Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Tin Tưởng

25/02/201116:59(Xem: 5012)
8. Tin Tưởng

THỬ HÒA ĐIỆU SỐNG
Võ Đình Cường

TIN TƯỞNG

Chúng ta không nên quá lạc quan, cũng không nên bi quan. Nhưng bao giờ cũng tin tưởng ở bản năng tự vệ và trực giác hướng đến hạnh phúc của loài người.

Em van anh, hãy tìm cho em một nơi an nghỉ. Cuộc thế bạo tàn và gian lận đã giựt xé của em bao nhiêu là hương sắc. Và tâm hồn trong trắng đầy tin yêu, mới ngày nào đã bị dày xéo tả tơi dưới gót đời nhơ bẩn. Ôi hãi hùng và ghê tởm! Trong mỗi cỗ bàn, đôi đũa gắp vào đâu cũng toàn thịt xương của đồng loại. Và trên sân khấu đời, giả dối đang đội lớp chân lý, áp bức đang mang mặt nạ tự do. Và hạnh phúc mong manh không phủ kín nổi với màn tuynh, địa ngục trên dương thế. Công bằng và bác ái là hai danh từ không tìm ra thực chất của chúng trong những hành động hàng ngày. Một mặt, người ta bắn giết nhau, một mặt người ta lừa đảo nhau. Có lẽ nhân loại đã đến ngày tàn lụn. Anh hãy kể cho em, có một thời đại nào sự sát hại nhau lên đến một độ khủng khiếp như bây giờ, một giai đoạn lịch sử nào, tiếng đau thương và oán hận nức nở khắp mấy chân trời, mà tiếng bom đạn không làm sao lấn ác nổi. Bầy quạ đen nghịt đã tung cánh chiếm đoạt bầu trời, nhân loại đang thoái hoá dần dưới bóng tối dày của bầy ác điểu.

Em van anh, hãy chỉ cho em nơi nào có thể xa lánh được cảnh tượng tủi nhục của loài người hung tàn đang xâu xé nhau trong chợ đời náo nhiệt.

Em sẽ được yên nghỉ! Đôi mắt hãi hùng của em chứng tỏ rằng em đang ở trong một cơn ác mộng. Và đôi tay rướm máu kia đủ mách với anh rằng em vừa vướng phải rất nhiều mũi gai đời. Thôi, em hãy tạm yên nghỉ để lấy lại sức lực trước khi sửa soạn một cuộc chiến đấu khác.

Em hãy quay về với thiên nhiên là nơi em có thể tạm yên nghỉ. Đây là thế giới của yên tĩnh. Màu xanh hiền dịu của cỏ cây sẽ rửa sạch đôi mắt đỏ ngầu gió bụi. Tay em sẽ nhúng vào những suối mát tê người, và những vết thương đời sẽ được hàn líp. Và kia là đền chùa tháp mộ… những hồi chuông mai giống gọi mặt trời lên, những hồi chuông chiều chuyển dần âm ba để khoả lấp mặt trời dần lặn, sẽ cho em một khái niệm rõ ràng về sự hoà hiệp của thiên nhiên.

Và đây là sử sách. Em hãy tắm gội tâm hồn trong những suối sáng ấy. Đầu óc em sẽ được rửa sạch những mảnh tan vỡ của một ảo ảnh quá đẹp đẽ về cuộc đời mà em đã mang theo khi nhập vào thế cuộc. Em đã quá tin vào cái giá trị tuyệt đối của con người, của những chữ bác ái, vị tha, cho nên em đã thất vọng nặng. Hãy rửa sạch đi những mộng tưởng quá hào hoa của thuở ấu thơ còn xót lại. Anh đau đớn khuyên em câu ấy để em bớt đau đớn khi nhìn thấy cuộc đời không đẹp như tưởng tượng của riêng em. Không, đời không phải toàn thiện, toàn mỹ. Khổ là đời, mà sự tranh đấu đã trở thành lệ luật. Nói như thế không có nghĩa là đời tuyệt không có giá trị gì và nhân loại không phải đã thất bại trong việc chinh phục bác ái, vị tha. Không, không phải là một sự thoái hoá mà em tưởng bắt gặp nhiều triệu chứng trong sự giết chóc ngày nay.

Xưa kia, trong những đoạn tối tăm của lịch sử, biết bao lần rồi, luồng gió bạo tàn đã thổi ngang trên bể nhân loại, và từng chục triệu sinh linh đã bị đắm chìm trong từng lúc một, chứ nào phải chỉ bây giờ ? Anh chỉ kể ra sau đây vài ba thí dụ để em so sánh cổ kim.

Từ năm 530 đến năm 540 Tây lịch, trong khoảng mười năm thôi, Mihirakulay cầm đầu bọn Bạch Hung đã lùa chúng đến dẫm xéo tan tành cả một vùng bắc Ấn Độ. Giật lưỡi hái trên tay thần chết, nó đã tung hoành trên những xứ này, và ba chục triệu chiếc đầu của người dân vô tội đã rơi rụng tơi bời.

Hàng trăm triệu người đã điêu linh vì Thành Cát Tư Hãn, hàng chục triệu người đã làm mồi cho lưỡi đao khát máu của Nguyên Mông, từng vạn thành trì đã trở thành lò sát sinh của bọn giặc ấy. Từ Á sang Âu, từ Mông đến Ấn, cỏ không mọc được dưới chân ngựa chúng dẫm, thành trì bị chúng sang phẳng để địch quân không thể trú ẩn, nhân dâng bị tuyệt diệt, để khỏi phải bớt lại một số quân lính canh phòng, mà đem số tù binh quá nhiều đi theo chỉ làm phiền cho quân đội phải canh giữ. Thành Cát Tư Hãn bị tử thương trong khi vào chiếm thành Ninh Hạ, để rửa thù, tên khát máu nhân loại kia đã truyền đem xử tấctcả dân chúng trong thành trên mộ phần của nó.

Cháu nội của Thành Cát Tư Hãn là Houlagou sau khi chiếm được Bagdad, đã thả quân lính cho đi cướp phá kinh thành, và tám mươi vạn dân Hồi đã rơi đầu trong bảy ngày liên tiếp (1228).

Tamerlan, với những chiếc đầu người, đã truyền dựng rải rác khắp nơi những kim tự tháp. Năm 1387 thành Ispahan nổi loạn. Để khủng bố lương dân, Tamerlan cho xây quanh thành một vòng kim tự tháp với bảy chục vạn cái đầu lâu. Năm 1490, mười vạn cái đầu rơi, bốn ngàn người bị chôn sống khi nó chiếm được thành Sivas, năm 1401 kinh thành Bagdad bị sang phẳng, theo lệnh của tên đại sát nhân kia, một trăm hai mươi kim tự tháp đã mọc lên trên những vết điêu tàn, với chín chục vạn đầu lâu xây cùng vôi gạch.

Em thấy đó, lịch sử nhân loại cũng diễn ra nhiều đoạn tối tăm khủng khiếp, chứ không riêng chỉ ngày nay. Nhưng ngày nay, nếu em thấy cuộc sống ghê gớm hơn bao giờ hết, bởi vì em vừa chứng kiến một cuộc thế chiến kinh hồn thứ hai. Cảnh tượng đỏ ối của khói lửa phản chiếu vào tâm trí làm em hoảng hốt, xui em nhìn đâu cũng thấy toàn một màu sắc ghê tởm ấy. Nhưng chiến tranh đâu phải là một chuyện xảy ra hàng ngày, phải đâu là một trạng thái thường nhiên bất đoạn của thế giới này, mấy mươi năm mới có một thời giặc giã. Đấy là tiếng dây đàn vụt đứt, thỉnh thoảng xen lẫn trong bản đàn vĩnh viễn. Đấy là những luồn bão thổi bạc qua trên bể nhân loại làm người đắm thuyền chìm. Nhưng cơn bão qua rồi, những chiếc buồm trắng trùng điệp lại lô nhô mọc trên mặt nước xanh bình lặng. Và trong mỗi chiếc thuyền, cho đến trong mỗi chiếc ghe nan, những người thuỷ thủ mặt xạm nắng mưa, vẫn chất chứa đầy khoan cái hi vọng thiết tha được thấy bờ hạnh phúc.

Trong sự đi tìm hạnh phúc ấy, thuyền bè chi chít có lúc va chạm nhau, và sự đắm chìm không thể tránh được. Em nên tin rằng đấy là do sự vụng về hay thiếu sáng suốt, nhiều hơn là do ác ý của những thuỷ thủ muốn đắm chìm nhau. Từ thuở nhân loại nhổ neo trong những bến bờ tối tăm để đi tim hạnh phúc cho tới nay, truyền nối qua mấy trăm ngàn thế hệ, bác ái và vị tha vẫn là hai nguyên tắc chính, cái kim chỉ nam của những kẻ lái thuyền vĩ đại. Thích Ca Mâu Ni, Jésus hay Khổng Tử … Những nguyên tắc trái với bác ái, vị tha đã được đem ra thí nghiệm, nhưng không có một nguyên tắc nào đứng vững. Mà nếu nó đứng vững, là thế sự đảo điên, lương dân điêu đứng. Rồi người ta cũng phải bắt buộc trở về với bác ái, vị tha.

Tuy đến nay, vị kỷ vẫn không thôi trói buộc lòng người, nên tất cả thuỷ thủ là chúng ta đây vẫn còn bị lúng túng, đụng chạm nhau trong khi chống chèo, vì bao nhiêu dây nhợ ích kỷ ấy. Nhưng trong mỗi đầu óc nào lại không nở ra một tia sáng, một hoa hi vọng được giải thoát. Cái hoa kia, tia sáng nọ chưa có một thời đại nào, dù đen tối bao nhiêu, đã héo hắc trong hồn thiêng của nhân loại. Đấy là trạng thái vĩnh viễn trong sự sống vĩnh viễn truyền qua đời kiếp.

Em có thể nào bảo rằng những trạng thái tâm hồn ấy chỉ là những tin tưởng, những hoài vọng thường bị thực tế bạo tàn phản bội. Nhưng dù bị phản bội, chúng cũng được thực hiện một phần nào. Từ thuở đang co ro, mò mẫn trong tối tăm rét mướt cho đến nay, nhân loại đã bước được một bước dài trên đường sáng lạn, phải chăng không nhờ những tin tưởng kia ư ? Tin tưởng là một sức mạnh. Huống chi đây là tin tưởng của cả nhân loại, của mọi thời đại, thì nó còn mãnh liệt biết bao nhiêu.

Hiện nay khoa học đang mở một con đường mới cho loài người đi tìm hạnh phúc. Có kẻ mạnh dạn dấn thân vào, tin chắc sẽ nắm được con chim hạnh phúc, có kẻ rụt rè e ngại tiên đoán những triệu chứng bất thường của sự diệt vong. Chúng ta hãy bình tĩnh chờ xem. Khoa học chưa hoàn thành nhiệm vụ của nó. Đây chỉ mới là cuộc thí nghiệm lớn. Sự sống huyền diệu còn dành cho chúng ta những bất ngờ không thể tiên tri được. Chúng ta không nên quá lạc quan, cũng không nên bi quan, nhưng bao giờ cũng tin tưởng ở bản năng và trực giác hướng đến hạnh phúc của loài người. Hãy tin tưởng ở tiến hoá.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2013(Xem: 6745)
Khi nghe thấy từ buddha[Phật], bạn thường nghĩ đến điều gì? Một bức tượng bằng vàng? Một hoàng tử trẻ trung ngồi dưới gốc cây lớn? Hay có thể là Keanu Reeves trong phim Vị Tiểu Phật? Các nhà sư mặc y áo, đầu trọc? Bạn có thể có nhiều liên tưởng hay chẳng có gì. Phần lớn chúng ta không hề có kết nối thực sự nào với từ này.
31/05/2013(Xem: 8231)
How To Overcome Your Difficulties HT. Tiến Sĩ K.Sri Dhammananda Chuyển Ngữ tiếng Việt: Diệu Liên Lý Thu Linh Mùa Phật Đản - 2013 NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG
31/05/2013(Xem: 10001)
uốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964 với các hình ảnh, bài viết sắp xếp trình tự theo diễn biến phong trào đấu tranh của Phật giáo Việt Nam năm 1963. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (20/4 Quý Mão 1963 - 20/4 Quý Tỵ 2013) Đạo Phật Ngày Nay xin giới thiệu ebook (bản scan) của cuốn sách này.
30/05/2013(Xem: 9801)
Ngày 20/4/ Quý Tỵ nhằm ngày 29/5/2013, chùa Quán Thế Âm, đường Thích Quảng Đức, Phú Nhuận đã cử hành tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát thích Quảng đức tự thiêu để bảo vệ sinh tồn cho Phật giáo Việt Nam.
29/05/2013(Xem: 7011)
Thấm thoắt đã tròn 50 năm kể từ ngày nguồn đạo thiêng và hồn sông núi tạo tôn dung Bồ tát. Những gì đã qua, điều nào chưa phai, ai đã quên hay còn nhớ, xin nhắc lại để tình yêu cái đẹp, cái thiêng đời đời bền vững.
28/05/2013(Xem: 6962)
Nhà sư trẻ nựng nịu hôn lên má “con” trước bao cặp mắt gièm pha. Có người xỉ vả “sư hổ mang” tằng tịu trai gái mà còn trơ mặt đem con về chùa. Nhiều người đã muốn đuổi sư ra khỏi chùa. Nhưng sư vẫn lặng lẽ chịu khổ nhục cưu mang “con”... Đó là một câu chuyện có thật chứ không phải sự tích “Quan Âm Thị Kính”.
28/05/2013(Xem: 8211)
Giới Phật tử và những người quan tâm đến Phật học ở miền Nam trước 1975, nhất là giới sinh viên Đại học Vạn Hạnh và Văn Khoa Huế, Sài gòn, chắc ai cũng quen thuộc với tên tuổi nầy qua tác phẩm Buddhism–Its Essence and Development; được chuyển ngữ sang tiếng Việt do Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, một gương mặt nổi bật của khung trời Vạn Hạnh hồi đó, với nhan đề Tinh hoa và sự phát triển của Đạo Phật.
26/05/2013(Xem: 7568)
ự gia hộ ở đây, theo người viết, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, khi ta tu tập theo lời Phật dạy có an lạc, thì sự an lạc này có thể nói là sự gia hộ hay sự cứu độ của Đức Phật. Thứ hai, khi ta nhận được niềm tin và cảm xúc thánh thiện từ hành động và nhân cách cao thượng của Đức Phật rồi hành động tốt đẹp trong cuộc đời, thì khi đó ta có thể nói rằng Đức Phật đã gia hộ cho ta.
26/05/2013(Xem: 11236)
Càng ngày nhu cầu học Phật của Phật tử đủ mọi lứa tuổi càng lớn, ngôi Chùa ở Billstedt trở thành quá nhỏ. Có những buổi lễ lớn Phật tử phải quỳ lạy cả ở từ sân Chùa nên đến năm 2006 Sư Bà và Ni Chúng Chùa cũng như chư Phật Tử quyết định mua hảng sửa chữa tàu tại Billbrook Hamburg để sửa thành Chùa. Một cơ duyên lành khác cho Phật tử Hamburg là sau khi hoàn tất xong thủ tục hành chánh mua xưởng sửa tàu là bắt đầu Khóa Giáo Lý Âu Châu tại Đức từ 27.07 đến 05.08. Nhân dịp này Chư Tôn Đức từ các Châu Úc, Á, Mỹ, Âu gồm có Chư Hòa Thượng Minh Tâm, Bảo Lạc, Tánh Thiệt, Trí Minh, Như Điển v.v..., chư Thượng Tọa Hạnh Tuấn, Nguyên Tạng ..., quý Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Diệu Phước v.v... và một số Chư Tôn Đức Tăng Ni khác đã bỏ thì gìờ rất hạn hẹp trong khuôn khổ Khóa Giáo Lý đến thăm và nhiếp tâm hiệp lục cầu nguyện cho công trình xây dựng ngôi Chùa Bảo Quang được thành tựu.
25/05/2013(Xem: 10419)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]