Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Hướng thiện – khát vọng của toàn nhân loại

25/02/201111:36(Xem: 5345)
5. Hướng thiện – khát vọng của toàn nhân loại

CHÌA KHÓA SỐNG HƯỚNG THIỆN
Lại Thế Luyện

Hướng thiện – khát vọng của toàn nhân loại

Hướng thiện là kết tinh của một trong ba giá trị Chân – Thiện – Mỹ mà bản thân từng người và cả nhân loại vẫn luôn theo đuổi trong cuộc sống. Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã được chứng kiến những bước tiến thần kỳ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Con người càng có điều kiện đầy đủ hơn để thỏa mãn những nhu cầu về vật chất, nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Tuy nhiên, chỉ riêng sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ không thôi thì vẫn chưa đủ đem lại hạnh phúc cho con người, nếu cuộc sống thiếu đi bóng dáng của lòng hướng thiện.

Chúng ta tự hỏi, cuộc sống của nhân loại sẽ ra sao nếu con người không biết đến các giá trị đạo đức, không biết đến nếp sống cao thượng, tôn trọng, yêu thương, hy sinh vì nhau? Ở bất cứ nơi đâu thiếu bóng dáng của cái Thiện thì cuộc sống trở nên thật đáng sợ. Chúng ta hãy tự hỏi, nếu cuộc sống của nhân loại không dựa trên nền tảng của tình yêu thương và lòng hướng thiện thì nó sẽ dựa trên cái gì?

Dù khoa học và công nghệ có phát triển đến đỉnh cao mà con người thiếu đi nhân cách, thiếu lòng hướng thiện thì bản thân sự phát triển kia cũng không còn có ý nghĩa gì! Thậm chí, nó có thể hàm chứa nguy cơ dẫn đến những mối hiểm nguy, những cuộc chiến tranh tàn khốc cho cả nhân loại. Chính lòng hướng thiện sẽ góp phần xóa bỏ đi những gì là thù hằn, độc ác, những tham vọng quá lố, điên rồ của con người.

Dẫu biết rằng nghiên cứu khoa học, sáng chế kỹ thuật là để phục vụ con người, nhưng đồng thời khoa học - kỹ thuật đó cũng phải thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng. Việc khai thác và ứng dụng các kết quả nghiên cứu của khoa học cần kết hợp với lòng hướng thiện, để đem lại thật nhiều lợi ích cho cuộc sống và hạnh phúc của cả nhân loại. Vì vậy, trong cuộc sống, không thể không có lòng hướng thiện. Lòng hướng thiện vừa là đòi hỏi tất yếu của cuộc sống, vừa là điều kiện tất yếu cho hạnh phúc của cả nhân loại.

* * *

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, lòng hướng thiện không chỉ có giá trị to lớn và ý nghĩa cao đẹp cho cuộc sống của bản thân mỗi người, cho cộng đồng xã hội, mà còn cho cả nhân loại. Trong thế giới ngày nay, dân số ngày càng tăng nhanh, các nguồn tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt dần. Đời sống kinh tế - xã hội ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Nhiều vấn đề nan giải đã và đang nảy sinh đòi hỏi nhân loại phải cùng chung tay góp sức giải quyết: vấn đề ô nhiễm môi trường, khủng hoảng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, vấn đề bệnh tật, tình trạng thất học, tội phạm gia tăng, sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố...

Cho đến nay, nhân loại vẫn còn phải chứng kiến những cuộc chạy đua vũ trang, những xung đột sắc tộc, tôn giáo diễn ra ở nơi này nơi khác, những hình thức chà đạp nhân quyền, bóc lột lao động từ tàn bạo nhất cho đến tinh vi nhất đối với con người. Trước thực trạng đó, lòng hướng thiện có một vai trò rất quan trọng trong việc cả nhân loại ngày nay đang chung sức trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ và văn minh trên toàn thế giới.

Lòng hướng thiện là đòi hỏi tất yếu không thể thiếu được ở mỗi chúng ta, nhằm duy trì cuộc sống an lành, hòa bình và phát triển cho cả nhân loại. Hơn lúc nào hết, cuộc sống hôm nay đang đòi hỏi mỗi người, mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều phải có ý thức chung tay góp sức xây dựng một thế giới phát triển hài hòa, mang lại hạnh phúc cho cả nhân loại.

Cuộc sống càng văn minh, tiến bộ, càng đặt ra một đòi hỏi tất yếu là, cần phải khơi dậy lòng hướng thiện nơi con người. Phải dựa trên nền tảng của lòng hướng thiện mới có thể giải quyết được những vấn đề toàn cầu và những vấn nạn của từng quốc gia, từng xã hội. Chỉ có những con người với đầu óc hời hợt, nông cạn, thiếu hiểu biết mới cho rằng những giá trị đạo đức là không cần thiết. Sống ở đời, mọi việc luôn có vay có trả, có nhân có quả, có cho có nhận, gieo gió gặt bão... Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống.

Mặc cho những khác biệt về điều kiện tự nhiên, về chủng tộc, văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo... ước mong sao lòng hướng thiện sẽ trở thành điểm gặp gỡ chung của mọi người trên quả đất này, để cùng nhau chung tay xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho cả nhân loại!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2015(Xem: 11751)
Tâm dục được xếp hạng trên tất các sắc tướng, gọi là Sắc Dục, mà mê đắm sắc đẹp đưa đến dâm dục là điều cốt yếu của mọi vấn đề trên cõi Ta Bà. Tham dâm dục thôi thúc trong lòng khiến con người phải hành động để được thoả mãn ham muốn. Khi cái luồng chân khí ái dục này dâng lên thì si ái tình, khi đi xuống thì tham nhục dục. Mà ái có nghĩa là yêu thương thuộc tình cảm với cảm giác cao thượng. Dục là sự si mê, thèm khát thể xác. Khi dâng lên khi hạ xuống bất thường thì bị tẫu hỏa nhập ma, thất tình lục dục, đưa đến hành động phi luân, phạm pháp, vô đạo tai hại khôn lường cho mình cho người. Dục gồm có lục dục hay ngũ dục. Lục dục là sự ham muốn của sáu căn đối với sáu trần; mắt thích nhìn những sắc đẹp, tai thích nghe âm thanh êm dịu, mũi thích ngửi mùi thơm, lưỡi thích nếm những vị ngon, thân thích đụng chạm êm ái, ý thích nghĩ tới tham si. Ngũ dục là năm thứ ham muốn của người đời không dễ gì loại bỏ. Kinh Phật nói về Ác Dục, Niệm Dục: Chư hiền, nếu ai có ác dục, niệm dục th
20/09/2015(Xem: 8346)
Hôm nay là ngày rằm, từ sáng sớm bà chủ đã ngỏ lời: “Hây, tối nay kính mời khách thưởng trà ngắm trăng với chúng tôi trong vườn nhà”. Khi ráng chiều vừa tắt, bà chủ đưa cho khách bộ Yukata (Kymono mặc mùa hè), một đôi tất trắng, một đôi guốc xỏ ngón và một cái hoa vải màu hồng nâu. Thấy khách lúng túng, hiểu ý, bà chủ ân cần hướng dẫn khách sử dụng từng loại. Bà chủ chia sẻ: “Mặc Yukata khó nhất và đẹp nhất là cái đai quanh thắt lưng”. Miệng nói, tay làm, bà giúp khách hoàn thiện cái đai này. Bà lại hồn hậu: “Búi tóc kiểu Nhật cũng không là việc dễ”, rồi đôi tay bà chủ thoăn thoắt, chỉ mươi phút mái tóc của khách đã được búi cao lại còn giắt thêm cái hoa vải màu hồng nâu sau gáy. Khách nghĩ, mình đã tươm tất lắm rồi, thì nghe bà chủ nhắc khéo: “Mặc Yukata đôi chân phụ nữ phải được bọc trong đôi vớ trắng và bước đi với đôi guốc xỏ ngón”. Nghe lời, khách mang vớ, mang guốc rồi thử bước đi; xong, khách thầm nhủ “mang đôi guốc này mà không té là điều kỳ diệuJ”.
19/09/2015(Xem: 9303)
Đối với người Phật tử, dù ở bất cứ phương trời nào, không phải chỉ mùa Vu Lan mới là thời điểm để người con Phật thể hiện lòng báo đức tri ân. Ân Chư Phật, ân Thầy Tổ, ân cha mẹ giáo dường, ân đàn na thí thí, ân xã hội, ân chúng sanh …. mà ân kia, đức đó phải luôn phát nguyện bằng thiện tâm: “Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài” Theo tinh thần trùng trùng duyên khởi trong kinh Hoa Nghiêm thì muôn người, muôn loài đều thầm lặng vì nhau mà sinh diệt. Cái này vì cái kia mà hiện hữu, cái này ra đi để cái kia tồn tại. Như lá rụng mà thực chẳng diệt, vì lá lại thành đất nuôi cây. Như mây tụ lại mà thực chẳng tan, vì mây chỉ chuyển hóa thành mưa tươi mát, tắm đẫm cỏ nội hoa ngàn ….
18/09/2015(Xem: 8885)
Được sự đồng ý của tác giả, Cư sĩ Diệu Nhung, Cư sĩ Tâm Thành và các Cư sĩ khác hùn phước ấn tống và gửi tặng sách GIA TÀI CỦA NGƯỜI TỈNH THỨC (Thực tập Kham nhẫn) phiên bản tiếng Việt cho các đối tượng sau đây: 1. Đọc giả người Việt đang sinh sống và làm việc trong khu vực VIỆT NAM và CHÂU Á. 2. Các tu sĩ Phật giáo người Việt không phân biệt tông phái. 3. Các cư sĩ người Việt đang nghiên cứu và thực tập Phật giá
13/09/2015(Xem: 7800)
Giáo dục là gì? Hiện nay khó mà định nghĩa dứt khoát; có rất nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ: Như trong cuốn "The Educator’s encyclopedia" của ba học giả Mỹ E.W. Smith, S.W. Krouse và M.M. Atkinson, 1969, USA, cho rằng khái niệm giáo dục chuyển tiếp từ Phương Đông đến thái độ Phương Tây và trong Larouse Universelle của Pháp định nghĩa: "Giáo dục là toàn thể những cố gắng có ý thức để giúp tạo hóa trong việc phát triển các năng lực thể chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự toàn thiện, hạnh phúc và sứ mạng xã hội của con người". (Trích dẫn từ Sư Phạm Lý Thuyết, nhiều tác giả, nhà xuất bản trẻ năm 1971).
12/09/2015(Xem: 7291)
Những ngôi Chùa nổi tiếng ở VN
12/09/2015(Xem: 16824)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
12/09/2015(Xem: 9252)
Phật Giáo Việt Nam và vấn đề bảo vệ mội trường
10/09/2015(Xem: 10458)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
06/09/2015(Xem: 9353)
Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật". Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên bác và tích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sư và thuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]