Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Hướng thiện – lẽ sống của đời ta

25/02/201111:36(Xem: 4973)
7. Hướng thiện – lẽ sống của đời ta

CHÌA KHÓA SỐNG HƯỚNG THIỆN
Lại Thế Luyện

Hướng thiện – lẽ sống của đời ta

Trong cuộc đời, bất cứ ai trong chúng ta cũng có những lúc phải đưa ra những quyết định và hành động tạo nên bước ngoặt làm thay đổi cuộc đời mình. Một trong những bước ngoặt quan trọng đó chính là khi ta quyết định đi theo con đường hướng thiện. Dẫu biết rằng, chúng ta khó có thể thay đổi thực trạng xã hội, thay đổi thế giới, thay đổi cuộc đời mà ta đang sống. Tuy nhiên, dù cho như vậy đi chăng nữa, cái mà bạn có thể thay đổi chính là thay đổi chính bản thân mình dựa trên nếp sống hướng thiện.

Có nhiều người nghĩ rằng, khi sống giữa một xã hội còn có nhiều mặt trái tiêu cực, vì sao bản thân mình lại phải nỗ lực sống hướng thiện trong khi biết bao người quanh mình chưa nỗ lực sống hướng thiện? Như vậy có phải là tự chọn lấy những thiệt thòi, khó khăn cho bản thân mình không?

Lẽ dĩ nhiên, chúng ta không thể chối bỏ những mặt trái phũ phàng của thực tế đang hiện hành, nhưng chúng ta cũng không nên vì thế mà không nỗ lực vươn lên một nếp sống hướng thiện. Chúng ta không thể chỉ cúi gằm mặt xuống nhìn thực tế nghiệt ngã, để rồi bị chìm lút trong thực tế nghiệt ngã. Trái lại, cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải biết ngẩng đầu nhìn lên, để thấy được những viễn cảnh cao cả hơn của cuộc sống.

Bạn à! Giữa một cuộc sống còn nhiều mặt trái phức tạp, chính vì muốn khẳng định lẽ sống của bản thân chúng ta mới lựa chọn con đường hướng thiện. Thiết nghĩ chúng ta đừng tự nêu ra những câu hỏi đại loại như trên! Sống mà cứ nêu ra câu hỏi đó và những câu hỏi tương tự như vậy sẽ chẳng có ích gì cho cuộc đời ta cả, vì chúng chỉ giam hãm cuộc đời chúng ta quanh quẩn trong vòng bế tắc mà thôi! Chẳng lẽ chúng ta cứ thụ động, cam chịu để cho những bề trái cuộc đời và hành vi xấu ác của người khác quyết định tương lai cuộc đời mình hay sao? Không thể! Dù cho người khác có làm gì đi chăng nữa thì họ cũng không chi phối tương lai cuộc đời chúng ta, bởi đơn giản họ không phải là chúng ta thì làm sao quyết định tương lai cuộc đời chúng ta?

Chỉ có nỗ lực sống hướng thiện mỗi ngày qua những việc làm tốt của mình thì chúng ta mới thực sự quyết định tương lai cuộc đời mình mà thôi! Đã quyết tâm lựa chọn lối sống hướng thiện, chúng ta phải đi theo lòng quyết tâm của mình bằng bất cứ giá nào! Thử hỏi, trên cuộc đời này, có điều gì tốt đẹp mà lại không đòi hỏi chúng ta phải trả bằng một cái giá tương xứng? Những bề trái tiêu cực của xã hội chỉ là những thử thách cho lòng hướng thiện, chứ không phải là những trở ngại mà chúng ta không thể vượt qua. Nếu cuộc đời này luôn bằng phẳng và mọi sự việc diễn ra luôn tốt đẹp, suôn sẻ thì nỗ lực hướng thiện của bản thân ta còn có ý nghĩa gì? Chuyến hành trình cuộc đời chỉ thú vị khi ta phải vượt qua nhiều thác ghềnh. Sức sống của một con người thể hiện ở chỗ con người biết vượt lên những mặt trái, nghịch cảnh của cuộc sống để sống với lẽ sống hướng thiện của bản thân mình.

Một xã hội sẽ không thể phát triển được nếu thiếu đi những cá nhân dũng cảm đương đầu với những khó khăn để khẳng định lẽ sống tốt đẹp của bản thân, đồng thời gieo những hạt mầm của niềm tin, nhiệt huyết và khát vọng cho nhiều người khác. Những ai biết lựa chọn lối sống hướng thiện chính là những người biết đưa ra một quyết định lựa chọn có ý thức để thay đổi cuộc đời mình, chứ không cam chịu để cho những mặt trái cuộc đời hay những hành vi xấu ác của người khác chi phối mình!

* * *

Bản thân mỗi chúng ta hãy nỗ lực hết mình để sống hướng thiện, để trở thành một con người chân chính! Có rất nhiều lý do khiến chúng ta phải coi nỗ lực sống hướng thiện là lẽ sống của đời mình.

Trước hết, chỉ có lòng hướng thiện mới giúp mỗi chúng ta có được sự định hướng đúng đắn cho cuộc đời mình. Lòng hướng thiện gìn giữ cho ta tâm hồn trong sáng, không bị vẩn đục trước những việc làm chưa tốt của người khác hay những bề trái của cuộc đời. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người có lòng hướng thiện cũng luôn có ý thức gìn giữ nhân cách, phẩm giá của bản thân, không để bị hoen ố bởi những cám dỗ và điều xấu.

Lòng hướng thiện sẽ giúp mỗi chúng ta hoàn thiện chính mình. Đó cũng là ước vọng chân chính của mỗi chúng ta. Con người ta ai cũng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa chứ không ai mong sống một cách mòn mỏi, sống lệch lạc, sống thừa. Hãy nghĩ đến cha mẹ vất vả sinh ra ta, bỏ bao công sức nuôi nấng, dưỡng dục ta. Một lối sống hướng thiện sẽ xứng đáng với bản thân ta hơn, xứng đáng với niềm kỳ vọng của người thân của ta hơn.

Chắc hẳn bạn cũng đồng ý với tôi rằng, trong cuộc sống, con người ta không thể chỉ vì một chút tham vọng cá nhân nhỏ nhoi hèn kém, một chút danh hão, một chút lợi lộc vật chất, một chút ham muốn tầm thường... mà đánh mất chính mình! Bạn hãy nhìn thấy trong cuộc sống, vẫn còn đó biết bao kiếp người nghèo khổ quanh mình, mỗi ngày đang phải vất vả mưu sinh vì miếng cơm manh áo, nhưng họ không vì vậy mà bán rẻ lương tâm, phẩm giá làm người. Chẳng lẽ chúng ta lại thua kém phẩm giá so với tấm gương sáng của những con người bình dị quanh mình sao? Danh dự làm người của ta chẳng đáng để bản thân ta phải nỗ lực sống hướng thiện hay sao?

Tục ngữ có câu: “Cọp chết để da, người chết để tiếng.” Con người có lúc sinh ra, chắc chắn sẽ có lúc từ giã cõi đời này. Tuy nhiên, chết không phải là hết! Ta để lại điều gì, dấu ấn gì cho cuộc đời này sau khi ta từ giã cõi đời mới là điều quan trọng. Cuộc đời ta ngắn ngủi lắm! Mỗi người đều phải tự chịu trách nhiệm về mọi việc mà bản thân mình đã làm trong cuộc đời mình! Mỗi chúng ta chỉ sống một cuộc đời mà thôi, nên không thể tự mình làm hư hỏng, phí phạm cuộc đời mình. Và chắc chắn là, không ai trong chúng ta muốn sống một cuộc đời đầy tội lỗi, tai tiếng để thiên hạ chê cười.

Phải thấy được tính chất ngắn ngủi, hữu hạn của đời sống như vậy, ta mới nỗ lực sống thiện mỗi ngày và đồng thời tránh xa cái xấu, cái ác. Phải sống như thế nào để đến khi mình nhắm mắt xuôi tay, bản thân mình vẫn còn để lại niềm nhung nhớ, tiếc thương cho những người ở lại? Đó chẳng phải là một câu hỏi rất đáng để suy nghĩ hay sao? Và do vậy, mỗi chúng ta hãy biết nghĩ đến lúc mình phải từ giã cõi đời này, không phải là để sợ hãi cái chết, mà là để biết nỗ lực sống hướng thiện ngay trong những ngày ta đang sống.

* * *

Cuộc sống của mỗi chúng ta chỉ có ý nghĩa khi mơ ước về một điều gì đó chưa đạt được và tự hứa với lòng sẽ đạt được trong tương lai. Hiện tại, bản thân ta chưa phải là một người hoàn thiện, vậy ta hãy nỗ lực sống hướng thiện, để tự hoàn thiện bản thân mình!

Khi nỗ lực sống hướng thiện, bạn không chỉ thăng tiến về mặt đạo đức mà cả sự nghiệp cuộc đời bạn cũng sẽ trở nên có nền tảng vững vàng hơn, giúp bạn tiến xa hơn, hứa hẹn mang lại những thành quả vẻ vang hơn, phục vụ tha nhân một cách đắc lực hơn!

Thật vậy, mỗi chúng ta đang xây đắp cuộc đời mình dựa trên những gì chúng ta làm mỗi ngày. Bất cứ ai cũng đều biết rằng, làm việc là con đường quan trọng để xây dựng sự nghiệp, khẳng định nhân cách của bản thân, vừa tích cực đóng góp cho đời vừa đem lại sự thành đạt và hạnh phúc cho bản thân.

Mọi việc chúng ta làm chỉ thật sự có ý nghĩa và tốt đẹp khi chúng ta được thôi thúc bởi lòng hướng thiện. Bởi vì, chúng ta không thể nào tạo ra kết quả khác với những gì mình đang ấp ủ trong lòng. Nói cách khác, một khi mình ấp ủ trong lòng mình điều gì, thì dù sớm hay muộn mình cũng sẽ tạo ra kết quả tương ứng trong cuộc sống như vậy!

Nếu chúng ta làm việc mà không dựa trên nền tảng của lòng hướng thiện thì mọi việc chúng ta làm tự nó đã mang hạt mầm hủy diệt trong đó rồi! Thực tế cho thấy, có những người chỉ vì một chút bất cẩn, một chút xao lãng, một chút cẩu thả hay một chút thiếu trách nhiệm trong công việc... đã tự vùi lấp mọi thành quả cùng uy tín nghề nghiệp mà bản thân đã phải vất vả bao nhiêu năm để tạo dựng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thấy, có những người khởi đầu công việc một cách rất xuất sắc, nhưng chỉ vì họ thiếu những khát vọng lớn, thiếu thiện chí phục vụ tha nhân, lúc nào cũng chỉ cắm đầu cắm cổ làm việc với ý đồ thuần túy trục lợi... nên họ không thể tìm được nguồn động lực sâu xa, mạnh mẽ để thôi thúc bản thân tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp. Chính vì vậy, những con người ấy đã không có được sự nghiệp lớn lao và giàu tính nhân bản mà lẽ ra họ vốn xứng đáng được có! Thậm chí, họ còn đi đến tình trạng dang dở sự nghiệp cao cả của cuộc đời mình. Đó chẳng phải là những điều quá đáng tiếc hay sao?

Khi có lòng hướng thiện, chúng ta mới cố gắng làm việc bằng tất cả khả năng, nhiệt huyết cùng ý hướng ngay thẳng tốt lành, thái độ nghiêm túc cùng ý thức trách nhiệm cao của bản thân mình. Bạn hãy tin rằng, một khi bạn làm việc với sự mách bảo khôn ngoan của lòng hướng thiện cùng thiện chí phục vụ tha nhân, chắc chắn bạn sẽ được đền bù một cách xứng đáng bằng những thành quả mang ý nghĩa tốt đẹp do chính mình tạo ra!

Và như vậy, đi theo con đường hướng thiện tức là chúng ta đã lựa chọn một hướng đi vững chắc không chỉ cho sự nghiệp mà còn cho tương lai cuộc đời mình!

* * *

Sống hướng thiện chính là một quá trình nỗ lực tu dưỡng bền bỉ, rèn luyện bản thân không ngừng trong suốt cả cuộc đời. Cho nên, sống hướng thiện hoàn toàn không phải là một sự ép buộc từ bên ngoài như nhiều người lầm tưởng, mà là một sự nỗ lực tự thân của mỗi cá nhân, dưới những tác động, ảnh hưởng đúng đắn của gia đình, nhà trường và xã hội.

Dù cho pháp luật và dư luận xã hội có nghiêm khắc đến đâu cũng vẫn không thể thay thế cho khát vọng sống hướng thiện của con người. Lòng hướng thiện phải xuất phát từ chính bản thân ta, phải là sự tự do chọn lựa bắt nguồn từ sự tôn trọng phẩm giá làm người của ta!

Và chính vì sống hướng thiện là một quá trình nỗ lực tu dưỡng bền bỉ, rèn luyện bản thân không ngừng trong suốt cả cuộc đời, cho nên sống hướng thiện không phải là tự đọa đày kiếp sống của mình như nhiều người lầm tưởng. Những người hướng thiện chính là những người đã nhận ra và thấu hiểu hơn ai hết ý nghĩa và giá trị của các chuẩn mực đạo đức. Trên cái nền hiểu biết vững chắc và sâu xa đó, chính họ đang tự do tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp như bản thân hằng mong muốn!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2014(Xem: 7556)
Có những gì cần phải sửa trong Kinh Phật hay không? Có những gì cần phải cắt bớt khỏi Kinh Phật, hay cần phải bổ túc thêm cho Kinh Phật hay không? Câu trả lời tất nhiên không dễ. Vì người xưa đã nói, nếu chấp vào nghĩa từng chữ một, có thể sẽ hiểu nhầm ý của Phật; nhưng nếu rời kinh một chữ, lại hệt như lời ma nói. Nguyên văn: Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.
26/10/2014(Xem: 9053)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này. Nhưng đâu đó trên hành tinh, mưa thu lất phất bay, và gió thu se sắt gợi buồn; cũng có nơi mưa ngập cả các con lộ chính của thành phố lớn để người và xe cộ phải lội bì bõm trong giòng nước ngầu đục. Và chỗ nọ, chỗ kia, làn gió dân chủ, hòa bình, khơi niềm hứng cảm cho sự vươn dậy của ý thức tự do, khai phóng.
24/10/2014(Xem: 14224)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
24/10/2014(Xem: 8158)
Chuyện kinh Phật kể rằng, tự ngàn xửa ngàn xưa, hằng hà sa kiếp trước, có con thỏ ngọc nọ thấy bầy đàn đang lúc giá rét cuối đông, chẳng kiếm được chút rau cỏ gì cho nguôi cơn đói bụng ; thỏ nọ liền “hưng khởi đại bi tâm” nhảy vào đám lửa đang cháy rực hồng, tự biến thân mình thành thịt nướng cho bầy đàn ăn đỡ đói. Khi bầy đàn thỏ no nê thì cũng là khi thân thỏ nọ chỉ còn sót lại mấy miểng xương đen. Phật biết đại bi tâm của thỏ từ đầu, bèn nhặt xương thỏ đem về cung quảng, phục sinh và đặt tên cho thỏ là NGỌC THỐ - có nghĩa là Thỏ Ngọc, một sinh thể có đại bi tâm quý như ngọc; thứ ngọc Phật từng nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bấy giờ, cuộc đời thỏ ngọc ngày đêm yên ả nơi cung trăng, tự thân sớm hôm trau dồi công dung ngôn hạnh khiến biết bao người chung quanh nâng niu, thương yêu chiều chuộng.
23/10/2014(Xem: 12810)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại. Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.
23/10/2014(Xem: 8446)
Bằng cách này hay cách khác, Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện, tránh mọi khổ đau và để thực nghiệm hạnh phúc an lạc. Trong bài kinh Nghèo khổ thuộc Tăng Chi Bộ, Ngài đơn cử câu chuyện một người nghèo túng về của cải vật chất nhưng không biết cách nỗ lực khắc phục tình trạng nghèo khó của mình nên phải liên tiếp rơi vào các cảnh ngộ khó khăn để nhắc nhở chúng ta về các tai họa khổ đau mà chúng ta sẽ phải đối diện, nếu không biết nỗ lực nuôi dưỡng và phát huy các phẩm chất đạo đức và trí tuệ của mình.
23/10/2014(Xem: 10015)
Tục lệ, hay những lễ nghi đã trở thành thói quen, là văn hóa được ước định của một dân tộc. Sự hình thành tục lệ thường chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán trong dân gian, hoặc do sự thực hành các tín ngưỡng tôn giáo lâu ngày của một cộng đồng. Sau khi truyền vào Trung Quốc, Phật giáo không chỉ đi sâu vào dân gian, hòa nhập với đời sống, từng bước hình thành nên một bộ quy phạm lễ nghi về “hôn táng hỷ khánh” (dựng vợ gả chồng, chôn cất người chết, thể hiện niềm vui, bày tỏ việc mừng); mà còn có tác dụng thay đổi phong tục đối với các thói quen dân gian mang đậm màu sắc mê tín trong các việc như: tổ chức hôn lễ rườm rà; đoán số mệnh dựa trên bát tự(1); miễn cưỡng tổ chức việc vui trong lúc gia đạo đang gặp rắc rối với mong muốn giải trừ vận xui, tà khí, chuyển nguy thành an, gọi là xung hỷ; thực hành tục minh hôn(2); duy trì lối khóc mộ; xem phong thủy…
23/10/2014(Xem: 9345)
Từ Thiện chỉ là Tu Phước, đó là cành lá hoa trái, nhưng Tu Huệ là gốc rễ , có chăm sóc cội gốc thì cây Bồ-Đề mới xanh tươi, đó là Phước Huệ song tu, là Tâm Hạnh của một vị Bồ-Tát, Một vị Phật tương lai, hiện tại phải Hành Bồ-Tát Đạo, Phục vụ chúng sinh là cúng dường Chư Phật, Bồ-Tát Giới thì cũng có Xuất gia và Tại Gia, Người con Phật phải luôn tưởng nhớ đến Tánh Phật vốn sẵn nơi chính Thân Tâm Ngũ Uẩn nầy, Người Tu Phật phải luôn nhìn lại chính mình, nếu hiểu được chính Thân Tâm mình, thì sẽ hiểu được người khác, (Tức Quán một Pháp thông, thì tất cả các Pháp đều thông) Người Giác Ngộ đối với Thân Tâm này, chỉ thấy là như hạt bụi, rời hơi thở rồi thì thiêu đốt thành tro, Muốn giải thoát Luân Hồi Sanh Tử, thì sống chấp nhận trả Nghiệp quá khứ, mà không tạo thêm Nghiệp tương lai, Bằng cách, nếu có người phiền não Ta, hay tức giận Ta, thì liền xin lỗi, đó là chấp nhận trả Nghiệp cũ, mà không tạo thêm nghiệp mới,
22/10/2014(Xem: 8334)
Tôi thường đeo một xâu chuỗi nhỏ ở tay, cũng nhiều năm rồi, như một sở thích, như một thói quen. Nhiều người thấy lạ thường hỏi, mang xâu chuỗi chi vậy? Tu hả? Cầu xin gì hả? Thường thì tôi chỉ cười thay câu trả lời vì cũng hơi rắc rối để giải thích.
21/10/2014(Xem: 8692)
Tôi may mắn có mặt trong buổi tối quý giá mà đông đảo Phật tử và thanh niên Hà Nội đã được học hỏi từ Sư bà Thích Nữ Giác Liên, một vị ni sư có 2 dòng máu Ấn – Việt, và là tác giả của cuốn “Đường về xứ Ấn”, tại nhà sách Thái Hà (119 C5 phố Tô Hiệu, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội). Sư bà Thích Nữ Giác Liên sống ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ đã 7 năm, đã đi giảng Pháp tại nhiều nước trên thế giới. Sư bà cũng là tác giả của nhiều bản đạo ca nổi tiếng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]