừng bao giờ vội vã đánh giá người khác, nhất là khi bản thân mình chưa nếm trải những gì mà người khác đã từng phải đối mặt.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2014(Xem: 6737)
Mấy năm nay tôi hầu như không đọc báo. Báo giấy thì không mua (và cũng không biết mua ở đâu). Báo mạng thì phần lớn là các tin tiêu cực. Tôi chỉ đọc các trang phật giáo mà thôi. Ngoài ra, nguồn thông tin đáng tin cậy nhất, tích cực nhất, hợp với tôi nhất là facebook. Lý do đơn giản rằng tôi chỉ kết bạn với những ai có tư duy tích cực, những ai là Phật tử và những người thích đọc sách. Chính bạn bè trên facebook đã lọc tin giúp tôi rồi.
07/12/2014(Xem: 9121)
Nhân mùa lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) vào ngày Thứ Bảy 22 tháng 11, năm 2014, trong khuôn viên chùa Tuệ Viên tại San Jose, CA, Hoa Kỳ, Hội Phụ Huynh Học Sinh (HPHHS) Trường Việt Ngữ Tuệ Viên đã tổ chức một buổi lễ “Tri Ân Quý Thầy Cô” thành viên hiện đang điều hành trường. Trường Việt Ngữ Tuệ Viên được thành lập vào tháng 2, năm 2012 và trực thuộc chùa Tuệ Viên do Thầy Thích Minh Thiện trụ trì. Dưới sự điều hành của Thầy hiệu trưởng đương nhiệm, Thầy Thích Phổ Hòa, trường bao gồm 14 thành viên trong Ban Điều Hành cùng 70 em học sinh theo học các lớp từ mẫu giáo đến lớp năm. Tại chùa, vào mỗi Thứ Bảy từ 10 giờ sáng đến 12:30 trưa các em được quý Thầy Cô hướng dẫn niệm Phật, thiền tập, tu học Phật pháp, trau giồi Việt ngữ và sinh hoạt tập thể.
06/12/2014(Xem: 8289)
"Mỗi con người là một người tự do, dù đó là con gái hay con trai, phụ nữ hay đàn ông và được tạo dựng vì thiện ích của mọi người trong sự bình đẳng và tình huynh đệ. Chế độ nô lệ mới, dưới những hình thức buôn người, cưỡng bức lao động, mại dâm, buôn bán nội tạng, và bất kỳ mối tương quan nào không tôn trọngxác tín căn bản rằng mọi người đều bình đẳng và có quyền tự do và phẩm giá như nhau, là một tội ác chống lại nhân loại."
03/12/2014(Xem: 8184)
Cho tới hôm nay (30/11/2014), những khóa An Cư Kiết Đông theo truyền thống Làng Mai đã đồng loạt bước vào lịch trình tu tập nghiêm trì đúng 2 tuần lễ. Tăng thần Làng Mai trên khắp thế giới đều khai đàn An Cư Kiết Đồng 3 tháng, bắt đầu từ giữa tháng 11 năm này, qua tới giữa tháng 2, năm kế tiếp. Cũng theo truyền thống, tuy Sư Ông thường ở tại Làng Mai (Pháp Quốc) trong 3 tháng An Cư Kiết Đông, nhưng những Lễ Truyền Đăng, Lễ Thọ Giới, sinh hoạt đặc thù tại Pháp mà Sư Ông hướng dẫn thường được nối mạng trực tiếp tới Tăng Thân khắp nơi để cùng cảm nhận sự hiện diện của Sư Ông. Năm nay, tuy Sư Ông còn đang nằm bệnh viện, nhưng những hình ảnh của Lễ Đếm Thẻ, Lễ Đối Thú An Cư khắp nơi đang phổ biến, cho thấy năng lượng tu tập của Tăng Thân khắp chốn như không hề thiếu sự hiện diện của Sư Ông. Đây là năng lượng hùng tráng mà những ai tham dự khóa tu đều có thể dễ dàng cảm nhận được. Bất giác, nhớ tới một bài viết cũ, tinh thần có liên quan tới sự việc hiện tại, tác giả xin chia sẻ, thay lời c
02/12/2014(Xem: 7439)
Theo tin được phổ biến bởi “Tin Tức Nhân Dân” (People’s News) của Trung Quốc thời có một chuyện bất ngờ xảy ra ở Hong Kong, nghe có vẻ khó tin nhưng lại có thật. Tờ “Tin Tức Thế Giới Hàng Tuần” (Weekly World News) tường thuật rằng có một nhóm nhân công dắt một con trâu vào trong một lò sát sinh để sửa soạn giết thịt làm bíp-tết và hầm ra-gu.
02/12/2014(Xem: 8177)
Springdales. Ngài đã được hiệu trưởng, bà Ameeta Mulla Wattal và hội đồng cùng người sáng lập trường, Rajni Kumar, năm nay đã 90 tuổi, cung đón nồng nhiệt tại trường. Trường Springdales được bà thành lập vào năm 1955 với mục đích đem lại cho người học một chương trình đào tạo toàn diện và một hệ thống giá trị nhân văn bao gồm các giá trị phổ quát như tình yêu thương, chân lý và trí tuệ.
27/11/2014(Xem: 11639)
Gần cả cuộc đời dành cho nghiên cứu và truyền bá Phật pháp, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đúc kết ra triết lý sống, thể hiện trong những câu nói giàu tính suy tưởng và chiêm nghiệm, khiến người ta nhớ mãi.
27/11/2014(Xem: 8016)
Nhìn là cái gì quen thuộc với chúng ta , mà cũng là rất xa lạ. Cái gần nhất có khi lại là cái xa lạ nhất. Có lúc nó hiện ra như dòng thác lũ phiền não nhận chìm con người. Có lúc khơi dậy những nét đẹp của cuộc sống, sự thật và hạnh phúc. Nó trở nên bí mật. Nó gây kinh ngạc, và chính nó là sự kinh ngạc.
25/11/2014(Xem: 19285)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ: "Trong thư pháp của tôi, có mực, trà, hít thở, chánh niệm và tập trung. Viết thư pháp là một môn thiền định..."
23/11/2014(Xem: 9600)
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi. Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. ( Chinh Phụ Ngâm Khúc) Trong cuộc sống có những ân tình, nhưng vì hoàn cảnh, hay vì lý do nào đó không trả được, tôi ghi mãi trong lòng, ấp ủ sâu thẳm tận trái tim như báu vật để rồi một lúc nào đó chợt nhớ lại, trân trọng với lòng tri ân vô bờ bến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]