Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Làm điều thiện, tránh điều ác

25/02/201111:36(Xem: 4648)
9. Làm điều thiện, tránh điều ác

CHÌA KHÓA SỐNG HƯỚNG THIỆN
Lại Thế Luyện

Làm điều thiện, tránh điều ác

Cái Thiện phải được thể hiện một cách sinh động, muôn màu muôn vẻ trong đời sống hiện thực. Lòng hướng thiện tiềm ẩn từ sâu thẳm bên trong tâm hồn mỗi người, nhưng lại được thể hiện hết sức cụ thể ra bên ngoài qua nếp sống, qua cách ứng xử với mọi người xung quanh, qua những việc làm cụ thể trong cuộc sống mỗi ngày, chứ không phải chỉ là những lời nói suông.

Nếu lâu nay bạn chỉ sống với phương châm: “Tôi không làm điều gì hại ai cả!”, thì bạn vẫn chưa lột tả hết được bản chất tốt đẹp và ý nghĩa phong phú của cái Thiện. Không làm điều gì hại ai cả, mới chỉ là một trong những biểu hiện sơ đẳng nhất trên con đường vươn tới cái Thiện mà thôi. Và nếu chỉ dừng lại ở mức độ đó, thì tức là chúng ta đang đi trên con đường “nửa vời” vươn tới cái Thiện. Điều tích cực hơn nữa là chúng ta phải thể hiện được cái Thiện bằng cách chủ động làm thật nhiều điều thiện, điều tốt đẹp cho người khác, cho cuộc đời mà ta đang sống... Có như vậy, những việc làm tốt mang tính cụ thể, thiết thực – bắt nguồn từ lòng hướng thiện của ta – mới có tác dụng lay động tâm hồn người khác, mới có sức cảm hóa con người.

Trong cuộc sống thực tế hằng ngày, chúng ta không nên ngồi một chỗ để mơ mộng những điều phi thực tế, càng không nên thụ động chờ đợi thiên hạ hướng thiện hết rồi thì mình mới chịu hướng thiện. Xã hội muốn tiến bộ thì không thể thiếu những con người dám can đảm, khai lối mở đường và tạo niềm tin, niềm hy vọng cuộc sống cho nhiều người khác. Nói chung, cuộc sống luôn đòi hỏi mỗi chúng ta phải có những đóng góp tích cực. “Không làm hại ai cả” mới chỉ là cái Thiện thụ động. Tích cực đóng góp cho đời mới là cái Thiện chủ động. Có một điều chắc chắn là, khi nỗ lực sống và hành xử theo điều thiện, bạn sẽ luôn tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.

Nếu lâu nay chưa quen với nếp sống hướng thiện, bạn đừng vội khởi đầu bằng những việc làm quá to tát. Trái lại, hãy kiên trì thực hành lòng hướng thiện từ những việc tốt nho nhỏ mỗi ngày: lời nói đi đôi với việc làm, không xả rác nơi công cộng, không đổ nước thải ra đường làm ô nhiễm môi trường và khiến người khác đi đường bị trượt chân té ngã, dắt người già qua đường, không khạc nhổ bừa bãi ngoài đường, không phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn giao thông mà làm khổ người khác, không hút thuốc trong phòng để tôn trọng sức khỏe của người khác, biết mở nhạc vừa đủ nghe để không làm phiền giấc ngủ và nếp sinh hoạt của nhà hàng xóm...

Tuy tấm lòng lương thiện không phải bỗng chốc mà có, nhưng chính qua những việc tốt nho nhỏ ấy sẽ dần hình thành trong ta khát vọng hướng thiện, yêu mến điều thiện, để ngày càng vươn tới điều thiện nhiều hơn.

Bên cạnh đó, chúng ta hãy nhớ tới những người mà cuộc đời mình từ nhỏ đến giờ mình đã mang nặng ơn sâu: cha mẹ sinh ra mình, những người đã cưu mang, đã nuôi sống mình, giúp đỡ mình trong cảnh hoạn nạn... Lòng hướng thiện đòi hỏi ta phải biết ơn tất cả – bởi nếu không có những tấm lòng tốt của những con người cao cả đó thì bản thân mình đã không có được ngày hôm nay!

Chính vì mang ơn người khác, mang ơn cuộc đời mà chúng ta có trách nhiệm phải trả ơn người khác, phải làm nhiều điều tốt đẹp hơn nữa cho cuộc đời này! Mỗi chúng ta cần nỗ lực thấu hiểu hoàn cảnh sống, quan tâm đến những khó khăn của mọi người trong cộng đồng: nơi làm việc, nơi sinh sống và trong xã hội. Chúng ta cần thể hiện những hành động nói lên những phẩm chất cơ bản nhất của lòng hướng thiện, như lòng can đảm, dám hy sinh, dám giúp đỡ người khác một cách vô vị lợi, như truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc: “Lá lành đùm lá rách.

Cuộc sống ở thời nào cũng không thiếu những người nghèo đói, đau khổ và lầm than! Rất nhiều khi chúng ta cần biết đặt mình vào vị trí của người khác, để cảm thông, chia sẻ với mọi buồn vui, khó khăn của người khác. Thậm chí, nhiều khi chúng ta phải dám hy sinh một phần quyền lợi của bản thân để có thêm điều kiện giúp đỡ những người xung quanh. Mỗi người hãy tích cực đóng góp những điều tốt đẹp để góp phần thay đổi xã hội – dù biết rằng những gì bản thân mình đóng góp được là rất nhỏ.

* * *

Mỗi khi làm được bất cứ một việc tốt nào đó, niềm cảm xúc hân hoan trong lòng ta sẽ ngân vang mãi. Khi có lòng hướng thiện, chúng ta sẽ có cái nhìn khác hẳn về xã hội, về thiên nhiên, về con người. Nỗ lực sống hướng thiện sẽ dần dần giúp ta lấy lại niềm tin trong cuộc sống. Chúng ta sẽ nhận ra cuộc đời này đáng yêu và đáng sống biết bao. Lòng hướng thiện đem lại cho ta niềm tin tưởng vào con người, vào cuộc sống, để rồi lạc quan vươn lên. Trái lại, thiếu vắng lòng hướng thiện sẽ rất tai hại, vì khi nhìn vào cuộc sống ta sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, chán chê, chỉ nhìn thấy những điều xấu và chẳng còn khát vọng vươn đến những điều tốt đẹp.

Những gì tốt đẹp mà chúng ta làm mỗi ngày luôn có sức hút mạnh mẽ và sức lan tỏa rộng rãi đến người khác. Mỗi một hành động tích cực của chúng ta có thể ví như một ngọn nến, thắp sáng lên những điều tốt đẹp để đẩy lùi dần bóng tối của những gì xấu ác. Nhờ đó, những gì là đau khổ, bất công và tội lỗi sẽ được loại bỏ dần khỏi đời sống xã hội. Chỉ khi nào mỗi chúng ta nghĩ và làm được như vậy thì xã hội mới dần trở nên tốt đẹp hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/03/2014(Xem: 10421)
Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng sai của cuộc sống. Con người thế gian thường có cái nhìn đối với đời sống không ngoài hai vấn đề là bi quan và lạc quan. Bi quan là sao? Bi là buồn chán, thương xót. Bi quan là quan niệm nhìn đời sống trên thế gian này
09/03/2014(Xem: 7667)
Do người ta đánh mất chính mình nên bị tham lam, ích kỷ, tham muốn quá đáng chi phối rồi sinh ra sân giận, thù hằn, ghét bỏ mà tìm cách giết hại lẫn nhau. Có một chú tiểu sau nhiều năm tu học ở chùa mới cung kính thưa hỏi hoà thượng: “Thưa sư phụ, con người ta sợ nhất cái gì?” Hoà thượng hỏi lại vị đệ tử: “Vậy theo con thì sợ nhất cái gì?” “Dạ thưa sư phụ, có phải là sự cô độc không ạ?” Hoà thượng lắc đầu: “Không đúng!” “Dạ thưa sư phụ, vậy là sự hiểu nhầm chăng?” - “Cũng không đúng!” - “Là sự tuyệt vọng?” - “Càng lại không đúng!”
09/03/2014(Xem: 7311)
Tại một lớp học nọ có tổ chức chương trình quà tặng cuộc sống nhằm hướng dẫn cho các em học sinh nâng cao trình độ hiểu biết trong đối nhân xử thế. Thầy giáo yêu cầu mỗi học sinh mang theo một túi ni lông sạch và một túi khoai tây đến lớp. Sau đó, chương trình được bắt đầu bằng một bài thực tập, mỗi em học sinh nếu không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó rồi bỏ nó vào túi ni lông. Vài ngày sau, nhiều em học sinh mang cả túi ni lông nặng trĩu.
09/03/2014(Xem: 29986)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
07/03/2014(Xem: 10242)
Chúng tôi lên tham quan Golden Rock, một ngôi chùa tháp rất linh thiêng nằm trên một tảng đá vàng. Đoàn dự kiến 10h tối sẽ về khách sạn. Tuy nhiên, do cảnh quá đẹp, không khí linh thiêng, tinh thần tuyệt vời nên tận gần 24h đêm chúng tôi mới rời Golden Rock để về khách sạn.
01/03/2014(Xem: 10585)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover vào chiều ngày 15.02.2014 để dự lễ Rằm Tháng Giêng và lễ ra mắt sách "Những Cây Bút Nữ 2" theo chương trình của Hòa Thượng Phương Trượng đã ấn định. Chúng tôi được ĐĐ. Thích Hạnh Lý xếp cho 3 phòng ngủ đặc biệt ở Tây Đường. Sau chuyến hành trình với nhiều hành lý cồng kềnh, nên đêm đó 8 chị em chúng tôi đã tìm được một giấc ngủ bình an.
23/02/2014(Xem: 12723)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây. Trước tiên tôi muốn cảm ơn ban tổ chức cũng như ông thống đốc
23/02/2014(Xem: 10737)
Buổi sáng như thường lệ, ngài đắp y, cầm y bát vào thành Vương Xá khất thực thì thấy Thi Ca La Việt – một gia chủ – với áo thấm ướt, tóc thấm ướt, đang đứng chấp tay đảnh lễ các phương. Hết đông sang tây, hết tây sang nam v.v… Cứ thế mà lạy đủ sáu phương. Thấy vậy đức Phật hỏi:
23/02/2014(Xem: 8865)
Nhẫn là một ‘món’ mà ta phải dùng hàng ngày, dù chúng ta có ở đâu trên thế giới, dù thu nhập chúng ta có cao thuộc loại hạng nhất thế giới. Đi chơi mà trời nắng
22/02/2014(Xem: 9622)
Cũng như nhiều năm trước, đầu xuân Giáp Ngọ này giới truyền thông báo chí xã hội ngoài việc chú ý vào các thùng tiền công đức, tiền lẻ, tiền nhét tay các tượng Phật, hoặc không hài lòng việc phóng sinh chim thú (lấy lý do phóng sinh kiểu ấy chỉ nuôi sống nhóm người săn bắt) thay vì phải lên án trước nhất người săn bắt; và còn cao giọng lên lớp giảng giải giáo lý nhà Phật v.v…lại chú ý sâu hơn và cao hơn trong chánh điện nhà chùa, đó là tượng Phật!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]