Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc đời không bất công như ta nghĩ!

27/02/201117:42(Xem: 7387)
Cuộc đời không bất công như ta nghĩ!
 
CHÌA KHÓA SỐNG LẠC QUAN
Lại Thế Luyện

Chương 3: Chìa khóa sống lạc quan

Cuộc đời không bất công như ta nghĩ!

Trong cuộc sống, nhiều người luôn tự cho rằng cuộc đời bất công, rồi lấy đó làm lý do để lúc nào cũng mang thái độ bi quan trong cuộc sống. Chẳng hiểu dựa vào đâu mà họ dám cho rằng đời sống bất công? Liệu họ có thấy hết, hiểu hết mọi chuyện xảy ra trên cuộc đời này hay không mà dám khẳng định một cách liều lĩnh như vậy? Rất nhiều khi, ngay cả những chuyện trong nhà mình và chuyện của chính mình cũng còn chưa sáng tỏ nổi!

Chúng ta cho rằng, cuộc đời bất công vì quả thực mỗi ngày đều có quá nhiều chuyện trái ý ta. Vào những ngày Tết đầu năm mới, người Việt Nam mình có thói quen chúc nhau "vạn sự như ý". Đây là một lời chúc hàm chứa ý nghĩa tốt đẹp. Thế nhưng, năm này qua năm nọ, khi so sánh giữa lời chúc và thực tế cuộc sống của mình, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều việc xảy ra không hề giống như ý chúng ta muốn. Tại sao lại như vậy? Đó có phải là lý do để chúng ta bi quan không?

Sở dĩ như vậy là vì, ý chúng ta muốn là chủ quan, trong khi mọi việc diễn ra trong cuộc sống là khách quan. Dẫu sao thì lời chúc vẫn chỉ là lời chúc, còn cuộc sống thì vẫn diễn ra như nó phải diễn ra. Cho nên, đó không phải là lý do để chúng ta mang thái độ bi quan.

Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là, chúng ta phải xét xem, ý mình muốn có phải là ý tốt, ý ngay lành hay không nữa. Trong mỗi người chúng ta, cùng một thời điểm có thể có nhiều ý muốn khác nhau, có những ý muốn tốt đẹp, ngay lành và thậm chí, cả những ý muốn xấu xa, tội lỗi nữa! Cho nên, nếu mọi sự trong cuộc đời lúc nào cũng "vạn sự như ý" riêng của ta, thì thử hỏi cuộc sống của cả nhân loại trên trần gian này sẽ hỗn loạn, mâu thuẫn đến mức nào?

Và thậm chí, ngay cả khi ta có những ý muốn tốt đẹp, thì cũng chưa chắc gì nó đã tốt, vì rất có thể do lòng ham muốn chủ quan mà ta quả quyết rằng nó tốt; hoặc cũng có thể do nhận thức của cá nhân ta còn giới hạn, nên ta tưởng rằng nó tốt. Và nhất là, cái ý muốn ta cho là tốt đẹp ấy, biết đâu nó chỉ tốt trong phạm vi quyền lợi cá nhân hạn hẹp của riêng ta mà thôi, chứ nó không tốt cho cuộc sống của nhiều người quanh ta, cho nhân loại.

°°°

Một số người khác, thường là những nhà trí thức lâu nay vẫn sống trong "tháp ngà", quá thiên về những điều tốt đẹp trong sách vở, nên thường tự trách cuộc đời bất công. Họ chỉ là một thiểu số những trí thức tinh hoa có tầm hiểu biết như vậy mà còn không ngớt trách móc cuộc đời bất công, thì sẽ chẳng lạ gì khi còn bao nhiêu người khác đông đảo trong xã hội, với trình độ học vấn còn rất nhiều hạn chế, cũng thường tự trách cuộc đời bất công. Và khi nhìn vào đời sống xã hội, số lượng những người trách móc luôn đông đảo hơn rất nhiều so với những người lạc quan, thì chúng ta sẽ hiểu tại sao bức tranh xã hội lại thường xuyên ảm đạm.

Và khi xét trên phạm vi toàn xã hội, số lượng người chỉ biết than trách luôn đông đảo hơn số người biết nỗ lực thay đổi bản thân để đóng góp những điều tốt đẹp cho xã hội, thì chúng ta sẽ hiểu được tại sao việc tìm cách thu hẹp, giảm thiểu những bất công trong cuộc sống lại khó khăn như vậy? Và tại sao, những bất công trong cuộc sống từ xưa đến nay vẫn còn nhiều như vậy và chưa bao giờ được giải quyết một cách hoàn hảo?

Nếu nhìn từ viễn cảnh đó, chúng ta phải thừa nhận rằng, thực tình thì tất cả chúng ta đều góp phần gây ra những bất công ở đời. Bằng cách sống ích kỷ, thiếu thiện chí xây dựng cuộc đời, chúng ta đã và đang góp phần gây ra nhiều bất công trong xã hội. Bằng cách sống nhu nhược, thiếu nghị lực vươn lên hoàn thiện bản thân, chúng ta cũng đồng thời gây ra bất công cho xã hội và cho chính bản thân ta...

Trong cuộc sống, có thể còn có rất nhiều điều mà chúng ta chưa hài lòng. Thế nhưng, cuộc sống cũng đòi hỏi chúng ta phải phân biệt được khoảng cách giữa thực tế và sách vở. Có không ít người trong quá trình học tập đã lĩnh hội được những tri thức hay của nhân loại, biết được những giá trị tốt đẹp cần theo đuổi ở đời. Thế nhưng, thực tế đâu phải lúc nào cũng có thể áp dụng sách vở. Cuộc sống nơi trần gian này vốn dĩ không hoàn hảo. Có nhiều khía cạnh trong cuộc sống vẫn chưa được trọn vẹn cho lắm! Và đôi khi, vì những điều kiện thực tế chưa cho phép hoặc vì lý do nào đó mà đòi hỏi chúng ta phải dám nhìn vào thực tế, tạm thời chấp nhận những cái chúng ta cho là vô lý. Hãy tránh hiện tượng vì không hài lòng với thực tế mà bi quan trong cuộc sống!

°°°

Muốn thu hẹp những bất công trong cuộc sống, cần phải có sự chung sức của tất cả mọi người, liên quan đến rất nhiều vấn đề đau đầu, nhiều lĩnh vực phức tạp khác nhau, đan xen chằng chịt trong đời sống xã hội. Những chuyện như vậy đòi hỏi phải có rất nhiều thời gian và có sự đồng lòng nỗ lực của mỗi người chúng ta, của mọi thành viên sống trong xã hội...

Điều đáng nói là, trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta chỉ quay cuồng hối hả chạy theo những đòi hỏi ích kỷ của riêng mình. Chúng ta không còn đủ tỉnh táo, không còn những khoảng thời gian lắng đọng cần thiết để nhận ra những lẽ phải ở đời, cùng những bổn phận với đời mà đáng lẽ chúng ta phải nhận ra.

Những người bi quan thường chỉ muốn đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Họ tự giam hãm đời họ trong những mục đích hạn hẹp ích kỷ cá nhân, nên họ không nhìn thấy được những bất công mà họ đã gây ra cho người khác. Lúc nào họ cũng chỉ thuần túy nhìn thấy những bất công mà họ đang gánh chịu. Mà khi đã trót gây ra bất công cho người khác, dù có nhìn thấy hay cố tình không nhìn thấy đi chăng nữa, con người ta rất khó tìm thấy được hạnh phúc chân thật như mình mong muốn. Họ vốn dĩ đã bi quan về cuộc đời, nay càng có lý do để bi quan hơn, tiếp tục cho rằng cuộc đời này là bất công. Chỉ riêng một thái độ sống như vậy đã là vô lý rồi! Những người suy nghĩ vô lý thì lại hay đòi hỏi những điều vô lý. Thành thử, cuộc sống của họ lúc nào cũng bế tắc, chẳng nhìn thấy một viễn cảnh tươi sáng nào khác!

Những người lạc quan, trái lại, có một tầm nhìn cao hơn, xa hơn về hạnh phúc. Với họ, hạnh phúc không chỉ là hạnh phúc nhỏ nhoi, hạn hẹp trong phạm vi của một cá nhân. Những người lạc quan hiểu rằng, hạnh phúc của đời họ phụ thuộc vào hạnh phúc của những người xung quanh họ. Cho nên, để tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân, họ tất yếu hiểu rằng, họ đồng thời phải nỗ lực tìm kiếm hạnh phúc cho những người khác quanh họ. Trên đời này, người hạnh phúc nhất chính là người đem đến hạnh phúc cho người khác. Bởi vì, cuộc sống đâu phải chỉ có mình ta, mà là cả xã hội.

Cuộc sống đem đến bất công cho bản thân từng người chúng ta, để lay tỉnh ở mỗi chúng ta trách nhiệm phải đóng góp những gì là tốt đẹp nhất cho cuộc sống. Chúng ta càng cố gắng đóng góp cho cuộc sống nhiều bao nhiêu, thì những bất công trong cuộc sống của bản thân mình và xã hội sẽ được giảm thiểu đi bấy nhiêu. Chỉ khi nào chúng ta nghĩ được như vậy, thì cuộc đời sẽ không đến nỗi quá bất công như ta tưởng! Từ đó, chúng ta mới có được niềm tin vào lẽ phải, vào cuộc sống, vào con người...

Tóm lại, tự bản thân mỗi người cần phải có một tầm nhìn cao cả, sáng tỏ hơn về cuộc sống! Còn nếu cứ mang tầm nhìn hạn hẹp, tối tăm như lâu nay thì chúng ta sẽ thấy cuộc đời bất công hoài, rồi cứ bi quan hoài một cách vô lý, lầm lạc. Khi chúng ta nỗ lực tìm kiếm những gì tốt đẹp cho cuộc đời, thì sẽ cảm thấy cuộc đời không còn bất công nhiều nữa, và hạnh phúc sẽ tự đến với ta.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2021(Xem: 4426)
Những năm trước, hình ảnh Đức Phật in trên đồ lót, trên bồn cầu, trên giày dép…cộng đồng Phật tử phản ứng mạnh, những vật dụng đó được thu hồi.Vài người nghĩ rằng đó là những hành động xúc phạm từ cá nhân khác tín ngưỡng hoặc đố kỵ Phật giáo. Ngày nay, hàng loạt hình ảnh cờ của nhiều quốc gia in trên cuộn giấy vệ sinh, Chúa Phật đều xuất hiện trên giày dép, thảm chùi chân… truy tìm xuất xứ mà không hề có dấu vết.Thế giới tự do, không có nghĩa tự do xúc phạm những gì thiêng liêng mà con người sùng phụng. Chả lẽ thời đại ngày nay không còn tin vào bất cứ giá trị Thần tượng? Thực dụng đâu có nghĩa xem thường niềm tin của người khác.( đành rằng, tinh thần nhà Phật không quan trọng những hình tướng, bởi -“phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng)
22/06/2021(Xem: 5124)
“Nhân Duyên” là gì? Là không có thể tánh. Sự sanh khởi, tồn tại, cho đến diệt vong của tất cả pháp đều là do các điều kiện quan hệ hoà hợp hoặc phân tán: điều kiện chủ yếu thân cận gọi là Nhân; điều kiện thứ yếu quan hệ xa gọi là Duyên. Khi nhân duyên hoà hợp thì các thứ pháp sanh, khi nhân duyên phân ly thì các thứ pháp diệt. “Không Tánh” là gì?
22/06/2021(Xem: 13204)
Lời thưa của người kết tậpNhững khi nhắc chuyện Chùa xưa, Mẹ thường kể “… Sau ngày Ông Ngoại bị liệt, Ôn Đỗng Minh hay thăm hỏi, và dặn các học trò thường xuyên lui tới săn sóc…” Tôi biết vỏn vẹn chỉ chừng ấy về Ôn, vậy đã là quá nhiều! Tập san Hoa Đàm số 12 này được kết tập và phát hành nhân ngày Kỵ, phần lớn nội dung bài vở, hình ảnh đã có trong tập Kỷ yếu Tưởng Niệm Ôn (viên tịch ngày 17.06.2005 | 11.05 năm Ất Dậu) do hàng Đệ tử của Ôn thực hiện trước đây, và một ít từ trang nhà Quảng Đức (https://quangduc.com/) của Thầy Nguyên Tạng biên tập, cũng như Pháp Tạng (http://phaptangpgvn.net/vie/) do Thầy Tâm Nhãn phụ trách.
19/06/2021(Xem: 16246)
MỤC LỤC Lời đầu sách 2 TÌM HIỂU GIÁO LÝ PHẬT GIÁO 9 ĐỨC PHẬT 12 GIÁO PHÁP 36 TĂNG ĐOÀN 119 PHÁI TỲ NI ĐA LƯU CHI. 136 PHÁI VÔ NGÔN THÔNG.. 137 PHÁI THẢO ĐƯỜNG.. 139 HIẾN CHƯƠNG CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT. 154 TIỂU SỬ ĐỨC TĂNG THỐNG GHPGVNTN.. 165 TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA.. 177
16/06/2021(Xem: 4989)
Phần này bàn về các tên gọi thợ dào, thợ rèn, thợ máy cùng tương quan Hán Việt đ - d như đao -dao, đáo –dáo vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ), thí dụ như dộng trong câu làm khải dộng chúa hay cây da so với cây đa chẳng hạn. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
16/06/2021(Xem: 5135)
Chỉ mới 11 tuổi, Trần Anh Nam đã sếp sòng đám con nít cùng trang lứa dọc suốt đại lộ Phan Bội Châu quẹo qua Quang Trung Ngã Tư Chính, bày ra nhiều trò chơi, nghịch phá làm người lớn vừa ngưỡng mộ vừa điên đầu nhưng lại thu hút đám bạn của nó. Trần Anh Nam mới nghe tên, ai cũng nghĩ là con trai. Không, cô bé chính hiệu thị mẹt, là con út của một gia đình năm người con gái. Bởi mơ được sinh con trai để có người nối dõi tông đường, nên chưa sinh ra, cha mẹ cô bé đã lo đặt sẵn cái tên con trai, sắm sửa quần áo cũng con trai với hy vọng đứa thứ năm này phải là con trai. Cũng cần nói thêm, thời cô bé được sinh ra, y học chưa văn minh để có thể siêu âm biết trước trai hay gái.
16/06/2021(Xem: 6255)
TÂM THƯ CẢM TẠ CỨU TRỢ ẤN ĐỘ Kính bạch quý Ngài Kính thưa quý vị, Từ đầu tháng tư năm 2021 đến nay, Covid-19 biến thể đã bùng nổ tại nước Ấn Độ, và khiến con số người bị nhiễm tăng vọt, cũng như số người tử vong. Theo tình hình mới nhất gần đây, Ấn Độ ghi nhận đã có hơn 19 triệu ca nhiễm virus corona, và đã có hơn 215.000 ca tử vong, tuy trên thực tế số lượng tử vong được cho là cao hơn nhiều. Số tử vong hàng ngày cao nhất trước đó ở nước này, cũng được nêu trong tuần rồi, là 3.645 trường hợp. Cạnh bên sự nhiễm bệnh và tử vong, Ấn Độ còn phải gánh nặng bởi sự thiếu thốn lương thực trầm trọng, nạn đói bao trùm khắp khắp nơi.
15/06/2021(Xem: 4635)
Theo phép niệm tâm hay quán tâm được ghi lại trong kinh điển, hành giả khách quan ghi nhận kịp thời những trạng thái tâm đang sanh khởi nổi bật ngay trong khoảnh khắc hiện tại. Tâm như thế nào, hành giả ghi nhận như thế ấy, không thêm không bớt. Trong cuộc sống hằng ngày, con người bị tâm tham, sân, si chi phối thường xuyên. Với người đời, ta có thể khuyên nhắc đừng tham, đừng sân như một bài học luân lý, đạo đức. Nhưng với người hành đạo, Đức Phật chỉ dẫn phương cách đối trị trực tiếp.
14/06/2021(Xem: 5305)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Để duy trì truyền thống An Cư Kiết Hạ hằng năm là truyền thống của Tăng đoàn tự ngàn xưa của đức Phật, mặc dù Ấn Độ đang trong tình trạng Dịch bịch nhưng chư Tăng các truyền thống vẫn câu hội về một trú xứ để tác pháp An Cư Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương ở xứ này, chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường đến Đại Tăng với ước mong các ngài yên tâm An Cư tu tập trong hoàn cảnh thiếu thốn chung của nạn Dịch.
12/06/2021(Xem: 3930)
Ngay trước khi khởi đầu của thời gian, nữ thần Ticca dong chơi trong vườn và tạo ra những hình tượng bằng đất bùn. Cùng lúc đó lại trùng hợp với chuyện là bà mẹ của Ticca đang bận âm mưu cùng với các chị em của bà để chống lại gia đình chồng bà nên bà không nhận thấy rằng đứa con gái nhỏ của bà đã trở thành một người đàn bà trẻ có thể tạo ra được sự sống. Do sự lơ đễnh của bà mẹ cô, Ticca không hay biết rằng cô đã có được những quyền năng mới và những trách nhiệm trao phó vào tay người đàn bà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]