Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Biết lắng nghe người khác

25/02/201102:45(Xem: 4987)
9. Biết lắng nghe người khác
 
CHÌA KHÓA SỐNG THANH THẢN
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG II: THÊM CHÚT NGHỊ LỰC

9. Biết lắng nghe người khác

Hình như đây là vấn đề đã làm hao tốn nhiều giấy mực nhất. Đó là một vấn đề quá cũ rích rồi, đến nỗi người ta chỉ mới nghe đến nó là phát chán, muốn bịt ngay hai tai lại để khỏi phải nghe làm gì nữa cho mệt. Đó là một đề tài chẳng có gì thú vị, vì biết bao nhiêu sách vở từ trước đến nay bàn về vấn đề giao tiếp xã hội mà lại chẳng bàn tới kia chứ?

Bạn phản ứng như vậy thì chúng tôi xin chịu như vậy. Nhưng mong muốn của chúng tôi là được bàn luận cùng bạn về vấn đề này, nên chúng tôi vẫn cứ nói. Liệu chúng tôi có thể tiếp tục “gân cổ” lên để nói với bạn như vậy được không? Và liệu bạn có còn kiên nhẫn chịu đựng nổi chúng tôi không? Chắc là không! Rồi nếu cả bạn và chúng tôi cứ tiếp tục tranh cãi với nhau, chẳng ai chịu ai, chắc chúng ta sẽ đi đến chỗ bực mình, và rồi bạn gấp sách lại. Thế là xong!

Quả thực, trong cuộc sống, “cố gắng lắng nghe người khác nói” là một điều khó thực hiện nhất. Đó là một lời khuyên mà hầu như trong bất cứ cuốn sách cẩm nang giao tiếp nào cũng đều “dạy dỗ” chúng ta cả, và lặp đi lặp lại nhiều quá khiến chúng ta chẳng còn thấy nó mang một ý nghĩa quan trọng hay sâu sắc gì nữa!

Ngay từ đầu, lúc chúng tôi chưa kịp nói gì, chỉ mới hé sơ cái nhan đề ra thôi, bạn đã la ầm ỹ lên rằng đó là một đề tài cũ rích. Như vậy là bạn hoàn toàn rơi vào chỗ không biết lắng nghe rồi! Và chúng tôi cũng vậy, nếu chúng tôi thấy bạn phản ứng như vậy mà vội tự ái, “bye bye” bạn luôn, chẳng thèm nói thêm gì nữa, thì tức là chúng tôi cũng rơi ngay vào chỗ không biết cố gắng lắng nghe người khác nói. Nếu bạn chê là đề tài cũ rích, thì ít nhất chúng tôi cũng phải biết kiên nhẫn lắng nghe vì sao bạn lại chê nó là cũ rích chứ, đúng không?

Những lời khuyên giản dị nhất lại là những lời khuyên khó thực hành nhất. Chúng ta ai cũng có những tư tưởng, những suy nghĩ, cách nhìn khác nhau về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Chúng ta sống trong những môi trường khác nhau, có đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh, não bộ khác nhau, ăn những chất dinh dưỡng khác nhau, có những tình cảm yêu ghét, những thái độ nhìn nhận mọi sự việc khác nhau... Nhiều khi chúng ta khác nhau cả về nền văn hoá, khác nhau về quan điểm, lập trường chính trị... Do đó, nếu mỗi người chúng ta chẳng ai biết cố gắng lắng nghe người khác, thì đến bao giờ những con người sống gần nhau mới có thể hiểu được nhau? Đến bao giờ những người cùng sống chung trên quả đất này mới tìm được tiếng nói chung?

Không thèm cố gắng lắng nghe người khác, chẳng khác nào nói thẳng vào mặt người khác rằng, anh/chị, ông/bà hãy chấm dứt ngay những suy nghĩ trong đầu óc mình đi và đừng tiếp tục suy nghĩ theo kiểu như vậy nữa! Khi phản ứng như vậy, chúng ta thử tự đặt mình vào vị trí của người đối diện, thử hỏi rằng, chúng ta có cảm thấy bị tổn thương không? Tự ái không?

Sau mỗi lần bị rơi vào tình huống như vậy, người ta dễ cảm thấy e ngại khi bộc lộ mình với người khác, bởi người ta chẳng ai muốn phải bị tổn thương lần nữa. Ai cũng muốn mình được yên thân, và thế là, người ta sống với một thái độ khép kín, không dám cởi mở tấm lòng, không dám nói lên những suy nghĩ thực của mình, lúc nào cũng chỉ cố gắng nói những gì mà mình nghĩ sẽ làm cho người khác vui và chịu lắng nghe, cho dù những điều đó có là giả dối đi chăng nữa!

Một xã hội mà ngày càng ít người biết cố gắng lắng nghe nhau thì thật là nguy hiểm. Lúc đó, dù chúng ta có sống trong một thành phố đông dân, mật độ dân số cao, diện tích đất đai chật hẹp, chúng ta vẫn cảm thấy lòng mình trống trải, cô đơn. Mà nếu cứ phải sống như vậy thì khổ quá, làm sao thanh thản, yêu đời cho được?

Cố gắng lắng nghe người khác, đó là cả một nghệ thuật sống đòi hỏi ở ta ý chí mãnh liệt và một tấm lòng thực sự biết quan tâm đến người khác.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2010(Xem: 7957)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
19/10/2010(Xem: 5965)
Chúng ta đã tìm Phật và tìm Pháp, nay phải đi tìm Tăng cho đủ Tam Bảo, nói cho đủ là Tăng già, phiên âm chữ Phạn Sangha có nghĩa là một đoàn thể sống chung với nhau ít nhất là bốn người, bỏ nhà đi tu, giữ đủ giới luật của Phật đặt ra, với tôn chỉ tự giác, giác tha, tự lợi, lợi tha, nhằm mục đích giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh.
19/10/2010(Xem: 6029)
Theo Phật học Từ điển thì danh từ Pháp có rất nhiều nghĩa, mà nghĩa rộng nhất và bao trùm nhất là định nghĩa: "Quỹ sinh vật giải, nhậm trì tự tánh", dịch nghĩa là những hình dáng cấu tạo, giải thích rõ một vật, nắm giữ tự tánh của nó, không cho lầm lẫm với vật khác.
19/10/2010(Xem: 6447)
Nhân mùa Phật Đản kỷ niệm đức Thích Ca giáng trần cứu độ chúng sinh, chúng ta hãy thử đi tìm Phật. Hầu hết mọi Phật tử đều thuộc lòng lịch sử Phật Thích Ca giáng sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia, trị vì thành Ca Tỳ La Vệ, nước Ấn Độ bấy giờ; ngài lớn lên lấy vợ, rồi xuất gia thành đạo, chuyển Pháp Luân cứu độ chúng sinh, nhập Niết Bàn ở vườn Ta La. Vậy câu hỏi Tìm Phật Ở Đâu thật là dễ, ai cũng trả lời được.
19/10/2010(Xem: 10977)
10 Hiện Tượng Bí Ẩn Trong Lịch Sử Chưa Thể Lý Giải 10 hiện tượng bí ẩn trong lịch sử mà đến nay các nhà khoa học vẫn không giải thích nổi. Nếu tính cả chuyến bay M370 của Malaysia thì đây được coi là hiện tượng thứ 11.
19/10/2010(Xem: 9424)
Y phục được xem là một trong bốn vật dụng thiết yếu đối với tu sĩ Phật giáo. Là vật dụng thiết yếu vì y phục giúp che kín thân thể, giúp cơ thể tránh khỏi sự xâm hại của "nóng, lạnh và ruồi muỗi," chứ không phải vì một mục đích nào khác. Nói cách khác, người xuất gia (cũng như mọi người) không thể không dùng đến y áo, chứ không dùng y áo làm thước đo cho một giá trị nào đó. Điều này hẳn nhiên không hoàn toàn đúng về sau, nhưng ít nhất nó được phản ánh trong giai đoạn đầu tiên.
18/10/2010(Xem: 9804)
Ðạo Phật quan niệm mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thế...
18/10/2010(Xem: 8790)
Sự tàn phá do ảnh hưởng bởi lòng thù hận dễ nhận thấy, rõ ràng và tức thời, như là một niệm sân hận có mặt, lớn mạnh, tư nhiên chi phối hoàn toàn bạn và phá hũy sự an lạc cónơi bạn.
18/10/2010(Xem: 7415)
Phật pháp dù cao siêu vi diệu nhưng liệu có ích lợi gì cho tuyệt đại đa số người đời vốn bị nhiều ràng buộc và chịu nhiều hệ lụy trong thế gian? Người thực hành theo giáo pháp của Phật có nhất thiết phải ẩn dật, ly gia cát ái? Thực ra, đạo Phật không tách rời thế gian, luôn gắn liền với cuộc đời, quan tâm đến việc xây dựng hạnh phúc cho con người.
17/10/2010(Xem: 9296)
Nhà sư Đức pháp danh Saddhaloka (Hòa Thượng Tín Quang) được người Việt ở HK gọi là “ Thầy Tây Đức” đã được làm lễ an nghỉ ngày 5/1/2014 tại HK. Lễ tang ngài bắt đầu từ nhà tang lễ Hunghom kế tiếp tiến hành tại nghĩa trang Wo Hop Sek, vùng Tân giới (NT) sau đó mọi người sẽ dự bữa ăn chay tại tu viện Yuen Long hay còn gọi là chùa Yuen Long.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]