Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05-Bồ Tát Sợ Nhân, Chúng Sanh Sợ Quả

27/02/201104:59(Xem: 7470)
05-Bồ Tát Sợ Nhân, Chúng Sanh Sợ Quả

TU LÀ CHUYỂN NGHIỆP
HT. Thích Thanh Từ

Bồ Tát Sợ Nhân, Chúng Sanh Sợ Quả

Nhiều Phật tử đi chùa quyy đã lâu, biết tụng kinh niệm Phật, thế mà đối với lýnhân quả chưa đủ lòng tin. Nếu chưa đủ lòng tin nhân quảthì giáo lý Phật coi như chưa hiểu gì cả, vì lý nhân quảlà nền tảng của Phật pháp. Tin lý nhân quả là điều thiếtyếu nhưng không phải tin suông, tin mù quáng mà là một sựkiện thực tế, cụ thể ngay trong cuộc sống, rất sáng tỏ,không mơ hồ huyền hoặc.

Thế nào là "Bồ Tát sợ nhân, chúngsanh sợ quả"?

Bồ Tát nguyên chữ Phạn là Bodhisattva,dịch âm là Bồ Đề Tát Đỏa, dịch nghĩa là hữu tình giác.Tức là một chúng sanh đã giác ngộ và đang giúp cho nhữngchúng sanh khác cũng được giác ngộ như mình, thì gọi làBồ Tát. Nhờ đã giác ngộ thấu suốt được lý nhân quảtrong ba đời, nên chỉ sợ nhân mà không sợ quả. Chúng sanhlà loại hữu tình có sinh có tử còn vô minh nên đi mãi trongvòng luân hồi. Vì chưa giác ngộ, còn mê mờ không thông lýnhân quả nên chỉ sợ quả mà không sợ nhân. Vậy kiểm lạitrong chúng ta, ai là người biết sợ nhân xấu đó là ngườigiác, là Bồ Tát, ai sợ quả xấu là kẻ mê, là chúng sanh.Bồ Tát hay chúng sanh là tự chúng ta có thấy biết đúng sựthật hay không, chớ không phải Bồ Tát cỡi hạc hay cỡisư tử đi trên hư không để cho người ngưỡng vọng lễbái. Nếu giác, thấy đúng lẽ thật, nhận biết một cáchchính xác nhân nào đưa đến quả khổ, nhân nào đưa đếnquả an lạc. Do biết rõ, nên thấy nhân nào đưa đến quảkhổ quyết định không làm, vì tạo nhân rồi thì không tránhđược quả, đó là Bồ Tát sợ nhân. Ngược lại, cái nhânđưa đến quả khổ nếu chúng ta không biết để tránh, màchỉ thấy quả khổ đến lo sợ tránh né, đó là chúng sanhsợ quả. Ví dụ người có tật nóng giận, mỗi khi có ngườitrong nhà hay hàng xóm nói hoặc làm điều gì trái ý liềnla lối đánh đập. Nếu chửi bới hay đánh đập vợ con trongnhà bị thương tích thì tốn tiền thuốc thang chữa trị,bị xóm giềng cười chê là đồ bất nghĩa bất nhân, khiếntâm ray rứt hối hận.

Nếu đánh đập người ngoài xãhội có thương tích thì bị người đánh lại hay bị bắtbớ giam cầm. Khi đánh chửi thì không sợ, đến khi thấyvợ con đau bịnh hoặc bị người đánh lại, hay bị tù tộithì lo sợ. Đó là người mê hay tỉnh? Vì mê không biết nhânxấu ác sẽ đưa đến quả khổ, nên cứ làm rồi thọ quảkhổ chừng đó mới sợ.

Người có lòng tham, thấy của ngườidễ lấy, liền lấy đem về làm của mình, khi lén lấy củangười thì không sợ mà chỉ thích thú là mình được của.Để khi chủ nhà hay mất của, báo nhà chức trách truy tìmlùng bắt kẻ trộm thì lo sợ. Đó là người mê, vì mê nênkhông biết tạo nhân xấu phải chịu quả khổ, cứ làm đểrồi quả khổ đến thì hoảng kinh lo sợ.

Có nhiều thiếu niên 14, 15 tuổithấy người lớn hút thuốc nhả khói phì phà có vẻ oai vệthư nhàn nên tập hút, hút một thời gian thì ghiền. Khi ghiền,nếu có thuốc hút thì tạm ổn, hôm nào không tiền mua thuốcthì ngáp dài chảy nước dãi thèm thuồng, chịu không nổi,tới người này, người kia năn nỉ mượn tiền mua thuốchút, thật là khổ sở. Đó là cái quả chặng thứ nhất.Đến quả chặng thứ hai là hút tới lới tới già thì bịnám phổi, ung thư phổi, bịnh trầm kha, khốn khổ vô cùng.Lúc hút thuốc hồn lâng lâng quyện theo khói theo mây thì khôngsợ. Đến khi cơn ghiền hành hạ không tiền mua thuốc, bịnhhoạn bứt ngặt không tiền uống thuốc, không thuốc đểđiều trị, chừng khổ đến mới sợ.

Lại có những chú bé mười lămmười bảy tuổi thấy cha chú uống rượu bàn tán việc làngviệc nước, việc cổ kim thời sự ra vẻ người hiểu biếtsành đời, nên thích thú tập uống. Khi mới uống thì cảmthấy cay nóng, tập một thới gian trở thành dễ chịu vàđi tới ghiền. Khi ghiền rồi thì mỗi ngày phải có rượumới yên, nếu không rượu thì uạ ọc bực bội khó chịu.Đó là cái quả thứ nhất không rượu uống. Nếu gặp tiệctùng anh em đông đảo, người chén thù người chén tạc, kếtquả là say túy lúy, đi ngã bờ ngã bụi làm trò cười chothiên hạ. Khi về đến nhà thì chửi đánh vợ con, ói mửađầy đất hôi hám nhơ bẩn nhà cửa, khiến cho cha mẹ vợcon buồn chán. Đó là cái quả thứ hai, làm cho gia đình mấthạnh phúc. Đến cái quả thứ ba là chai gan, loét dạ dày...đau bịnh trầm kha vô cùng khốn khổ. Từ cái nhân nhỏ đưatới cái quả thật to, mà người ta không thấy nên mới tạo,để rồi thọ quả vô cùng khốn khổ, hối hận thì khôngkịp. Vậy, người tập tành những thói hư tật xấu đó làgiác ngộ hay mê? Bởi mê nên mới khổ. Nếu giác như BồTát biết rõ hút thuốc uống rượu là cái nhân đưa tớinghiện ngập, bịnh hoạn nghèo khổ, gia đình mất hạnh phúc.Biết như vậy, nhất định không uống, không hút, dù ngườicó cố tình mời mọc, dứt khoát không dùng. Đó là ngườisống có tính giác nên không khổ. Nếu sống mà không biếtnhân nào đưa tới quả khổ, nhân nào đưa tới quả vui, mặctình tạo tác để rồi quả đến thì kêu trời trách đất.Đó là người mê muội không biết tránh nhân, chỉ biết sợquả nên bị khổ đau. Vậy chúng ta hiện có mặt ở đâytự xét lại coi mình là người giác hay kẻ mê? Ai cũng muốnmình là người giác, không bị khổ đau bứt ngặt thì nêntập hạnh của Bồ Tát là biết tránh nhân xấu, chớ khôngsợ quả xấu.

Ở thế gian có nhiều trường hợpmới thoạt nhìn, thấy dường như rất tốt, nhưng nhìn kỹthì chẳng tốt chút nào. Chẳng hạn người biết hút thuốcgặp người chưa biết hút thì mời ép cho hút, đến khi ghiềnthuốc rồi, không tiền mua, xin thì kkhông cho. Hoặc ngườichưa biết uống rượu được người biết uống rượu mờimọc ép uống, đến khi ghiền rồi thì ít khi được mờiuống. Vậy, những người bạn thuốc bạn rượu có thậtthương thật tốt với chúng ta không??? Bạn thuốc bạn rượukhông phải là người để chúng ta kết giao thân thiện.

Lại có trường hợp Phật tử thườngđi chùa tụng kinh lạy Phật. Một hôm có người nói: "Chịnăm nay bị sao Kế Đô chiếu mạng, coi chừng bị tai nạn".Phật tử này không dám đi đâu, ngay cả đi chùa cũng khôngđi, ở nhà lo lắng buồn rầu... Phật tử đi chùa với tâmtrạng như vậy, có hiểu lý nhân quả không? Sao Kế Đô đódo ai đặt ra. Nhà thiên văn địa lý nào đó đặt ra mỗitinh tú có một cái tên, trong đó có một tinh tú mang tên KếĐô và mỗi tinh tú vận hành theo luật thiên nhiên của vũtrụ, đâu có chủ yếu chiếu vào người nào để cho ngườiđó thọ nạn? Theo lý nhân quả của Phật giáo thì do ngườichủ động tạo tác nhân (nguyên nhân tạo nên sự vật, khisự vật thành hình gọi là kết quả) và quả cũng do ngườitạo tác nhận chớ không ai khác. Phật, trời, thánh, thầnkhông định đặt cho con người khổ hay vui, mà do con ngườilàm chủ; Nếu tạo nhân xấu là thọ quả xấu, nếu tạonhân tốt thì thọ quả tốt. Vậy sợ là sợ cái gì? Giảsử có một Phật tử đúng vào năm sao hạn xấu mà tâm lúcnào cũng nghĩ tốt, nói năng thì vui vẻ nhã nhặn, đối vớimọi người thì luôn luôn tử tế hài hòa, thì Phật tử ấythường được người thương hay ghét? -Thương. Ngược lại,nếu có một Phật tử hay đi chùa được tuổi tốt sao hạntốt mà tâm thường nghĩ quấy, nói năng thô lỗ cộc cằn,đối xử với mọi người thì hơn thua lấn lướt. Vậy Phậttử đó được thương hay bị ghét? -Ghét. Vậy, do tâm niệmxấu xa, ngôn ngữ cộc cằn thô lỗ, hành động bất hảolàm cho người ta ghét hay sao hạn làm người ghét? Và tâmniệm tốt đẹp, ngôn ngữ nhã nhặn, việc làm lương thiệnkhiến cho người thương hay sao hạn khiến cho người thương???Nếu người thương thì được người hoan hỉ giúp đỡ, đólà phước. Nếu có người ghét thì bị hại đó là tội.Rõ ràng tội phước là do ý nghĩ lời nói hành động mà ra,ý nghĩ lời nói hành động tốt là gieo nhân lành, đã gieonhân lành thì quả sẽ an vui tốt đẹp, ý nghĩ lời nói hànhđộng xấu là gieo nhân ác thì gặt quả xấu khổ đau. Khổhay sướng là do nhân tốt hay xấu chớ đâu do tuổi xấu saohạn xấu?

Đa số người Việt Nam đều ngạingùng ngày mùng năm, mười bốn, hai mươi ba, đi đường thìkhông dám đi, làm việc thì không dám khởi công vào nhữngngày này, vì đó là những ngày xấu. Với những ngày xấunày, nếu quý Phật tử để dành tiền mua sắm phẩm thựcvật dụng cần thiết để đem đi giúp đỡ người tàn tật,bệnh hoạn hay già yếu thì ngày đó là ngày tốt hay ngàyxấu?-Tốt. Trong những ngày mà đi giúp đỡ xoa dịu cho ngườibớt cơn nghèo túng đói khổ, không phải ngày tốt là gì?Còn những ngày khác được coi là tốt mà ra đường gặpai cũng cãi cũng gây rồi đi tới đánh đập kiện cáo. Vậyngày đó là ngày tốt hay xấu?-Xấu. Tại ngày đó xấu haytại chửi lộn đánh lộn thành xấu? Tại mình không biếtchế ngự thân miệng ý mới có chuyện đánh chửi xảy ranên xấu. Như vậy, ngày được mọi người cho là tốt màgieo nhân xấu thì ngày đó cũng trở thành xấu mà biết gieonhân tốt thì ngày đó cũng trở thành tốt. Lỗi tại ngàygiờ hay lỗi tại hành động con người? Nếu lời nói hànhđộng con người gây tai họa hay được an vui, thì rõ ràngcon người gieo nhân và cũng chính con người chịu quả, đâuphải ngày giờ sao hạn định tốt xấu cho con người. Đãlà Phật tử, có còn sợ và tin ngày giờ, sao hạn tốt xấunữa không? Nếu còn thì lòng tin nhân quả chưa có. Luật nhânquả "là một lẽ thực cụ thể", vì Phật tử không hiểuchưa tin nên nói mơ màng tưởng tượng ra lý này lẽ nọ đểmà tin mà làm. Thế nên có nhiều Phật tử đã quy y mà vẫntin những cái quàng xiên, mơ hồ không đúng lẽ thật.

Ví dụ tromg gia đình hai vợ chồngcó những quan điểm bất đồng nên gây cãi nhau, lần đầukhông giải quyết ổn thỏa, ít hôm sau lại cãi nữa, và cứcãi hoài đến năm bảy lần... rồi họ thắc mắc tại saotrong nhà cứ xào xáo hoài, họ cho rằng do cái cửa, cái bếpđặt không đúng hướng, nên đến chùa nhờ thầy giở lịchra coi, rồi xây lại cái bếp sửa lại cái cửa. Nhưng, xâybếp sửa cửa xong họ lại cãi nữa... Hai người bất đồngý kiến mà không chịu hóa giải cho đồng, cho có một hướngchung để xây dựng cuộc sống chung cho có hạnh phúc mà losửa bếp sửa cửa. Chỉ làm chuyện bên lề không đúng vàođâu. Chẳng hạn có cuộc cãi vã đó là do ông chồng đangcó chuyện tình cảm riêng tư, nên người vợ buồn phiềnsanh ra rầy rà. Muốn cho gia đình được êm ấm, thì ngườichồng phải tu chỉnh thói hư tật xấu, để trở thành ngườichồng tốt, người chồng có đủ tư chất. Còn cái bếp cáicửa vô tri có dính dáng gì với chuyện cãi vã của vợ chồngtrong gia đình? Thế mà người ta vì không hiểu nên không thấycái nhân gây ra cái dở cái xấu, để rồi trốn tránh tráchnhiệm và đổ thừa cho ngoại cảnh. Quý vị có tự thấymình mỗi khi làm điều gì hư dở là nêu lý do này lý do nọ,chứ không dám nhận cái hư dở là tại mình sơ thất và canđảm chịu trách nhiệm. Đó là do tâm hồn yếu đuối, khônggan dạ nhìn nhận sự thật.

Nếu người Phật tử hiểu đượclý nhân quả, biết được mọi sự vật xảy ra giữa mìnhvới người đếu do cái nhân từ trước, mà nhân đó chínhmình tạo chớ không phải ngẫu nhiên mà có. Chẳng hạn điđường gặp người quen vừa thấy mặt mình là họ xoay mặtđi chỗ khác, mình liền bực cho rằng họ khinh mình, bèn nóixa nói gần một hồi sanh ra gây chửi. Chửi rồi, về nhànói rằng tôi không chọc ghẹo mà nó kênh với tôi nên tôiphải cho nó một bài học. Người nói như vậy là vô lý,vì trong sự tương giao, mình cũng như người chưa từng nóihay làm điều gì mích lòng nhau, vẫn đối xử với nhau tốtđẹp, thì có khi nào gặp nhau là khó chịu xoay mặt làm lơ?Không ai mà bất thường đến thế ! Chắc chắn là mình hoặcvô tình hay cố ý đã làm cho họ xúc não rồi, nên gặp mìnhlà họ tránh né. Đó là do mình đã gây nhân không tốt vớihọ rồi, chớ đâu phải vô cớ. Quý vị xét kỹ lại xemtrong gia đình ngoài xã hội từ vợ chồng con cái cho đếnquyến thuộc anh em bằng hữu, nếu có chuyện không ổn xảyra, đều do nguyên nhân không tốt, hoặc người này hay ngườikia tạo ra mà người trong cuộc không có gan nhận trách nhiệmtự nơi mình mà đổ thừa lý này lẽ nọ. Vì thế mới cóthầy bói khai thác cái nhược điểm đó để ăn tiền. NếuPhật tử mà tin sâu lý nhân quả thì không tốn tiền coi bói.Ngày xưa tôi có quen một ông thầy bói, ông nói cho tôi nghecái thuật coi tướng số của ông mà tôi cười quá chừng.Ông nói coi tay đâu cần coi, chỉ nhìn dáng người là đoánđúng tâm lý. Chẳng hạn vợ ông cả ông chủ đến coi màthấy người héo hon xanh xao, là biết bà đang bệnh gì rồi.Ông liền nói: Bà rất hiền lành, rất phúc hậu, trong nhàbà có người xen vô làm cho gia đình mất hạnh phúc, nên bàbuồn rầu sinh bệnh hoạn... Bà khen ông coi rất hay nên trảtiền rất hậu. Còn nếu thanh niên nhờ xem vận mạng đenđỏ trong kỳ thi tới, thì ông nói: Không sao, cháu thế nàocũng đậu, nhớ ráng học, học giỏi thì sẽ thi đậu. Tớichừng thi, nếu đậu thì ông được khen và được thưởng,nếu rớt thì ông nói tại cháu không chịu ham học... Ôngnói, bói là đánh vào tâm lý, đánh vào sở thích, nói chongười ta vừa lòng thì dù đúng hay không cũng thù lao tiềntrọng hậu. Để thấy người coi bói là họ ve vuốt theo tìnhcảm, chúng ta thích cái gì thì họ cứ vuốt ngọt cái nấyđể chúng ta vừa lòng, đã hài lòng thì dù nói dở cũng thànhhay, nói trật cũng thành trúng. Đó là cái thuật mà ngườichuyên nghiệp họ kể lại cho chúng tôi nghe. Điếu cần thiếtcủa họ là khéo mồm khéo miệng, nhờ khéo lời, nên ngườicoi bói tốn tiền mà không lẩn tiếc, cứ đi coi hoài.

Người băn khoăn lo lắng hậu vậncủa mình là người không tin nhân quả, nếu tin nhân quảthì có gì băn khoăn lo lắng? Muốn mai kia được sung sướngthì ngày nay cứ lo làm lợi ích cho mọi người. Muốn mai kiathi đậu vẻ vang thì ngày nay phải chăm học, học giỏi. Muốncho mọi người ai thấy mình cũng mừng rỡ thì cứ đối đãitử tế với mọi người. Mình đã tạo nhân thì quả sẽđến, chớ không thể bỗng dưng mà có.

Như vậy, quý Phật tử có nên đoánvận mệnh nữa không? Giả sử mỗi năm cần đoán hậu vậnkhoảng năm ba chục lần, thay vì làm việc đó, quý vị nênsắm phẩm thực vật dụng thuốc men cho cô nhi, người già,người bệnh, vì họ đang cần sự giúp đỡ của chúng ta.

Châm ngôn Việt Nam có câu: "Tay cầmtiền quý bo bo, đem cho thầy bói mang lo cho mình". Làm ra tiềnthì phải lao động tay chân hay trí óc cực nhọc nên quý nólắm. Nhưng đem tiền đến thầy bói coi vận mạng, nếu họnói năm này là năm tuổi, nhằm sao la hầu chiếu mạng, hậuvận không tốt... Coi xong về nhà lo rầu, không biết tai nạngì sẽ đến với mình, rồi bỏ ăn mất ngủ. Đi coi bói chỉthêm buồn thêm lo thôi, có lợi gì? Người tin nhân quả cứtạo nhân lành thì quả tốt sẽ đến, còn tạo nhân ác thìdù cho có ai khen tốt khen hay, thì quả xấu vẫn cứ đến.Giả sử đối với một người nào đó mà mình ghét họ,khinh họ, nói xấu họ, chắc chắn là họ không quý mến mình.Ngược lại, đối với họ nếu mình cảm thông, chân tìnhgiúp đỡ, dù không muốn họ quý mến mình, họ vẫn cứ mến.Nhân quả theo nhau không rời, rõ ràng mà nhiều người khôngtin, cứ tin những chuyện bâng quơ vô căn cứ. Như vậy, ngườiPhật tử hiểu rõ lý nhân quả thì tránh nhân hay sợ quả?Nếu biết tránh nhân xấu tạo nhân tốt thì quả xấu làmgì có? Người mà biết tránh nhân xấu tạo nhân tốt là ngườitỉnh hay người mê? Đó là người tỉnh, người giác, làBồ Tát con. Bồ Tát thì sáng suốt, biết tránh nhân xấu thìquả khổ không đến nên được an lạc, chúng sanh vì si mê,cứ tạo nhân xấu thì quả xấu cứ đến nên đau khổ.

Người tránh nhân xấu thì khôngbăn khoăn về chuyện thương chuyện ghét, không băn khoăn vềhậu vận rủi may, cứ trải lòng thương đến mọi ngườivà làm lợi ích cho mọi người, lòng không lẩn tiếc hay toantính. Chúng ta thường có những bất công mà không tự thấy,không đem nguồn vui đến cho mọi người mà cứ mong mình luônđược vui sướng, điều này khó có thể xảy ra.

Ví dụ muốn ráp một chiếc xe đạptoàn hảo vừa chắc chắn vừa đẹp, phải lựa mua nhữngbộ phận cho thật tốt. Cần có đủ năm chục bộ phận mớiráp được chiếc xe vừa bền vừa đẹp, mà chúng ta chỉcó hai chục bộ phận hoặc mười bộ phận là đồ tốt,những bộ phận còn lại là đồ xấu, khi ráp xong chiếc xe,chiếc xe có được vừa ý không? -Không. Để thấy, muốnđược chiếc xe hoàn hảo thì phải chọn các bộ phận củachiếc xe cùng hoàn hảo.

Cũng vậy, con người ai cũng muốnđời mình hoàn toàn vui, không muốn chút khổ xen lấn, vậymà khi tạo thì không chọn thuần nhân lành mà cứ để xenlấn những điều xấu, thì làm sao được quả vui hoàn toàn?Chẳng hạn như các ông muốn thân thể được khỏe mạnh,tinh thần minh mẫn, mà lại hút thuốc uống rượu gây cáinhân đau bịnh, thì làm sao được khỏe mạnh sáng suốt. Muốncho thân khỏe tâm sáng thì phải sống có điều độ có thìgiờ nghỉ ngơi tịnh dưỡng thân tâm. Còn các bà các cô aicũng muốn tươi trẻ, vậy mà cứ buồn giận nhăn nhó quạuquọ hoài, thì làm sao tươi trẻ được. Muốn tươi trẻ thìphải sống lành mạnh vui vẻ, nhờ vui nên mới tươi, mà vuithì không giận. Vậy, nếu có ai lỡ làm phiền thì hoan hỷbỏ qua, đó là tạo nhân tươi trẻ. Bằng ngược lại, cứbuồn giận, hết phiền người này ghét người kia, mà giậnghét thì lòng đâu có an ổn nhẹ nhàng, ăn không ngon ngủkhông được, đó là cái nhân bệnh hoạn làm cho thân mìnhtiều tụy hốc hác. Nếu biết nhân xấu đưa tới quả xấuthì tránh, đừng muốn một đàng mà làm một nẻo thì khôngđược như ý. Vậy, biết tu một ngày là làm cho mình đượcan vui một ngày, tu một măm là làm cho mình được an vui mộtnăm và đồng thời cũng gây niềm vui cho mọi người. Hiểunhư vậy chúng ta mới thấy nhân quả giúp chúng ta nhìn đúnglẽ thật, sống an lành, trở thành người gan dạ mạnh mẽkhông nhát nhúa yếu đuối. Ví dụ có một Phật tử vì khôngđiều phục được cơn phiền giận nên lỡ đánh chửi người.Khi đánh chửi xong biết mình tạo nhân ác, chắc chắn làquả báo xấu sẽ đến. Nên khi bị người uy hiếp đánh đậplại thì gan dạ chịu chớ không kêu than hay trách cứ ai cả.Ngược lại, có người khi đánh chửi thì hăng hái, đếnkhi bị uy hiếp thì kêu trời kêu đất than trách đủ điều.Đó là người yếu đuối không thấy được nhân xấu màmình đã tạo. Vậy muốn được an vui thì phải gan dạ bỏnhững cái nhân xấu mà tạo nhân lành. Thường tạo nhân lànhthì cái xấu ác sẽ yếu dần và hết hẳn.

Hiểu được lý nhân quả thì đốivới những sự việc bất tường xảy ra, chúng ta sẽ khôngtrách người mà tự trách mình, do mình trước kia mê muộikhông tránh nhân xấu ác nên giờ này thọ quả xấu. Sẵnsàng đón nhận một cách gan dạ bình tĩnh. Chúng ta thườngthấy trong một gia đình hai ba chị em sống chung, có một ngườilỡ làm bể một cái tô hay cái dĩa, sợ bị rầy nên phi tang.Đến khi má hay ba hỏi không ai nhận là mình làm bể, tháiđộ như thế là nhát nhúa không có tinh thần trách nhiệm,lỡ làm thì gan dạ thú nhận lỗi của mình để người kháckhông bị hàm oan, không bị vạ lây bởi cái dở của mình.Lý nhân quả giúp con người có tinh thần trách nhiệm, sángsuốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm nhân xấu để tránh.và lỡ tạo nhân xấu rồi, thì sẵn sàng chấp nhận quảxấu một cách gan dạ không sợ sệt, không lẩn trốn. Vìkhông hiểu lý nhân quả nên mới nhát nhúa, sợ sệt, khôngcó chánh tín, rồi làm xằng bậy sẽ đi vào con đường tàmột cách dễ dàng.

Hiện tại có một số Phât tửcó cái lệ đầu năm đi chùa hái lộc, hay đi cúng thập tựđể cầu cho trọn năm được bình an. Nhưng nếu nửa nămcó xảy ra hoạn nạn thì thắc mắc tại sao mình đi cúng thậptự và đã cầu an mà vẫn còn hoạn nạn. Rồi cho rằng chùacầu nguyện không linh, định năm sau sẽ không đi cúng chùanữa. Quan niệm như vậy là không chánh đáng. Vì đi cúng chùacầu xin Phật ban phước lành, đó chỉ là một ảo tưởng.Phật có bao giờ ban phước giáng họa cho ai đâu? Phật chỉdạy cho ta việc nào để làm cho được an vui, việc nào nêntránh để khỏi bị khổ. Chúng ta nghe lời dạy của Ngàithực hành theo mới hết khổ. Phật không phải là một thầnlinh để ta tôn thờ lễ lạy và cầu xin phước lộc.

Năm rồi có một Phật tử hỏitôi:

-Thưa thầy. có người nói bà ChúaXứ ở Châu Đốc linh lắm, Đến miếu bà vay tiền về làmăn sẽ phát đạt. Theo thầy thì quan niệm đó đúng hay sai?

Tôi đáp:

-Nếu vay tiền ở miếu bà về làmăn phát tài, thì mọi người ở Châu Đốc đều giàu hết,vì ở đó gần, họ sẽ vay để làm giàu. Nhưng có nhiềugia đình ở chung quanh miếu bà, nhà còn lụp xụp có vẻ nghèokhó, họ dại gì không vô miếu vay mà làm giàu, để quý vịtừ phương xa đến vay?

Đó là một chuyện vô lý, vậymà người ta vẫn cứ tin, tin một cách mù quáng. Người Phậttử không thấy được lẽ thật, tin hết chỗ này linh đếnchỗ khác linh, đua nhau đi tìm sự linh hiển ở bên ngoài.Không thấy được linh hay không linh là cái nhân tốt hay xấumà mình đã tạo, tạo nhân tốt thì gặp quả tốt, tạo nhânxấu thì gặp quả xấu. điều đó quá rõ ràng, vì chúng tachưa định tĩnh nên không thấy đó vậy.

Lại có người hỏi:

-Thưa thầy, nhiều người đi biểngặp sóng to gió lớn, họ niệm Bồ Tát Quan Thế Âm, thấyBồ Tát đến cứu họ được thoát nạn, họ cho rằng BồTát linh thiêng. Theo thầy thì sự kiện đó như thế nào?

Tôi đáp: Đã là Phật tử đi sôngđi biển gặp sóng gió thì không ai tiếc hơi mà không niệmQuán Thế Âm Bồ Tát. Nhưng tại sao có người được cứu,vẫn có người bị chết chìm? Có phải Bồ Tát Quán ThếÂm thương người này mà không thương người kia không?

Vì không hiểu lý nhân quả nênchorằng người không bị nạn là nhờ niệm Bồ Tát. Bồ Tátlinh giải cứu cho thoát nạn. Còn người bị nạn niệm BồTát, mà Bồ Tát không linh nên không cứu. Tại sao đồng niệmBồ Tát mà người niệm linh, người niệm không linh, làm saocho rõ lẽ này? Người niệm danh hiệu Bồ Tát mà được thoátlà vì chính người đó có nhiều nhân lành nhiều phước đức.Nên khi tâm khởi tưởng Phật, tưởng Bồ Tát thì thấy Phậtvà Bồ Tát hiện. Vì chủng nghiệp lành đã huân chứa sẵnđủ duyên liền khởi hiện hành (thấy Phật thấy Bồ Tát),Và vì do tích chứa nhiều nghiệp lành thì làm sao thọ quảkhổ được? Còn người niệm danh hiệu Bồ Tát mà vẫn bịnạn, chính vì người đó thiếu phước không có tích lũynghiệp lành (chủng tử Phật, Bồ Tát không có sẵn). Tuy cókhởi niệm mà Phật và Bồ Tát vẫn không hiện. Và vì nhânác đã có sẵn nên chiêu quả không lành. Để thấy, sự kiệntrên cũng do nhân lành hay dữ mà chúng ta tạo, không phảido từ Phật hay Bồ Tát linh thiêng đến giúp. Thế nên ngườiPhật tử tu hành đầu tiên là phải hiểu lý nhân quả, biếtnhân nào nên làm nhân nào nên tránh, đó là chúng ta tiếnvào con đường giác, mà người sống có tỉnh có giác thìhết khổ được vui, rõ ràng không nghi ngờ.

Hằng ngày trong công việc làm ăntuy có bận rộn giao tế nhiều với mọi người, nhưng nếuchúng ta biết tránh nhân dữ, chọn nhân lành, thì từ ý nghĩ,lời nói, việc làm lúc nào cũng lương thiện, vừa lợi mìnhvừa lợi người, đó là chúng ta đã tu. Chúng ta phải thườngxuyên tu, tu từng phút, từng giờ, tu cả ngày... chớ đâuphải đợi tới giờ tụng kinh lạy Phật mới tu, ngoài giờđó nếu có ai đụng chạm đến là ăn thua đủ, tu như vậylà không hiền. Lạy Phật thì lạy, tụng kinh thì tụng, chửilộn vẫn cứ chửi, đánh lộn cũng dám đánh. Thế nên tumà không hết khổ lỗi tại chỗ đó. Vì tu mà chỉ biếttu với Phật không chịu tu với chúng sanh, cũng không chịutu với chính mình nữa. Phật đâu có cần chúng ta tu vớiNgài, vậy mà cứ nghiêm trang lễ bái Phật, còn ra ngoài đờivới mọi người thì không nhịn một lời, không nhường mộtbước, ăn thua đủ. Đối với Phật dù quý vị có khen haychê, Ngài cũng không vui không buồn, cũng không nói một lời,Ngài cũng không cần chúng ta tu với Ngài.

Còn chúng sanh thì dễ buồn giận,nên chúng ta mới tu với họ thì mình bớt khổ mà họ cũngbớt khổ. Biết tu với nhau là đem lại hạnh phúc cho nhau,đem sự bình an lại cho nhau. Phật dạy chúng ta tu là tu vớimọi loài, chớ đâu có bảo tu với Ngài. Vậy mà đa số ngườichỉ biết tu với Phật, ngày ngày lễ bái Phật, dâng hươngdâng hoa cúng Phật...

Thậm chí có nhiều người nói hômnay là ngày tôi ăn chay nên tôi tu, đợi ăn chay mới tu. Vậynhững ngày ăn mặn không tu sao? Một tháng ăn chay có bốnngày hoặc sáu ngày nên chỉ tu có bốn ngày hoặc sáu ngày,còn lại hai mươi bốn ngày hoặc hai mươi sáu ngày cứ tựdo làm ác với mọi người sao?

Nếu đợi đến trước tượng Phậtmới tu, đợi tụng kinh mới tu, đợi ăn chay mới tu, tu nhưthế thì quá hạn chế. Tu là phải thường xuyên nhìn thấytừng hành động, từng lời nói, từng ý nghĩ của mình, nếutốt thì cho ra, xấu thì dừng lại, đó mới thật là tu. Tunhư vậy mới đúng với tinh thần "Bồ Tát Sợ Nhân" và dùkhông muốn làm Bồ Tát thì quý vị cũng là Bồ Tát. Vì đãthực hành cái hạnh Bồ Tát ắt hẳn phải là Bồ Tát. BồTát là giác, biết được nhân xấu không làm, nhân tốt thìlàm đó là tỉnh giác, mà người hằng tỉnh hằng giác khôngphải là Bồ Tát là gì?

Các Phật tử ở đây đều thuộccâu "Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả". Vậy ai cũng biếtcũng biết việc nào nên làm việc nào nên tránh rồi. Tôimong rằng quý vị cố gắng tu hành để tương lai sẽ thànhBồ Tát, tập sống với quan niệm Bồ Tát, hành động theoBồ Tát thì mai kia chúng ta sẽ là Bồ Tát. Còn nếu cứ sốngtheo quan niệm và hành động của phàm phu thì suốt kiếp chúngta vẫn là phàm phu. Vậy, phàm phu và Bồ Tát không xa, chỉcó mê hay giác mà thôi. Nếu giác là Bồ Tát và được anvui, nếu mê là phàm phu và bị đau khổ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2011(Xem: 8492)
Thưa các vị Thanh thiếu niên: Mấy hôm trước một cơn mưa to ập đến, con đê vừa mới đắp để ngăn chặn dòng suối ở phía Tây đã sạt lỡ rất nguy hiểm, các vị pháp sư trong học viện đích thân dẫn đại chúng đến đó để sửa sang lại. Việc công quả trong Phật giáo cũng là một pháp tu, cũng là một thời khóa, tham gia công việc khiến cho chúng ta có thể hiểu rõ sự thánh thiện của việc làm, sự vĩ đại của việc phục vụ, từ công việc chúng ta có thể nhận thức được mình là người hữu dụng.
02/08/2011(Xem: 19520)
Cần tảo Già lam địa Thời thời phước huệ sanh Tuy vô tân khách chí Diệc hữu thánh nhơn hành. Dịch nghĩa: Siêng năng quét sạch đất chùa Để cho trí huệ bốn mùa phát sanh Tuy ngày không có khách lành Thánh nhơn thường đến kinh hành nơi đây.
02/08/2011(Xem: 7399)
Giáo lý của đạo Phật tuy rất sâu xa mầu nhiệm nhưng cũng vô cùng thiết thực, gần gũi; tuy nói tánh không, giải thoát, nhưng cũng không rời sự sống của muôn loài; tuy nói hành thiền, quán tịnh, nhưng nhất cử nhất động cũng đều vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Bậc chân tu giác ngộ từ xưa nay chưa từng nghĩ đến việc lìa khỏi chúng sinh phiền não để riêng mình được phần giải thoát. Chính đức Phật Thích-ca cũng từng thị hiện trải qua biết bao khó nhọc, suốt bốn mươi chín năm không một phút nghỉ ngơi để rộng truyền Chánh pháp khắp nơi.
02/08/2011(Xem: 6448)
Tiếp nối mạch chương trình Bố tát, Quá đường tập trung và sinh hoạt thảo luận của Chư Tăng tại Thừa Thiên Huế. Chiều ngày 30.6. Tân Mão (30.7.2011) tại Văn phòng Ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi hội thảo, tọa đàm lần thứ 5 mùa an cư 2011 với vấn đề đưa ra thảo luận lài “Cảnh giác mọi âm mưa chia rẻ nội bộ Phật giáo và xâm thực Phật giáo”
01/08/2011(Xem: 14037)
Đã có một thời tôi không biết Phật pháp là gì? Trong ký ức tuổi thơ của mình, Phật pháp là những quyển sách ố vàng, vằn vện những chữ tôi không đọc được, hoặc có đọc được vẫn là những âm tự bí ẩn, xa lạ. Tôi không hề có hứng thú để tìm hiểu về Phật giáo cũng vì những lẽ đó. Nhưng rồi do duyên lành, tôi được những đạo hữu quen và không quen giới thiệu những quyển sách đọc được về Phật pháp. Những quyển sách đã khai tâm cho tôi, đã dẫn tôi những bước chập chững đến với kho tàng Phật pháp. Tôi hiểu ra rằng, Đức Phật đã có đến hàng vạn pháp cho mọi người tùy theo căn cơ của mỗi người.
31/07/2011(Xem: 12841)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
30/07/2011(Xem: 17691)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được.
27/07/2011(Xem: 10888)
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp các bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian, Ngôn ngữ, Giáo nghĩa, và Giải hành liên quan đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung luận, bản tiếng Phạn. Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải, Hành, Chứng trong Hoa nghiêm. Toàn bộ bản văn quyển sách để in PDF (7,1 MB)
27/07/2011(Xem: 9312)
Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn của Đại Sư Thật Hiền, Thật Hiền tôi là kẻ phàm phu Tăng bất tiếu ngu hèn, khóc ra lệ máu cúi đầu kính lạy, đau buồn khẩn thiết thưa với chư đại chúng hiện tiền, cùng với chư thiện nam tín nữ có đức tin trong sạch trong hiện đời. Cúi mong quý vị thương xót, lưu ý một chút mà nghe và xét cho.
27/07/2011(Xem: 9183)
Hỏi: Tại sao đạo Phật lại đề xướng ăn chay? Đáp:Người ăn chay thì dục niệm nhẹ. Kẻ ăn mặn thì dục niệm nặng nề. Có tôn giáo cho rằng động vật được sanh ra là để cho loài người ăn, cho nên ăn mặn là một việc hợp lý trời đất. Song le, Phật Giáo đề xướng tinh thần "mọi vật đều cùng một thể, đó gọi là Đại Bi," và xem mọi loài chúng sanh đều có Phật-tánh, đều sẽ thành Phật; cho nên chủ trương giới sát, phóng sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]