Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Tương quan giữa cá nhân và xã hội

25/02/201111:36(Xem: 5793)
3. Tương quan giữa cá nhân và xã hội

CHÌA KHÓA SỐNG HƯỚNG THIỆN
Lại Thế Luyện

Tương quan giữa cá nhân và xã hội

Đề cập đến vấn đề sống hướng thiện, chúng ta không thể không xem xét mối tương quan giữa cá nhân và xã hội. Bởi vì, sống hướng thiện là gì nếu không phải là thực hành điều Thiện trong mối tương quan với người khác, với xã hội.

Vì con người sống giữa cuộc đời, nên không thể đặt mình nằm ngoài các mối quan hệ xã hội đang tồn tại. Mỗi chúng ta từ khi sinh ra đã là một thành viên của xã hội. Tất cả chúng ta đều được gọi bằng một danh từ: con người. Tuy vậy, trong mỗi con người, bên cạnh phần “con”, còn có phần “người”. Điều này có nghĩa là, ngay khi mới sinh ra, phần “con” có phần tỏ ra lấn át phần “người”. Khi còn nhỏ, chúng ta có nhiều nhu cầu mang tính bản năng: đói thì khóc đòi ăn, mệt thì đòi đi ngủ, sợ hãi thì cần được an toàn... Nghĩa là việc thỏa mãn những nhu cầu, đòi hỏi về vật chất luôn chiếm ưu thế trong cuộc sống của chúng ta.

Khi chúng ta lớn lên, những nhu cầu tinh thần – tức phần “người” – mới dần dần chiếm vị trí trong đời sống của ta. Cho nên, có thể khẳng định, con người ngay từ khi sinh ra chỉ là một cơ thể sinh học mang mầm mống người, nên mỗi con người nhất thiết còn phải trải qua một quá trình lớn lên, được học hỏi, được giáo dục, nhất là phải tự nỗ lực rèn luyện bản thân mỗi ngày để trở thành một con người đích thực – con người có nhân cách trong đời sống xã hội.

Dù đã có ý thức nỗ lực rất nhiều để nên người đi chăng nữa, thì có một sự thật chúng ta phải thừa nhận là, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp, bên trong mỗi chúng ta vẫn còn nhiều điều chưa tốt. Nếu mỗi ngày chúng ta không nỗ lực sống hướng thiện, thì rất có thể phần “con” kia có nguy cơ sẽ lấn át phần “người”. Khi đó, cuộc sống mỗi người sẽ thuần túy mang tính bản năng và sẽ không còn cái gọi là tính ngườitình người. Lúc đó, mọi thứ diễn ra trong cuộc sống sẽ chỉ là sự tranh giành, đấu đá lẫn nhau, kẻ mạnh hiếp đáp kẻ yếu, cái ác sẽ càng được dịp tung hoành và lấn át cái thiện. Đến tình trạng đó thì cuộc sống này sẽ không thể nào được gọi là cuộc sống nữa, mà là địa ngục trần gian. Lúc đó, từng con người không còn được sống theo đúng ý nghĩa sâu xa, cao đẹp của từ “sống”, mà chỉ còn là sự gây đau khổ lẫn cho nhau, là cắn răng chịu đựng, là gánh chịu những hậu quả do chính mình gây ra.

Như vậy, với tư cách là một thành viên của xã hội, cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta luôn gắn liền với cuộc sống của những người xung quanh, với cuộc sống của xã hội. Chúng ta không thể sống một cách cô lập, cách ly khỏi đời sống xã hội, tách khỏi sự phát triển chung của nhân loại. Chúng ta không thể sống buông trôi theo những đòi hỏi của bản năng, muốn làm gì thì làm! Mọi hành động, việc làm mỗi ngày của chúng ta đều phải tôn trọng những chuẩn mực đạo đức mà xã hội đã đặt ra.

Tình trạng tiến bộ hay suy thoái của một xã hội tùy thuộc vào việc xã hội đó được đặt trên nền tảng nào. Một xã hội sẽ không thể tồn tại và phát triển bền vững nếu nó không dựa trên nền tảng các giá trị đạo đức vững chắc, và nhất là nếu không dựa trên nền tảng lòng hướng thiện của từng cá nhân sống trong xã hội đó! Mọi người phải nỗ lực sống hướng thiện để trở thành một thành viên xứng đáng trong xã hội, góp phần xây dựng xã hội hạnh phúc, tiến bộ. Chắc chắn khi đó bộ mặt của xã hội sẽ được đổi thay!

Vẫn biết rằng, một trong những quyền thiêng liêng nhất của con người là quyền được tự do. Xã hội càng phát triển, con người càng được tạo thêm những điều kiện để có thể thụ hưởng quyền tự do của bản thân mình một cách đầy đủ nhất. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là, tự do cá nhân của ta không được phép xâm phạm đến tự do cá nhân của người khác, càng không được gây ảnh hưởng đến cuộc sống yên bình của cả xã hội. Chúng ta không thể cứ muốn làm gì thì làm mà bất chấp việc có được xã hội chấp nhận hay không! Nói cách khác, tự do cá nhân của mỗi người không hề tách rời khỏi các chuẩn mực đạo đức của xã hội.

***

Lòng hướng thiện là cầu nối giữa người với người trong các mối quan hệ xã hội. Lòng hướng thiện giúp chúng ta nhận thức đúng đắn hơn về cuộc sống xã hội, với những mối quan hệ xã hội diễn ra muôn màu muôn vẻ hằng ngày quanh ta. Lòng hướng thiện giúp ta tự điều chỉnh hành động của bản thân theo chiều hướng tích cực nhất. Khi có lòng hướng thiện, ta sẽ luôn đứng trên phương diện của cái Thiện để hành động, cư xử với mọi người xung quanh. Đồng thời, chúng ta cũng có cơ sở vững chắc để nhìn nhận, phân biệt hành vi của người khác là tốt hay xấu, là đúng hay sai. Trên hết, lòng hướng thiện cũng là cơ sở vững chắc để mỗi chúng ta tự đánh giá về hành vi của chính mình, để có thể sống ngày càng tốt hơn.

Bạn đã bao giờ suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của lòng hướng thiện trong cuộc đời này chưa? Cái Thiện là cái bao hàm tất cả những phẩm chất tốt đẹp nơi con người: trung thực, khiêm nhường, bao dung, vị tha, nhân hậu, yêu thương, tốt bụng, tử tế, sống có trách nhiệm, thủy chung, cao thượng, kiên trì, nhẫn nại, hy sinh... Lòng hướng thiện hướng con người đến những giá trị đạo đức cao đẹp, để con người có thể sống tốt, sống có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội.

Lòng hướng thiện của mỗi chúng ta có ảnh hưởng rất tích cực đối với người xung quanh. Nhờ sống hướng thiện, ta mới có thể hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Càng ngày, con người càng nhận ra giá trị và ý nghĩa của lòng hướng thiện. Nếu cái ác luôn đẩy con người ra xa nhau, lúc nào cũng phải nơm nớp canh chừng, đề phòng lẫn nhau, thì lòng hướng thiện sẽ giúp chúng ta xích lại gần nhau, dễ dàng cởi mở và sống chân thành với nhau hơn. Cuộc sống sẽ trở nên thanh bình và tươi vui hơn rất nhiều nếu mỗi ngày chúng ta biết chủ động tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp với người khác, với xã hội. Một khi chúng ta chủ động tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người khác thì điều tất yếu là người khác cũng dễ dàng đáp lại chúng ta bằng những hành động và cách ứng xử chân thành. Miễn là chúng ta đừng chủ động “gây sự” thì người khác cũng không ngại gì mà không tạo mối quan hệ tốt đẹp với ta.

Cuộc sống ngày càng phát triển nên các mối quan hệ giữa người với người cũng phải ngày càng hài hòa, tốt đẹp, để góp phần xây dựng xã hội phát triển bền vững. Hơn thế nữa, lòng hướng thiện còn là yếu tố không thể thiếu để góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ hơn.

Chính vì những lý do đó, xã hội luôn tìm cách lên án cái ác, đề cao cái thiện bằng nhiều phương tiện: sách vở, giáo dục trong nhà trường qua những bài giảng đạo đức, nhất là trên các phương tiện truyền thông đại chúng... Hiện nay, trong cuộc sống, chúng ta gặp không ít các bài báo, những phương ngôn, khẩu hiệu hô hào chống suy thoái đạo đức, kêu gọi con người phải sống đẹp, sống hiền thiện như thế này, thế nọ... Trên các đài phát thanh hay truyền hình, mỗi ngày mỗi giờ ta đều thấy rất nhiều những cuộc thi, những chương trình tuyên dương người tốt việc tốt, để mọi người cùng noi theo, học hỏi...

Nhưng làm thế nào để có thể thực hiện những điều đã đặt ra? Hay nói cụ thể hơn, làm thế nào để sống hướng thiện, dường như vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ, vẫn luôn là điều khiến cho nhiều tâm hồn cao cả phải băn khoăn, thao thức. Những hoạt động rầm rộ, ồ ạt, mang tính hình thức bên ngoài sẽ ít đem lại kết quả thực sự nếu nó không thực sự bắt nguồn từ khát vọng chân chính bên trong của con người.

Riêng đối với bản thân tôi, thiết nghĩ, hướng thiện không phải là cố gồng mình lên để sống, để chứng tỏ cho thiên hạ thấy những hành động tốt đẹp được ngụy trang, trau chuốt một cách cực kỳ khéo léo trước mắt thiên hạ. Trái lại, lòng hướng thiện phải xuất phát từ trong tâm mỗi người.

Thật vậy, hướng thiện trước hết phải là thay đổi chính mình. Muốn xã hội thay đổi, thì trước hết tự bản thân mỗi người phải nỗ lực thay đổi. Nói cách khác, sự thay đổi của cả xã hội phải bắt nguồn từ sự thay đổi của mỗi con người đang sống trong xã hội đó. Và chính sự tích cực thay đổi bản thân của mỗi người sẽ góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2013(Xem: 6772)
“Người thanh tịnh như vầng trăng êm ả Không bao giờ buồn cũng chẳng hề vui Không thương riêng ai chưa từng hờn dỗi Tình thiêng liêng bao phủ khắp muôn loài” Diệu Tịnh
14/12/2013(Xem: 13026)
Em bé cõng chú chó vượt qua trận lụt kinh hoàng ở Manila, bé trai bị mẹ đâm hơn 90 nhát ở Trung Quốc, Giáo hoàng Francis ôm hôn người “mặt quỷ”… là những hình ảnh nổi bật, gây xúc động nhất trong năm 2013
14/12/2013(Xem: 8819)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành chánh niệm, hiện pháp lạc trú, mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không đúng tinh thần Phật dạy, vì những điều này gần giống với chủ trương của triết thuyết hiện sinh (Existentialism) phương Tây hơn là tư tưởng Phật giáo. Các luận điểm nói:
14/12/2013(Xem: 35253)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 10576)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
13/12/2013(Xem: 12587)
1. Anagarika Govinda là một Lama, người Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930 ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của Lama Ngawang
13/12/2013(Xem: 8995)
Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, người ta thường thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”. Đồ tể là người làm nghề giết mổ, chuyên giết mổ súc vật; trong khi đó, một trong những trọng giới của nhà Phật là giới sát. Người Phật tử đã không được phép hại mạng sống của chúng sanh, lẽ nào người sống bằng nghề giết mổ, cả đời lấy đi mạng sống của biết bao sinh vật, chỉ cần buông đao xuống là đã có thể thành Phật, lại còn thành Phật ngay lập tức?
13/12/2013(Xem: 13849)
Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi... Thương ghét
13/12/2013(Xem: 11910)
Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt;
12/12/2013(Xem: 10132)
Bảy kỳ quan thế giới Phật giáo - Phim tài liệu của BBC. Phim do Sử gia Bettany Hughes trực tiếp thăm viếng và tường thuật và diễn giải sâu sắc về Cuộc đời Đức Phật, sự hành trì kế thừa suốt 26 thế kỷ, và đưa ra kết luận rất hay... Phụ tá với Sử gia Bettany Hughes, có Giáo sư Robert Thurman dạy Triết lý Phật Giáo đại học Columbia, Tiến sĩ Ulrich Pagal về Ngôn ngữ & Tôn giáo, và Ông Richard Coombrich Đại học Oxford.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]