Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03-Biệt Nghiệp và Đồng Nghiệp

27/02/201104:59(Xem: 5726)
03-Biệt Nghiệp và Đồng Nghiệp

TU LÀ CHUYỂN NGHIỆP
HT. Thích Thanh Từ

Biệt Nghiệp và Đồng Nghiệp

Nghiệp là thói quen huân tậptạo thành sức mạnh chi phối tất cả mọi sinh hoạt trongcuộc sống của con người từ khi mở mắt chào đời cho đếnkhi nhắm mắt và những đời kế tiếp. Nếu người Phậttử tu mà không hiểu rõ về nghiệp thì khó mà ứng dụngtu hành để tới chỗ an lạc. Chữ nghiệp trong nhà Phật khôngcó nghĩa một chiều, hễ nói nghiệp thì phải là điều xấuđiều ác. Kỳ thật, nghiệp cũng có xấu và cũng có tốt,nghiệp cũng có nghiệp chung và nghiệp riêng. Nghiệp riêngthì gọi là biệt nghiệp và nghiệp chung thì gọi là đồngnghiệp.

Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phậtcó lấy một ví dụ để nói về nghiệp vọng kiến. Khi đóĐức Phật nói: Trước một cây đèn đang cháy, người nhặmmắt thấy chung quanh ngọn đèn có một cái vòng đỏ hoặcxanh. Còn những người mắt lành thì chỉ thấy ngọn đènđang cháy mà không thấy vòng đỏ hay vòng xanh. Cái vòng quanhđèn chỉ có đối với người bị nhặm mắt, đó là do nghiệpriêng của người bệnh mắt mà có thấy, còn người khôngbị nhặm mắt thì không thấy. Cũng vậy, trong cuộc sốnggiữa đời này tuy sống có mối liên hệ với nhau, nhưng mỗingười đều có mỗi cái nghiệp riêng của họ.

Ví dụ: Người có nghiệp chủngđồng bóng như thầy bùa, thầy pháp thì họ cho rằng có maquỉ. Còn người có tinh thần khoa học thực tế thì họ khôngtin có ma quỉ, họ chỉ tin những sự việc mà họ thấy vàchứng minh cụ thể. Vậy những sự việc mà một hay vài ngườithấy đó là nghiệp riêng của họ, vì họ chuyên làm cùngnghề cùng nghiệp thì họ hưởng ứng với nó. Cũng sự kiệnđó mà người khác không thấy là vì họ không có nghiệpđó.

Kinh Phật ví dụ: Có hai vợ chồngkia, chồng thì mù, vợ thì điếc, hai vợ chồng dắt nhau rachợ, chồng đàn vợ hát để kiếm tiền sinh sống. Hôm đócó một đám tang lớn đi qua, người chồng nghe tiếng trốngkèn bèn nói với vợ:

- Đám ma lớn quá, thổi kèn đánhtrống inh ỏi.

Người vợ cãi lại:

- Ông nói bậy, đâu có kèn trống,tôi chỉ thấy cờ phướn, chớ không nghe tiếng kèn trống.

Người chồng không chịu cãi lại:

- Bà nói bậy, tôi chỉ nghe thấykèn trống, chớ đâu có thấy cờ phướn.

Có như thế mà hai ông bà cãi lộnnhau, chồng thì nói có kèn trống không có cờ phướn, vợthì nói có cờ phướn mà không có kèn trống. Chồng tự cholà mình đúng, vợ cũng cho là mình không sai, hai vợ chồngcãi nhau hoài không ai chịu thua, giận tức nổi lên liền đánhlộn nhau. Người đi đường thấy mới can gián và hỏi duyêncớ. Người chồng phân bua:

- Tôi nghe đám ma thổi kèn đánhtrống, tôi nói có kèn trống bả không chịu, bả nói tôinói bậy, bả nói chỉ có cờ phướn, không có kèn trống,nên mới cãi nhau rồi nổi giận đánh lộn.

Người đi đường mới nói:

- Thưa ông bà, hai ông bà đều đúngcả, mà hai ông bà cũng đều sai. Vì đám ma này có kèn cótrống như ông nghe mà cũng có cờ phướn như bà thấy.

Nếu người chồng nghe tiếng kèntrống mà nhớ mình mù không thể thấy cờ phướn, và ngườivợ thấy cờ phướn mà nhớ mình điếc không thể nghe tiếngkèn trống thì đâu có cãi vả và đánh lộn nhau. Tại ngườinào cũng chủ quan, cho cái thấy nghe của mình là chân lý nênmới xảy ra cuộc cãi vả và đánh lộn nhau. Đó là nghiệpkhác nhau, không thể chấp nhận nhau.

Cũng vậy, chúng ta sanh ra đời mỗingười mang theo nghiệp riêng của mình mà cùng sống chung vớinhiều người khác, mỗi người chấp giữ và làm theo nghiệpriêng của mình mà không thừa nhận nghiệp riêng của ngườikhác, nên mới có sự cãi vả tranh chấp. Trong một gia đình,ông chồng thì huân tập cái nghiệp của người nam, bà vợthì huân tập cái nghiệp của người nữ. Hai cái nghiệp namnữ tuy có vài điểm tương đồng, nhưng cũng có nhiều điểmkhác biệt. Nên có nhiều gia đình vợ chồng gây cãi, đánhđập nhau hoài là vì chấp lý của mình là đúng, vợ cũngchấp lý của mình là đúng không biết dung hòa nhau để sống.Cái đúng của người chồng là do thói quen huân tập cái nghiệpcủa người nam. Cái đúng của người vợ là theo thói quenhuân tập cái nghiệp của người nữ, thế nên phải thôngcảm nhau để đối xử cho tốt đẹp, đem lại sự an vui hòathuận trong gia đình. Khi chúng ta biết mỗi người có nghiệpriêng thì không chủ quan, không chấp mà thông cảm hòa nhịnđược cuộc sống với mọi người.

Xưa có một gia đình, người vợthì tương đối tốt, biết bổn phận, biết lo làm ăn, ngườichồng thì bê tha rượu chè cờ bạc. Mỗi lần ông cờ bạcthua, về nhà là khảo tiền, nếu bà không có để ứng thìông chửi đánh thậm tệ. Người thân thuộc, láng giềng aithấy cũng đau lòng thắc mắc tại sao bà không ly dị cho rồi,cứ để ông hành hạ khổ sở như thế? nhưng khi hỏi bà,thì bà không thể ly dị vì bà còn thương ông. Có nhiều giađình có những đứa con ngỗ nghịch bất hiếu, phá gia sảngần khánh tận. Vậy mà gia đình vẫn thương, không thể từbỏ, vì cha mẹ có cái nghiệp riêng với con. Để thấy cáinghiệp riêng của người, mình là kẻ ngoại cuộc không cónghiệp đó thì không chấp nhận, không chịu nổi. Còn ngườiđã có nghiệp, có nợ nần nhau, dù bị đánh đập, phá phách,đối xử tàn tệ mà người ta vẫn chấp nhận chung sống,không thể rời nhau được. Như vậy, nếu biết được mỗingười có cái nghiệp riêng thì chúng ta có thái độ sốnghết sức dung hòa, không thắc mắc, không trách cứ nhữnghoàn cảnh khó khăn rắc rối mà người trong cuộc không giảiquyết dứt khoát được, vì nghiệp riêng của họ.

Nghiệp chung tức là đồng nghiệpvọng kiến. Cũng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật có dạy: Ngườicó nghiệp chung mới sinh ra ở chung một nước, nói cùng mộtngôn ngữ, sống cùng một tập quán... Nếu có cùng nghiệpxấu thì cùng thấy điềm bất tường như sao chổi, sao phướn...Chỉ có dân nước đó trông thấy mà dân nước khác khôngthấy. Cũng giống như những người nhặm mắt cùng thấy chungquanh ngọn đèn đang cháy có một cái vòng xanh hay đỏ, cònnhững người không nhặm mắt thì không thấy. Vậy, ngườicùng nghiệp thì cùng cảm nhận hiện tượng giống như nhau.Có nhiều người thắc mắc tại sao anh chị em cùng cha mẹsanh ra trong một gia đình, rầy la cãi hoài. Hoặc vợ chồngchấp nhận sống chung trong một gia đình, mà kẻ ý này ngườiý kia, bất hòa hờn giận nhau hoài là tại sao? Nếu khôngcó duyên nghiệp với nhau tại sao gặp nhau, sống chung vớinhau để khổ? Chúng ta nên biết khi gặp nhau là đã có nghiệpđồng phần rồi, tức là đã có cộng nghiệp nên cùng ởchung với nhau. Tuy ở chung với nhau, mà mỗi người cũng cócái nghiệp riêng nên không ai giống ai. Nếu có giống chăngchỉ giống năm sáu mươi phần trăm là tối đa, không bao giờcó hai người giống nhau từ hình dáng đến tính tình. Phầngiống nhau thì gọi là đồng nghiệp, vì đồng nghiệp nênmới cùng nhau sanh trong một gia đình, trong một đất nước.Và vì mỗi người có cái nghiệp riêng nên có người thìgiàu sang sung sướng, an vui hạnh phúc, lại có người bầncùng khốn khổ. Hoặc anh em cùng cha mẹ sinh ra, học chung mộttrường mà có người học giỏi có người học dở. Đó làtrong cái đồng nghiệp vẫn có cái biệt nghiệp, mà dù làđồng nghiệp hay biệt nghiệp Đức Phật đều gọi là vọngkiến. Vọng kiến là cái thấy hư dối không thật.

Tại sao nói nghiệp là vọng kiến?Ví dụ có người nói lời xúc não làm cho mình nổi giận,khi nổi giận thì nói lời hung ác mắng chửi, tay thì đánhđập người ta. Khi đánh đập chửi mắng người, thì bịluật pháp trừng trị, cái khổ của tội phạm pháp này ítnhất cũng một tháng. Và nếu mình có sức mạnh, có võ nghệ,đánh người chết tại chỗ, thì tù tội khổ sở ít nhấtcũng 10, 15 năm. Vậy, miệng nói bậy, thân làm bậy, đó lànghiệp ác, và nghiệp ác đó từ ý nổi sân mà ra. Ý sânchỉ nổi lên khoảng 5, 10 phút mà hậu quả không lường được.Nghiệp ác của miệng và thân có ra, là do ý ác chủ động,ý ác tức là niệm sân, chúng ta nhìn xem tướng trạng củanó ra sao? Khi (chúng ta) nhìn nó thì nó mất tiêu, không thấyhình dáng tướng mạo nó ở đâu cả, mà không hình dáng khôngtướng mạo thì không thật. Như vậy, chính cái chủ độngtạo nghiệp (ý sân) là không thật. Cái không thật mà chỉvì chúng ta mê chạy theo nó để tạo nghiệp thọ khổ thìthành có thật. Nên Ngài Khuê Phong nĩi: "Thế không mà thànhsự". Bản chất của cơn giận vốn là không, bất giác theonó tạo nghiệp nên trở thành thật. Đó là nghiệp ác.

Còn nghiệp lành cũng vậy, giảsử chúng ta đi đường gặp người bệnh tật đang nằm rênrỉ bên đường, chúng ta khởi lòng thương đem họ vô lềđường kêu xe chở tới bệnh viện để chữa trị. Vậy,lòng thương hình dáng tướng mạo như thế nào? Có thật không?Không. Nhưng khi theo nó thì tạo nghiệp lành, thân miệng ýnói làm lợi ích cho người. Cái gốc tạo nghiệp ác hay nghiệplành bản chất nó không có thật, nhưng khi theo nó thì sẽthành nghiệp hoặc lành hay dữ. Phật dạy nghiệp là cái khôngthật, tuy không thật, nếu đã làm thì sẽ cho quả, chớ khôngtránh khỏi. Trốn tránh người thế gian thì được, mà nghiệpthì không thể trốn được. Vì khi tạo nghiệp thì mắt thấytai nghe thân cảm thọ, chủng tử nghiệp đã chứa vào tạngthức rồi, hội đủ duyên thì quả kết tụ.

Về ý nghĩa đồng nghiệp, trongkinh có ghi: Một hôm Phật ở trong hương thất trong núi LinhThứu, gần đó có nhiều đoàn Tỳ Kheo đi thiền hành. Đoànthứ nhất đi theo Tôn Giả Xá Lợi Phất. Đoàn Tỳ Kheo thứhai dẫn đầu là Tôn Giả Mục Kiền Liên. Đoàn thứ ba cácTỳ Kheo đi sau Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp. Đoàn thứ tư gồm nhữngTỳ Kheo đi theo Tôn Giả A Na Luật. Đoàn thứ năm là mộtsố Tỳ Kheo đi theo Tôn Giả Phú Lâu Na. Đoàn thứ sáu lànhững Tỳ Kheo đi theo sự hướng dẫn củaa Tôn Giả Ưu BaLy. Đoàn thứ bảy là những Tỳ Kheo đi theo sau Đề Bà ĐạtĐa. Khi đó Phật mới nói với các vị Tỳ Kheo đang ở bêncạnh:

Những Tỳ Kheo cùng đi theo Xá LợiPhất là những Tỳ Kheo có trí tuệ lớn. Những Tỳ Kheo cùngđi với Mục Kiền Liên là những Tỳ Kheo có đại thần thông.Những Tỳ Kheo đi theo Ma Ha Ca Diếp là những Tỳ Kheo ưa tuhạnh đầu đà... Còn những Tỳ Kheo mà đi theo Đề Bà ĐạtĐa là những Tỳ Kheo có tâm ác dục".

Và Phật kết luận rằng: Ai cùngđi theo người nào là đã có cái nghiệp chung với ngườiđó. Những Tỳ Kheo đi theo Tôn Giả Xá Lợi Phất là có cáinghiệp chung với Ngài về trí huệ. Những Tỳ Kheo đi theoTôn Giả Mục Kiền Liên là có nghiệp chung với ngài về thầnthông. Cho tới các Tỳ Kheo đi theo Đề Bà Đạt Đa cùng cónghiệp chung về ác dục. Cái nghiệp chung đó có từ quá khứ,hiện tại, vị lai cứ theo nhau không rời. Đó là cộng nghiệpcủa những Tỳ Kheo thời xưa, được Phật dạy trong kinh.Còn cộng nghiệp trong thời hiện tại, chúng ta thậy rấtthực tế và cụ thể. Người thích rượu chè say sưa thìcùng ăn chơi thân cận với người uống rượu Người ưacờ bạc thì giao du với người cờ bạc. Người chuyên cầnhọc hành nghiên cứu thì tới lui thân cận với người nghiêncứu học hành. Người thích đi chùa tụng kinh niệm Phậtthì kết bạn với người đi chùa tụng kinh niệm Phật. Nhưvậy, người này thích người kia là họ có chung nghiệp (đồngnghiệp) nên mới hợp nhau. Để thấy trong cuộc sống này,mọi người cùng có nghiệp chung, nên mới trở thành chồngvợ, cha con, anh em, bạn bè. Và vì ai cũng có nghiệp riêngnơi dáng mạo, tánh tình năng khiếu, trí tuệ sai khác, khôngai giống ai. Vậy, nghiệp nó chi phối cả đời sống chúngta, nếu huân tập sâu nghiệp nào thì nghiệp đó có sức mạnh,có hấp lực thu hút chúng ta đến môi trường của nghiệpđó. Vì vậy, người Phật tử biết tu hành thì thân khẩuý luôn luôn phải thiện lành, mới chiêu cảm được biệtnghiệp tốt và đồng nghiệp thiện.

Nếu tu còn trong vòng tương đối,thì phải biết tránh nghiệp ác, tạo nghiệp lành để tạothân tốt, tức là được biệt nghiệp tốt và sanh trong cõithiện, có đồng nghiệp thiện. Tiến thêm một bước nữa,nếu biệt nghiệp là không thật, do ý sanh ra, mà ý cũng khôngthật có, nó là niệm phân biệt chợt hiện chợt mất, nênkhông theo là dừng nghiệp ý. Nghe nói trái tai vừa nổi bựctức muốn đánh chửi người, liền nhìn lại xem coi cái bựctức hình tướng thế nào, phát xuất từ đâu? Tìm lại khôngthấy hình tướng của bực tức, mà nguồn gốc khởi bựctức cũng không còn nữa. Thấy của người lòng tham vừa móngkhởi muốn lén lấy, liền nhì lại coi tướng trạng củatham lam như thế nào, phát xuất từ đâu? Khi nhìn kỹ lạithì không thấy hình dáng của tham lam, và nơi chốn phát xuấtra tham lam cũng không có nữa.

Như vậy, nghiệp phát xuất từý, rồi miệng, ra thân, mà ý là gốc phát ra nghiệp đã khôngthật, thì nghiệp miệng nghiệp thân làm gì có thật? Sởdĩ thấy nghiệp có thật là do mê. Những nơi khác dạy khiđổi duyên xúc cảnh, nếu có khởi tham lam sân giận, thìcứ lo niệm Phật nhớ Phật, thì tham lam sân giận sẽ lắngxuống. Đó cũng là một cái thuật đối trị bệnh tham bệnhsân. Ở đây thì chúng tôi chủ trương dùng trí nhìn lạinhững cái xấu như tham, sân, kiêu mạn... hình dáng tướngtrạng ra sao, phát xuất từ đâu? Khi nhìn lại nếu nó tanbiến là nó không thật thì nó không có sức mạnh khiến mìnhnói làm theo nghiệp ác. Và cứ mỗi lần đổi duyên xúc cảnh,nếu có tham sân... dấy khởi lên nhìn lại xem tường tậnthấu đáo, thấy nó không thật thì nó không chi phối mìnhnói làm sai quấy. Khi tâm chúng ta thanh tịnh là đã cắt đứtđược dòng tạo nghiệp là vọng tưởng là ý nghiệp khôngcòn luân hồi sanh tử, được giải thoát.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2020(Xem: 5754)
Trước, lúc mà Cạp mỗ ngẫu hứng chĩa một ngón tay vào ngoáy rốn pho tượng ngài Bố Đại Hòa Thượng (được cho là hóa thân của đức Di Lặc Tôn Phật) ở một ngôi chùa miền quê thanh vắng, để cho người bạn chụp ảnh lưu niệm, xem lại ngay trên máy, liền bật cười và quất ngay mấy câu lục bát: Ta cười suốt tháng quanh năm Cười ba vạn kiếp số hằng hà sa Cù léc rốn, xức cù là? Dụng công chi rứa bởi ta vốn cười!
04/09/2020(Xem: 6491)
' Cha là Phật giữa đường trần Mẹ là Phật giữa vạn lần ngược xuôi.. Đêm đêm thắp ngọn đèn trời Cầu cho Cha Mẹ sống đời với con..''
04/09/2020(Xem: 6521)
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật! Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni! Kính thưa quý vị Phật tử! Nhân mùa Vu-lan năm 2020, con xin đảnh lễ, kính chúc chư Tôn đức Tăng Ni thêm một tuổi đạo, thành công hơn nữa trong các Phật sự, nhằm mang lại lợi ích và phúc lạc cho nhân sinh. Con kính chúc các bậc làm cha mẹ thêm một tuổi đời, làm nền tảng đạo đức và hạnh phúc cho con cháu trong gia đình và họ tộc. Con kính chúc tất cả các anh chị, các cháu thanh thiếu niên, đề cao đạo lý hiếu kính cha mẹ ông bà, thể hiện tinh thần tự lập, xa lánh các thói hư tật xấu, các thói quen nghiện ngập, hưởng thụ ăn chơi, để sống một cuộc đời hữu ích, và làm cho cha mẹ được hạnh phúc hiện tiền. Nhờ đó, có một tương lai tươi sáng.
04/09/2020(Xem: 8335)
Mật hạnh là pháp môn bất nhị tăng thêm phẩm hạnh, viên mãn đạo đức. Ví như ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh của Đức Phật; mỗi ngày cầm bình bát khất thực, rửa chân ngồi thiền, hành hóa thuyết pháp, khiến chúng sinh nhập Phật tri kiến, chính là mật hạnh; lại ví như La-hầu-la (Rāhula) sám hối sửa lỗi, giữ vững thanh tịnh giới hạnh, trở thành đệ nhất mật hạnh trong đệ tử Phật; Đại Ca-diếp trú ở xứ Lan-nhã, tịch tịnh thiểu dục, trên hội Linh Sơn1 diệu khế chân như pháp tính, cũng là mật hạnh; Tu-bồ-đề (Subhūti) quán không nghênh Phật, cũng là mật hạnh. Những việc làm nghĩa tình của người xưa như chia cháo cứu đói, xây cầu làm đường, đào giếng lấy nước, thắp đèn dâng trà, bố thí quan tài cho người chết, cứu trợ giúp đỡ, đều là mật hạnh gieo trồng phước đức. Gọi là “lân nga bất điểm đăng, vi thử thường lưu phạn” (vì thương những con thiêu thân không đốt đèn vào ban đêm, vì sợ chuột không có thức ăn thường để lại một ít thức ăn), tức là khắc họa (miêu tả) tốt nhất về lòng từ bi rộng khắ
02/09/2020(Xem: 6364)
Á hậu Trương Thị May lễ chùa, phóng sinh mùa Vu lan Chị em Á hậu Trương Thị May cùng mẹ và bà ngoại mặc đồ lam, áo dài đi lễ chùa, phóng sinh dịp Vu Lan.
02/09/2020(Xem: 6940)
Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: hindustantimes.com Theo truyền thông quốc gia Trung Hoa đưa tin hôm thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 vừa qua, Ngài Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng tại Tây Tạng.
30/08/2020(Xem: 7214)
Tựa bài không có gì mời gọi người đọc, nên có lẽ, chỉ vị nào đang rảnh rang lắm mới thử lướt xuống xem, viết cái gì vậy? Hay chỉ là thực đơn của tiệm bánh nào bay lạc vào? Xin nghiêm túc thưa, đây là lời mở đầu một lần giảng pháp của giảng sư, trong một mùa An Cư Kiết Hạ tại Nam Cali.
30/08/2020(Xem: 7576)
Ngày xưa, sau khi Đức Phật chứng Đạo, tại sao Ngài không mở trường Thiền để có thể dạy hàng ngàn, hàng vạn người cùng một lúc? Ngược lại, Ngài chỉ vân du từ nơi này sang nơi khác, tùy căn cơ khai thị cho những người hữu duyên Ngài gặp trên đường? Đơn giản vì trình độ, hoàn cảnh và cơ địa mỗi người một khác, nên đức Phật ngay nơi mỗi người khai thị pháp mà người đó đang trải nghiệm, và vì vậy chỉ người đó mới thật sự biết đức Phật đang chỉ dạy điều gì, người khác có nghe hay đọc lại kinh điển tường thuật thì cũng chỉ để tham khảo hay suy luận mà thôi.
30/08/2020(Xem: 6692)
Khúc đàn Khổng-Vọng-Vi là tiếng khóc của Đức Khổng Tử, tiếc thương người đệ tử thân yêu Nhan Hồi, mệnh yểu mà chết sớm khi tuổi còn thanh xuân. Tiếng khóc bộc lộ tình thầy trò cực kỳ thắm thiết, cực kỳ cảm động đó đã chạm vào những giây tơ mà bật lên âm thanh, truyền cảm tới thẳm sâu tâm linh hậu thế.
29/08/2020(Xem: 7198)
Có một truyền thuyết kỳ lạ, nhưng có lẽ ít được biết đến bởi người Mông Cổ về một con voi xanh, đã góp phần xây dựng một Bảo tháp Phật giáo khổng lồ tại Ấn Độ cổ đại. Con voi lao động cả đời để xây dựng công trình Phật giáo, nó làm việc đến kiệt sức. Tuy nhiên, những nỗ lực của nó vẫn bị bỏ qua, và ngay cả vị Lạt Ma cấp cao đến cúng dường Bảo tháp cũng quên cảm ơn nó. Con voi vô cùng tức giận và phát lời thề rằng, sẽ phá hủy Phật giáo ba lần trong những lần tái sinh sau đó của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]