Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Không hài lòng về cuộc sống

25/02/201102:45(Xem: 5135)
5. Không hài lòng về cuộc sống
 
CHÌA KHÓA SỐNG THANH THẢN
Lại Thế Luyện

CHƯƠNG I: KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN

5. Không hài lòng về cuộc sống

Cuộc sống của chúng ta không tránh khỏi có những lúc cảm thấy vô cùng chán nản về đủ mọi chuyện chướng tai gai mắt quanh mình. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm hiệu suất công việc, làm mất sự thanh thản trong tâm hồn và niềm vui trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người.

Làm thế nào chúng ta có thể đối phó một cách có hiệu quả với cảm giác này? Dưới đây là một vài gợi ý:

  • Phớt lờ những chuyện vặt vãnh:

Thế nào là những chuyện vặt vãnh? Những chuyện vặt vãnh là những chuyện nhỏ nhặt, không có gì sâu sắc, tầm thường, không có ý nghĩa, không quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Những bê bối đời tư của một “ngôi sao” nào đó, những tin đồn thất thiệt, ý kiến của những người mù quáng, đôi giày chưa kịp đánh bóng, cái cổ áo sơ mi hơi bị dơ..., là một vài ví dụ cụ thể. Nói chung, những chuyện vặt vãnh là những chuyện không đem lại ý nghĩa gì hữu ích cho cuộc sống của mình, của người khác và của xã hội. Thế thì tại sao chúng ta lại cứ phải bận tâm với những chuyện vặt vãnh như thế? Nếu cứ để mình bị chìm đắm trong những chuyện vặt vãnh như vậy, bạn sẽ đánh mất những mục đích sống lớn lao trong cuộc đời bạn.

  • Chấp nhận những gì không thay đổi được:

Cứ chú ý mãi đến những điều vượt quá khả năng điều chỉnh của bạn là một nỗi bất hạnh. Cứ thử hình dung bạn cố gắng thay đổi thời tiết ngày hôm nay cho hợp với ý thích của bạn, hoặc bạn muốn thay đổi những gì đã xảy ra trong quá khứ, thay đổi hình dáng cơ thể của bạn, hoặc thay đổi mảnh đất quê hương nơi mình đã sinh ra? Hoặc bạn là một cá nhân mà muốn thay đổi cả một thực tại của xã hội? Tất cả những điều đó bạn nên vui vẻ chấp nhận chứ không thể thay đổi được. Những ai cứ muốn thay đổi những chuyện như vậy thì sớm muộn gì họ cũng phải tìm gặp bác sỹ tâm lý thôi, vì họ là người ưa chuộng mọi nỗi buồn khổ. Nhiều cơn căng thẳng, chứng loạn thần kinh và những xung đột nảy sinh là do người ta cứ cố gắng đòi thay đổi những gì không thể thay đổi được. Hãy học cách chấp nhận – dù rất khó – để vui sống, đem lại cân bằng cho tâm trí mình.

  • Tích cực hoạt động:

Sau khi phớt lờ những chuyện vụn vặt và chấp nhận những thứ không thể thay đổi được, thì tích cực hoạt động phải là bước quan trọng tiếp theo. Tập trung cho những mục tiêu lớn lao trong cuộc đời mình phải là điều quan trọng nhất đối với bạn. Trong phạm vi nghề nghiệp của mình, bạn hãy tích cực hoạt động để cống hiến cho xã hội. Đó cũng là cách để bạn không còn thời gian chú ý đến những chuyện vụn vặt, cũng như không phải buồn bã về những điều không thể thay đổi được. Cuộc sống đồng nghĩa với hoạt động tích cực và bền bỉ. Thời gian cuộc đời mỗi người thật ngắn ngủi và quý giá, bạn hãy tích cực hoạt động để đem lại ý nghĩa cuộc sống cho mình và cho người khác.

  • Quý trọng những niềm hạnh phúc nhỏ bé mỗi ngày:

Cuối cùng, bạn hãy biết quý trọng những niềm hạnh phúc nho nhỏ mà mình có được mỗi ngày trong cuộc sống. Một ly kem ngon, một quyển tiểu thuyết, một tờ báo hay... Tất cả những niềm hạnh phúc đó, dù nhỏ thôi, nhưng đó lại là những niềm hạnh phúc không kém phần lớn lao trong cuộc sống. Hãy cảm nhận những niềm hạnh phúc ấy, thư giãn thoải mái với chúng, vì chúng sẽ giúp bạn sống yêu đời hơn rất nhiều. Và khi đó, những bi quan chán nản đối với bạn sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa!

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/10/2015(Xem: 8705)
Ajahn Sundara là một ni sư người Pháp, sinh năm 1946. Khi còn trẻ bà học vũ cổ điển và hiện đại, và đã trở thành một vũ công nổi tiếng, đồng thời cũng là giáo sư vũ hiện đại. Thế nhưng bà luôn suy tư và khắc khoải về những gì khác sâu xa hơn. Năm 1978 sau khi tham dự một buổi nói chuyện của nhà sư Ajahn Sumedho về cuộc sống của một nhà sư dưới chiếc áo cà sa, bà đã xúc động mạnh, và cảm thấy dường như một con đường mới vừa mở ra cho mình.
22/10/2015(Xem: 11513)
Khi vừa thức giấc mỗi ngày Bạn ơi hãy nghĩ thân này hôm nay Thật là may mắn lắm thay Vẫn còn tỉnh dậy với đầy niềm vui.
22/10/2015(Xem: 10395)
Ni Sư Ayya Khema sinh năm 1923, cha mẹ theo đạo Do Thái. Thời thơ ấu bà sống ở Bá Linh. Sau một thời gian nghiên cứu, thực hành thiền Phật giáo, Ni sư bắt đầu truyền dạy Thiền khắp thế giới. Năm 1978, Ni sư thành lập tu viện Theravada Wat Buddha Dhamma, nằm trong một khu rừng, gần Sydney, Úc. Ni sư cũng thành lập Trung Tâm Nữ Phật tử Quốc Tế (International Buddhist Women’s Center) và Đảo Parappuduwa dành cho các Ni (Parappuduwa Nuns Island), tại Tích Lan.
21/10/2015(Xem: 11542)
Trong bài giảng dưới đây, nhà sư Ajahn Sumedho, giải thích thật khúc triết và minh bạch thế nào là khổ đau và sự Giác Ngộ qua các thể dạng vận hành tinh tế của tâm thức, Cách giải thích vô cùng sâu sắc và trong sáng đó cho thấy ông là một vị thiền sư ngoại hạng. Thật cũng không lấy làm lạ bởi vì ông là đệ tử của nhà sư Thái Lan Ajahn Chah (1918-1922), một trong số các vị thiền sư lỗi lạc nhất của thế kỷ XX.
18/10/2015(Xem: 7745)
Nhật báo Figaro ngày 14 tháng 10, 2015 có một bài báo tố cáo một lò sát sinh tại một quận lỵ ở Pháp vi phạm các quy tắc y tế về việc giết mổ súc vật. Độc giả có thể xem hình ảnh vô cùng hung bạo và độc ác của lò sát sinh này trên YouTube. Đối với những người Phật giáo thì sau khi xem cũng nên liên tưởng đến những miếng ăn ngon của mình.
14/10/2015(Xem: 6053)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả, thành Thánh thành Phật, hay thành ma thành quỷ, lên thiên đàng vào địa ngục cũng do “cái ta”. Đối với “chân tâm” không có “cái ta” là “nhất minh tinh, lục sanh hòa hợp” tức lục căn: thấy, nghe, biết...rõ ràng, mà không phân biệt, dính mắc với lục trần, đó là “tâm” của người chân tu, giải thoát. Nhưng đối với “vọng tâm” “tâm lỗi lầm” của thế gian thì trong Tương Ưng Bộ Kinh, Phật dạy có 4 hạng người:
14/10/2015(Xem: 6739)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối. Chúng chỉ sống theo quán tính, thói quen, không có sự nhận định, suy xét, tìm tòi, quán chiếu soi sáng như loài người bởi nghiệp si mê chiêu cảm.
12/10/2015(Xem: 11319)
Thầy đi một sáng mùa thu Trong cơn lốc thổi Vô thường tử sinh
11/10/2015(Xem: 7483)
Khi chúng ta không còn kềm chế nỗi tính ghen tức của mình, nó sẽ sai khiến chúng ta làm những cú trả thù độc địa. Hành động kích thích bởi lòng ghen tức có thể tàn phá kinh hồn những mối tình cảm, tư cách, và sự sáng suốt của mình.
11/10/2015(Xem: 6869)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có nhân cách đạo đức, phẩm chất cao thượng và nhiều tình thương nhất. Tình thương là nền tảng lâu dài, là sự duy trì nòi giống của con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]