Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Má Tôi

25/02/201110:43(Xem: 5306)
8. Má Tôi

SUỐI NGUỒN YÊU THƯƠNG
Tâm Chơn

MÁ TÔI

1.

Trước khi “chắp nối” với ba, má đã hiểu ra được hết những đoạn trường còn lại. Những đứa con riêng của ba, những đứa con riêng của má và những đứa con chung, không khéo sẽ sinh lắm chuyện rắc rối.

Người xưa nói “chén trong cũi còn động”, gia đình nào lại không có ít nhiều sự rầy rà, lục đục. Nhưng ở gia đình tôi, có lẽ nhờ tình yêu thương của má, sự khéo dạy của ba, nhờ kinh tế gia đình ổn định mà chúng tôi ít nhiều có được cuộc sống ấm êm, thuận thảo.

Chỉ thương cho má quanh năm vẫn phải tảo tần, vất vả.

Về sống với ba là má chấp nhận gánh gồng bao khó khổ. Ba lớn tuổi hơn má, lại bị chứng bịnh suyễn kinh niên nên sức khoẻ ngày một suy yếu. Mấy anh chị rồi cũng lần lượt lập gia đình và ra ở riêng. Mọi việc trong ngoài giờ chỉ một mình má lo liệu, quán xuyến.

2.

Ba má có mở một tiệm thuốc tây ở chợ. Mười tuổi, tôi đã theo má tập tành buôn bán. Năm tháng trôi qua, cận kề bên má, tôi dần quen nếp sống thuần lương của người.

Vâng! Má có một đời sống nghĩa tình.

Má luôn đối xử tử tế với mọi người dù lớn hay nhỏ. Với con cái trong nhà, má rất đỗi quan tâm, dạy dỗ chu đáo, kỹ càng; dùng lời nói dịu dàng để răn dạy, phân lẽ thiệt hơn. Hình như khi má đánh các con thì quả là chuyện chẳng đặng đừng.

Tuy nhiên, tự thâm tâm má rất hài lòng về chúng tôi. Điều này cũng không khó hiểu: Má đã tập cho chúng tôi làm quen với “khuôn khổ” từ thuở nhỏ. Không chỉ “uốn nắn” ở nhà, má còn gửi chúng tôi vào “rèn” trong “trường học Nhà thờ” với các xơ. Lớn lên ít tuổi, má lại động viên chúng tôi tham gia sinh hoạt Gia đình Phật tử ở chùa. Mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường, má đã áp dụng một cách nhiệt tình. (Dù khi ấy, chúng tôi đã học tới cấp 2-3).

Chúng tôi chơi với bạn cũng phải “chịu” sự dòm ngó, cân nhắc của má. Đến việc đọc sách, xem phim đều phải qua khâu “kiểm duyệt.” Có đôi lúc má “độc quyền” luôn cả với ba. Nhưng ba thì đồng tình với “phương pháp giáo dục” của má nên chỉ cười và hay bộc bạch: “Tội nghiệp má bây cực khổ!...”

Thật tình hồi ấy, có đôi lần bực bội tôi đã phản ứng sự ràng buộc đến khắt khe của má. Rồi chợt nghĩ lại thấy mình sai. Má vẫn thoải mái và “hoan hỉ” lắng nghe các con nói kia mà!...

3.

Lúc bấy giờ cả xóm tôi chỉ vài ba nhà là có ti vi. Riêng nhà tôi có sắm được cái đầu máy. Mỗi tối hàng xóm tới coi phim đông. Má mua thêm ghế để bọn trẻ cùng ngồi. Má hay nói là mấy đứa con nhà nghèo thấy thương lắm. Má dạy chúng tôi, không được tiêu xài phung phí mà phải biết giúp đỡ người kém phước hơn mình.

Lần nọ, có người ăn xin đi ngang qua nhà. Má biểu em tôi xúc ít gạo cho và dặn phải đưa hai tay. Má nói: “Họ nghèo nên mới đi xin. Mình có cho thì phải đưa đàng hoàng, còn không cho thì nhỏ nhẹ từ chối, chớ nên nói này, nói nọ rồi tỏ vẻ khinh khi mà mắc tội.”

Tôi để ý thấy người nghèo đến mua thuốc thì má “vừa bán vừa cho”. Nửa đêm nửa hôm, có ai gõ cửa xin thuốc má cũng chẳng hề quạu quọ.

Nhớ một đêm kia có bà thím ở gần nhà tới kêu cửa xin thuốc. Má mở cửa và vui vẻ rót nước cho bà thím uống. Lúc đó tôi còn nhỏ. Nhìn thấy trên bàn thờ ông địa có ba trái cam, tôi đưa tay chỉ. Ba như biết ý liền lấy xuống biếu bà thím đem về. Má nhìn ba rồi nhìn tôi cười. Nụ cười tươi tắn ấy về sau tôi mới hiểu...

Nhưng mà than ôi! Những tưởng phước lành sẽ lâu bền nơi mái ấm gia đình tôi. Nào ngờ oan nghiệt đổ dồn xuống căn nhà bé nhỏ này sau ngày ba mất. Cũng chính trong lúc đám tang ba, má đã vấp phải sai lầm khi cư xử với họ hàng. Nhiều người trách cứ. Chỉ có tôi là hiểu được tại sao má lại làm như vậy.

4.

Ba mất đi. Nỗi niềm thương nhớ chưa vơi thì má lâm trọng bịnh. Tiệm thuốc đóng cửa. Đồ đạc trong nhà bán dần. Tôi thì quá ư bạc nhược. Suốt ngày cứ loanh quanh, lẩn quẩn trong khối tự ti mặc cảm. Đi học về là giam mình trong nhà, tránh né người quen. (Âu cũng được vài thằng bạn tới lui chia sẻ!)

Đến một hôm, căn bệnh ung thư quái ác bộc phát dữ dội, má vẫn âm thầm chịu đựng. Sợ các con lo rầu má không một tiếng thở than. Cuối cùng không vượt qua được, má đành lìa bỏ các con trong khi kiếp sống chưa trọn một đời người.

Tội nghiệp em tôi hãy còn khờ dại. Nó cứ nhìn hình má trên bàn thờ mà nói: “Má đang cười kìa!” Rồi nó cười... Rồi nó khóc... Còn tôi thì lặng lẽ một niềm đau. Nó đâu biết rằng, không có ba, không có má, từ nay tôi và nó sẽ bơ vơ, hụt hẫng giữa dòng đời.

5.

Bây giờ nhìn lại, rõ ràng, so với anh chị em trong nhà thì tôi là người gần gũi và ảnh hưởng “bản tánh” của má nhiều nhất. Cho nên, gần mười năm nay, kể từ ngày má về với đất, tôi đã mang những “nếp sống” của má vào đời.

Và cũng từ đây, giữa cuộc đời trắng đen thật giả, tôi chợt nhận ra cái xấu lẫn cái tốt cùng lúc có mặt khi loài người có mặt. Rồi do tác động của môi trường bên ngoài mà hạt giống thiện-ác phát sinh. Đã biết vậy mà tôi cứ luôn bị “sốc” những khi gặp phải hạng người gian xảo, vô lương.

À! Thì ra tôi hãy còn yếu đuối. Tôi chưa đủ sức chịu đựng sóng gió cuộc đời như má của tôi.

SG, một chiều mưa đầu hạ 2006



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2021(Xem: 4927)
Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
15/05/2021(Xem: 5046)
Ngay sau tác phẩm Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, người đọc lại được đón đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua của nhà văn Thích Như Điển. Đây là cuốn sách thứ hai về đề tài lịch sử ở thời (kỳ) đầu nhà Trần mà tôi đã được đọc. Có thể nói, đây là giai đoạn xây dựng đất nước, và chống giặc ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc. Cũng như Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, tác phẩm Vua Là Phật - Phật Là Vua, nhà văn Thích Như Điển vẫn cho đây là cuốn tiểu thuyết phóng tác lịch sử. Nhưng với tôi, không hẳn như vậy. Bởi, tuy có một số chi tiết, hình ảnh tưởng tượng, song dường như rất ít ngôn ngữ, tính đối thoại của tiểu thuyết, làm cho lời văn chậm. Do đó, tôi nghiêng về phần nghiên cứu, biên khảo, cùng sự liên tưởng một cách khoa học để soi rọi những vấn đề lịch sử bấy lâu còn chìm trong bóng tối của nhà văn thì đúng hơn. Ở đây ngoài thủ pháp trong nghệ thuật văn chương, rõ ràng ta còn thấy giá trị lịch sử và hiện thực thông qua sự nhận định, phân tích rất công phu của
15/05/2021(Xem: 4421)
Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.
15/05/2021(Xem: 4083)
Đọc xong tác phẩm nầy trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phậ
10/05/2021(Xem: 4674)
Chỉ có bốn chữ mà hàm chứa một triết lý thâm sâu ! Chỉ có bốn chữ mà sao chúng sanh vẫn không thực hành được để thoát khỏi sự khổ đau ? Nhưng cũng chỉ bốn chữ này có thể giúp chúng sinh phá được bức màn vô minh, đến được bến bờ giác ngộ, thoát vòng sinh tử !
08/05/2021(Xem: 4136)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn, và cái không biết luôn luôn là cái gì của vô cùng tận. Cũng là một cách chúng ta tới với thế giới này như một hài nhi, rất mực ngây thơ với mọi thứ trên đời. Và vì, bài này được viết trong một tỉnh thức với tâm không biết, tác giả không đại diện cho bất kỳ một thẩm quyền nào. Độc giả được mời gọi tự nhìn về thế giới trong và ngoài với một tâm không biết, nơi dứt bặt tất cả những tư lường của vô lượng những ngày hôm qua, nơi vắng lặng tất cả những mưu tính cho vô lượng những ngày mai, và là nơi chảy xiết không gì để nắm giữ của vô lượng khoảnh khắc hôm nay. Khi tỉnh thức với tâm không biết, cả ba thời quá, hiện, vị lai sẽ được hiển lộ ra rỗng rang tịch lặng như thế. Đó cũng là chỗ bà già bán bánh dẫn Kinh Kim Cang ra hỏi ngài Đức Sơn về tâm của ba thời.
04/05/2021(Xem: 3573)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra ở quê hương ngài và cố gắng để có được sự giúp đở cho người dân của ngài. Ngài cũng phải chạm trán với sự tuyên truyền của truyền thông Tàu Cộng rằng ngài đã bị bắt cóc. Tuy nhiên, nhu cầu thiết yếu nhất là để bảo đảm nhà ở và thực phẩm cho những người Tây Tạng đã đi theo ngài lưu vong. Ngài đã hướng đến chính phủ Ấn Độ, và họ đã không làm ngài thất vọng. Trong thực tế, Ấn Độ cuối cùng đã tiếp nhận hơn một trăm nghìn người tị nạn, cung cấp chỗ ở, và nuôi dưỡng họ, cho họ làm việc, và thiết lập những ngôi trường đặc biệt cho trẻ em Tây Tạng. Những tu viện Phật giáo Tây Tạng cũng được xây dựng ở Ấn Độ và Nepal.
30/04/2021(Xem: 6850)
Thưa Tôi. Hôm nay là ngày sinh nhật của Tôi, xin được phép thoát ra khỏi cái tôi để nhìn về tôi mà phán xét và đưa ra cảm nghĩ. Hình dạng tôi đã già rồi, tóc đã bạc hết cả đầu. Tôi đã trải qua một thời gian dài sinh sống làm việc và cuối đời nghỉ hưu. Tôi đã bắt đầu thấm thía cái vô thường của thời gian mang lại. Tôi cũng đã thấm thía cái sức khỏe đã đi xuống nhanh hơn đi lên. Tôi cũng đã thấm thía tình đời bạc bẽo cũng như tình cảm (Thọ) là nỗi khổ đau của nhân sinh. Tôi cũng đã hiểu rõ thế nào là ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đó là bất khả tương nghị không thể thốt lên thành lời. Chỉ có im lặng là đúng nghĩa nhất. Ngày xưa khi lục tổ Huệ Năng của Thiền tông chạy trốn mang theo y bát thì thượng tọa Minh rượt đuổi theo để giết lấy lại. Đến khi gặp mặt thì lục tổ mang y bát ra để trên tảng đá rồi núp dưới tảng đá bảo thượng tọa Minh hãy lấy y bát đi mà tha chết cho người. Thượng tọa Mình lấy bát lên, nhắc không lên nổi vì nó quá nặng bèn sợ hãi mà quỳ xuống xin lục tổ tha c
30/04/2021(Xem: 6924)
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
27/04/2021(Xem: 5018)
Tánh Không ra đời một thời gian dài sau khi đức Phật Nhập diệt do Bồ tát Long Thọ xiển dương qua Trung Quán Luận. Mặc dầu khi còn tại thế đức Phật có nói về Tánh Không qua kinh A hàm và Nikaya. Nơi đây Phật có nói về tánh xuất gia của hành giả đi tu. Hạng người tâm xuất gia mà thân không xuất gia thì gọi là cư sĩ. Và hạng người tâm và thân xuất gia thì gọi là tỳ kheo. Tánh Không cũng có hiện hữu trong kinh Tiểu không bộ kinh trung bộ. Phật có dạy: nầy Ananda, Ta nhờ ẩn trú Không nên nay ẩn trú rất nhiều. Kế tiếp Phật có dạy trong kinh A hàm về các pháp giả hợp vô thường như những bọt nước trôi trên sông: sự trống không của bọt nước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]