Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Hình Phạt

25/02/201116:59(Xem: 5328)
2. Hình Phạt

THỬ HÒA ĐIỆU SỐNG
Võ Đình Cường

HÌNH PHẠT

Không một đấng thiêng liêng nào giữ phần thưởng phạt cả. Mỗi dục vọng xấu xa là một nhân hư, mà khi phát lộ ra hành động sẽ là một quả thối.

Khung cảnh rạng đông về, căng buồm hồng trên mặt sông xanh. Gió mai lùa nhẹ những gợn sóng vào liếm hai bờ cỏ mướt. Từ những cổ họng bé bổng của đàn chim con, tiếng hót trong và tròn như những hòn thuỷ tinh, rơi thành từng chuổi sáng, từng tràng sương ngọc đọng dưới cành mềm, đong đưa theo làn gió mỏng. Và hàng cây trĩu nặng chồi non, xoả đầu xanh cho nước gội sạch lá vàng còn xót lại.

Nhưng giữa cảnh sáng lạn, tươi trong kia, một điểm đen nhơ bẩn, một chiếc thuyền trụy lạc còn cắm sào trên sông xanh. Trong thuyền, ngọn dầu lạc đỏ ngầu còn vật vờ bên dọc tẩu. Khách chơi đêm, đầu chưa rũ sạch bóng tối, môi thâm và mặt bạc, đang ngồi lẫn lộn giữa sự hỗn độn của gối chăn. Và như không chịu nổi ánh sáng của bình minh đang xoi xỉa vào tận mặt, người kia nhắm nghiền đôi mắt đục lại . . .

Anh ạ, không có một hình phạt nào xứng đáng đối với người thiếu tin tưởng kia, đã đem mình huỷ hoại một cách ghê tởm như thế sao ? Luật pháp không can thiệp, dư luận không đếm xỉa đến, vậy có một đấng thiêng liêng nào giữ phần thưởng phạt không?

Không có một đấng thiêng liêng nào giữ phần thưởng phạt cả ! mỗi cử chỉ xấu xa tự nó đã là một hình phạt rồi. Em không thấy sự trừng phạt đối với kẻ trụy lạc ấy sao ? Đấy là một đêm thức trọn để tàn phá nguồn sống của mình, đấy là môi thâm, mắt đục, da chì bao nhiêu dấu vết mà thần trụy lạc Ma vương đã khắc trên nét mặt. Đấy là sự nhục nhã phải đối diện với ánh sáng ban mai, đêm tối nào rồi cũng có một ban mai soi sáng, những hành động xấu xa đã khuấy bùn lên trong tối. Đấy là những nỗi đau khổ khi thấy mình không còn trong sạch cùng nước non, tươi vui cùng chim bướm nữa.

Toà án thiên nhiên đã dựng lên với ánh sáng và cảnh vật thanh bình để họ tự xử lấy họ và tự trừng trị lấy. Nếu có một kẻ trụy lạc nào không cảm nghe nhục nhã, đau buồn trước những lầm lạc của mình, kẻ ấy quả thật đã thối nát lắm rồi, mất hết cả nhân tính để tự trừng phạt lấy. Họ đã trở thành một con vật.

Nhưng đấy là những kẻ tự vấy bùn lên đời mình. Còn những hạng gian tham ác độc, kiêu mạn, đem nọc độc dục vọng phun vào giữa cuộc đời mà luật pháp thiếu bằng chứng để xử đoán, thì lấy ai trừng trị, nếu không có một đấng thiêng liêng nào giữ phần ấy?

Thì cũng thế thôi, em ạ ! Không có một đấng nào giữ phần thưởng phạt cả. Mỗi một dục vọng xấu xa là một nhân hư, mà khi phát lộ ra hành động sẽ là một quả thối. Khi con chim đại bàn trong chuyện cổ tích, bảo anh chàng tham lam mang túi ba gang để nó đem đi lấy vàng, anh ta mang túi đến sáu gang, thì vàng nặng quá làm rơi cả người lẫn của xuống vực sâu là phải lắm.

Trong tham lam đã dấu sẵn mầm hình phạt. Và trong giận giữ cũng như thế. Muốn phá hoại được kẻ thù, thì ít ra ta cũng phải tự thiêu đốt mình đến một nhiệt độ cao lắm. Kẻ giận giữ là một nạn nhân đang phát hoả. Muốn châm lửa vào dầu, cái đuốc của mình phải cháy trước. Khi làm hại ai một phần nào là đã tự hại mình nhiều lắm. Rốt cuộc đau đớn nhất lại là mình.

Và trong sự khinh mạn, ai là kẻ bị trừng phạt nặng hơn, người khinh mạn, hay kẻ bị khinh mạn ? Người nhìn cuộc đời ở đâu cũng thấy sự đê hèn xấu xí, hay cuộc đời mà người kia tưởng xấu xí đê hèn ? Em hãy tưởng tượng, có một hình phạt nào đau đớn cho bằng một kiếp không thấy được gì là đẹp đẽ, cao quí để ngưỡng mộ, tôn thờ? Cái bĩu môi khinh bỉ thường trực ai ngờ cũng là một cử chỉ vấy bùn lên bao giá trị của cuộc sống, và cuộc sống đối với người bĩu môi, bỗng không mà trở thành tanh hôi mà không sao thở được. Họ sẽ chết bởi hơi ngạc của kiêu mạn xông lên. Đó là chỉ nói qua mầm hình phạt nằm sẵn trong tánh xấu căn bản: tham giận, kiêu căn mà thôi.

Bao nhiêu tội lỗi, bấy nhiêu hình phạt đều phát ra tự đấy. Kẻ mê mờ, u tối, không hiểu như thế. Họ cứ nơm nớp lo sợ bị trừng phạt, và cầu xin tha thứ, hay khôn khéo dấu che tội lỗi. Đâu biết rằng mỗi tội lỗi cũng là một hình phạt, và cái hình phạt nặng nhất của người là phải mang nhiều tội lỗi đến nỗi tâm hồn người đã bị tràn ngập mất trong vũng thối tha. Họ đã tự đắm mình lấy mà không hay.

Một hôm tham lam, giận giữ, kiêu mạn, sau khi đã kết hợp được một lực lượng rất lớn ở trần gian, bàn nhau trả thù đức Phật Thích-Ca vì chúng đã bị ngài đánh bại ở dưới góc Bồ-Đề, hơn hai ngàn rưỡi năm trước. Chúng chia nhau các ngã đường đi lùng bắt Phật. Nhưng không gặp Phật ở đâu cả, đã là tham lam, giận dữ, kiêu mạn thì làm sao gặp được Phật, như người đui làm sao thấy được ánh sáng ? Một ý tưởng u mê, vì dù u mê cũng vẫn là ý tưởng, một ý tưởng u mê đã nảy ra trong đầu óc chật ních dục vọng của chúng. Phật trốn vào chùa trong các tượng Phật. Thế là đội lốt người vào, chúng tìm đến chùa to nhất có tượng Phật vàng, xúi dục bởi tham lam. Chúng thay phiên nhau vào trả thù, theo từng sở năng của chúng, kiêu mạn giành đi đầu, kiêu mạn thì bao giờ có chịu đi sau ai ? Sau khi nhờ tham lam bẻ khoá, nó đĩnh đạc bước vào chùa . . .

Đêm đã khuya, chùa tịch mịch, vài thoáng hương trầm của buổi lễ chiều còn xót lại bay phảng phất trong không gian. Ngọn đèn dầu nhỏ toả ánh sáng mờ quanh điện thờ, đủ để gây huyền bí. Đức Phật điềm nhiên ngồi trên toà sen, đôi môi nở nụ cười im lặng.

Kiêu mạn đi vào, khinh khỉnh ngước nhìn Phật, và sực nhớ đến mối thù xưa, cất tiếng thoá mạ. Càng thoá mạ lại càng như được kích thích, kiêu mạn cất tiếng cao dần. Bỗng nó ngừng lại ngạc nhiên vì nghe như có tiếng ai đáp lại, nhưng mỗi lần nó ngừng thì tiếng ai cũng im bặt, và hễ nó thét lên thì tiếng ai cũng thét theo, dữ dội gấp bội. Kinh dị quá, nó bưng đầu chạy ra. Những tiếng thoá mạ của chính nó, vang dội khắp nơi, đuổi theo nó ra tận cửa chùa.

Giận giữ sấn vào, xách một thùng nọc độc. Nó múc từng gáo nước độc xối vào tượng Phật, nhưng tượng trơn, phẳng lì, nên nước độc cứ xuôi chiều chảy xuống, không dính lại một giọt nào. Điên tức, nó bưng cả thùng nọc độc tạc vào tượng, và nước độc vào tượng tung toé dội bắn vào mình nó. Hoảng hốt, nó lảo đảo tháo lui, khắp mình nghe nhứt nhối như bị muôn ngàn nọc rắn độc mổ.

Tham lam vội vã chạy vào, nó vác theo một cái xẻng, định vào xắn dần tượng Phật cho trút đổ. Như vậy, vừa trả được thù xưa, vừa thoả được lòng tham vọng. Thế là nó cứ cặm cụi nắm xẻng xắn vào phía dưới tượng. Một lát xắn, một miếng vàng rơi. Đống vàng càng cao, càng dục lòng tham hăng hái . . .

Nhưng tượng Phật bị đào sâu phía dưới, mất thăng bằng đổ nhào xuống, đè bẹp lên mình tham lam. Trong lúc vùng vẫy để thoát ra khỏi đống vàng nguy hiểm ấy, tham lam sực nhìn lên và thấy trên môi hiền từ của Phật, vẫn còn nguyên nụ cười im lặng.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/05/2016(Xem: 12972)
Lễ Phật đản là một dịp lễ quan trọng với người dân theo đạo Phật, trở thành một nét văn hóa ở nhiều quốc gia, từ Thái Lan, Hàn Quốc, tới Australia.
18/05/2016(Xem: 6881)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế. Danh xưng thường đọc tụng là Tứ Hoằng Thệ Nguyện; “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
17/05/2016(Xem: 12113)
Ngày Hoan Hỷ, Tập Văn Kỷ Niệm Khóa Huấn Luyện Trụ Trì năm Đinh Dậu 1957_HT Thích Thiện Hòa
06/05/2016(Xem: 9947)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
05/05/2016(Xem: 9096)
Hội Thảo Giáo Dục Phật Giáo tại Hoa Kỳ, 3/3 (4/2016)
05/05/2016(Xem: 30969)
Nghi thức Kệ Chuông Đại Hồng Chung tại Tu Viện Quảng Đức, Văn chung thinh phiền não khinh, Trí huệ trưởng, Bồ đề sanh, Ly địa ngục, xuất hỏa khanh, Nguyện thành Phật, độ chúng sanh (0). Nghe chuông, phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn, Tuệ sáng ngần Xa rời Địa-ngục, qua hầm lửa Nguyện thành như Phật, độ chúng sanh. (0).
28/04/2016(Xem: 20195)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
27/04/2016(Xem: 10306)
Trọng tâm của bài viết nầy nhằm tìm nguyên nhân tại sao người Phật tử bị cải đạo và đề nghị phương pháp ngăn ngừa, chứ không phải là so sánh giữa hai tôn giáo. Tuy vậy, để có thể biết được nguyên nhân, nên một số tín điều và cách sống đạo, của tôn giáo, không thể không đề cập đến. Mong độc giả xem đó như là vài dẫn khởi cho việc truy tìm nguyên nhân Phật tử bị cải đạo và đề nghị giải pháp. Dẫu theo lối tiếp cận nào, chúng tôi vẫn dựa trên những chứng tích lịch sử để luận bàn, chứ không bao giờ đề cập những điều vô căn cứ. Một tôn giáo (hay một học thuyết) muốn đứng vững với thời và không gian thì tôn giáo ấy phải có ba tiêu chí cốt yếu: Nhân bản, Khoa học và Thực dụng.
23/04/2016(Xem: 6334)
Hàng ngày tôi có thói quen ngồi tọa thiền và sau đó đi kinh hành. Địa điểm đi kinh hành tuyệt vời và may mắn nhất tôi có được là công viên Nghĩa Đô gần nhà. Ngày thực hành 2 lần, sáng sớm và buổi tối. Thật tuyệt vời vô cùng.
23/04/2016(Xem: 13213)
Có một vị Phật tử rất thuần thành, mỗi ngày đều hái hoa trong vườn nhà mình mang đến chùa dâng cúng Phật. Một hôm khi cô đang mang hoa tươi đến cúng Phật, tình cờ gặp thiền sư từ giảng đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]