Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Mở mang trí tuệ

24/02/201109:04(Xem: 4395)
23. Mở mang trí tuệ

VIẾT CHO CON GÁI
Lại Thế Luyện - Kim Phụng

Mở mang trí tuệ

Ngày ... tháng ... năm ...
Con gái yêu của cha!
Con mới ra trường và lập gia đình chưa lâu, vậy mà chiều hôm qua lúc cha đến thăm, con than thở với cha rằng chỉ riêng trong lĩnh vực chuyên môn của con, thời gian gần đây trên thế giới có rất nhiều thành tựu nghiên cứu mới mà con không thể bắt kịp được, nhiều tài liệu và sách vở mà con chưa kịp đọc!
Lúc cha hỏi con lý do vì sao, thì con lập tức đổ lỗi cho gia đình và công việc. Chỉ sáu tháng sau khi sanh con nhỏ, con đã không thể có đủ thời gian để đọc đống tài liệu mà thời gian vừa rồi do bận sanh và vất vả nuôi con nhỏ con đã tạm gác lại một chỗ.
Con tiếp tục than thở, nếu cứ theo đà này, chắc kiến thức của con sẽ sớm bị tụt hậu mất thôi! Con đường học vấn và nghề nghiệp mà bao năm qua con theo đuổi đang có dấu hiệu bị chững lại – nếu như không nói là "tuột dốc"!
Chuyện của con làm cha nhớ, trước đây cha có một người bạn là Cử nhân Anh ngữ. ha đã từng ngưỡng mộ vốn kiến thức tiếng Anh của cô ấy, bởi cô ấy được học tiếng Anh một cách bài bản, theo hệ đào tạo chính quy ở trường đại học, chứ không như cha – học ngoại ngữ bằng con đường chủ yếu là tự học. Vậy mà sau này, khi cô bạn ấy lập gia đình, chỉ sau thời gian ba năm nghỉ ở nhà để sinh và nuôi con nhỏ, không thời gian để đụng chạm đến sách vở gì nữa, thì vốn liếng ngoại ngữ của cô ấy gần như đã quên hết, nếu không nói là dường như trở lại với trình độ vỡ lòng... Để đi làm trở lại, cô ấy đã phải rất vất vả để ôn lại mọi thứ gần như từ đầu. Còn cha, cũng trong ba năm đó, với xuất phát điểm hết sức thấp kém của một người học vỡ lòng tiếng Anh, nhưng chỉ sau ba năm miệt mài cố gắng tự học, bước đầu cha đã có thể đọc được sách báo ngoại văn, lại còn bày đặt dịch thuật, cộng tác bài vở cho một vài tờ báo trong nước.
ai mà chẳng biết đến câu nói này: "Việc học giống như con thuyền đi trên dòng nước ngược hông tiến ắt phải lùi" Cha kể lại chuyện trên đây cho con nghe không phải là để khoe khoang gì với con. Cha chỉ muốn nói điều này: trên con đường học vấn, những người đi sau nhưng nếu biết nỗ lực đều đặn để tiến về phía trước liên tục, thì đến một lúc nào đó có thể vượt lên người đi trước. Trái lại, một người dù đã đi trước nhưng nếu không thể tiếp tục tiến được nữa, thì đến một lúc nào đó, sẽ bị tụt lại phía sau là chuyện tất yếu thôi!
Chẳng nói gì giữa những người xa lạ, nói ngay chuyện giữa cha con mình ặc dù cha là cha của con cha đã bắt đầu con đường học vấn của mình trước con cả mấy chục năm, nhưng đến giờ phút này, một người lớn tuổi như cha đã có dấu hiệu bị tuột dốc rồi. Chẳng bao lâu nữa, chắc chắn con sẽ phải tiến xa hơn cha rất nhiều và những người ở lứa tuổi của cha cũng phải "biết điều" lui về phía sau, để nhường chỗ cho những người trẻ năng động và có năng lực như con. Nếu cha cứ cố mà "bám víu" lấy những thứ không còn thuộc về mình nữa thì chỉ càng trở nên "dở hơi" trong mắt mọi người mà thôi! Sau này, khi con ở vào lứa tuổi của cha hiện giờ, đến lượt con lại phải có trách nhiệm dìu dắt và nhường bước cho thế hệ các con của con!
Cha rất đồng ý với con rằng, ngày nay lượng thông tin khoa học - kỹ thuật của nhân loại ngày càng tăng nhanh với tốc độ chóng mặt. Theo tính toán của các nhà khoa học, trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng trên bốn triệu bài báo khoa học và hàng vạn đầu sách mới được xuất bản – chưa kể lượng thông tin khổng lồ mỗi ngày trên mạng internet...
Trước tình hình đó, với nhịp sống hối hả và công việc bận rộn, quỹ thời gian dành cho việc học của mỗi chúng ta càng lúc lại càng ít đi. Thế nhưng, những điều hữu ích, mới mẻ cần phải học để phục vụ cho công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống thì lại quá nhiều. Những gì con học được trên ghế nhà trường không bao giờ đủ cho con có thể sống và làm việc trong suốt cả cuộc đời.
Tri thức là vô tận. Đời người thì hữu hạn. Cho nên, chắc chắn có nhiều điều mà chúng ta chưa thể nào hiểu biết, nắm bắt hết được. Chính vì vậy, có một thực tế phải thừa nhận là, con người có lẽ ít ai dám tự hào bản thân mình đã giàu có về tri thức mà thật ra chúng ta luôn sống trong tình trạng nghèo nàn về tri thức.
Vậy làm thế nào để mỗi người có thể thu hẹp bớt khoảng cách giữa "cái đã biết" với "những cái chưa biết" ? Làm thế nào để mỗi người có thể tự mình làm giàu tri thức, mở mang trí tuệ? Dưới đây là một vài kinh nghiệm mà cha thường chia sẻ với sinh viên của , biết đâu lại hữu ích phần nào cho con trong tình hình hiện tại!
Trước hết, dù mỗi ngày có bận rộn, mệt mỏi thế nào, con hãy tạo cho bản thân một thói quen tự học. Dù cha biết cuộc sống và công việc bận rộn ngày nay khiến nhiều người không duy trì được thói quen tự học mỗi ngày, nhưng cha tin, con gái của cha thì khác ! Không tự tạo được thói quen tự học thì chúng ta dễ chán nản, bỏ cuộc nửa chừng. Trái lại, một khi quen tốt đã được hình thành thì dù con có học bao nhiêu cũng không cảm thấy đủ, không cảm thấy mệt. Mỗi người cần tạo cho bản thân thói quen tự học suốt đời, nhằm tiếp thu, học hỏi cái mới, để không ngừng vươn lên. Mỗi ngày, con chỉ cần học một ít thôi thì hy vọng chúng ta sẽ bắt kịp với những tiến bộ mới. Còn nếu không chịu cố gắng duy trì thói quen tự học mỗi ngày, cứ để kiến thức bị dồn đống, thì nó mãi dồn đống như thế, không bao giờ chúng ta giải quyết được!
Dĩ nhiên trong chuyện này, tuy cha không phải là phụ nữ, không phải mang nặng đẻ đau như con, nhưng hy vọng con đừng trách móc cha là lý thuyết suông hoặc viện lý do này nọ! Trong chuyện này, cha mong con hãy biết nhìn vào gương sáng của mẹ con đấy! Ngày xưa, mẹ cũng vất vả sinh con – hoàn cảnh nhà mình hồi đó lại rất khó khăn nữa – vậy mà con đường học vấn lẫn công việc của mẹ thì mọi người, từ người thân bên họ hàng nội ngoại cho đến đồng nghiệp, không ai có thể phàn nàn vào đâu được!
Cho nên, ngay từ bây giờ, con phải quyết tâm theo đuổi một chủ đề chuyên sâu nào đó mà mình yêu thích. Giữa biển học vô bờ, con người ta sở dĩ hơn nhau nhiều khi chỉ ở chỗ biết chọn lọc mà thôi. Được lựa chọn và học những gì mình thật sự quan tâm, thật sự yêu thích sẽ khiến con cảm nhận được nhiều niềm vui và hứng thú hơn để tự học.
Nếu chịu để ý, chắc con sẽ thấy lúc còn trẻ cha cũng tham lam đề tài, nhưng càng về sau này cha chỉ dành sự quan tâm và cố gắng tập trung viết những đề tài phù hợp với những đòi hỏi của thời đại mình đang sống. Tương tự như vậy, khi càng biết chọn lọc thông tin, càng nỗ lực đi sâu một chủ đề, con càng có cơ hội phát hiện ra nhiều điều sâu sắc, mới mẻ và càng ham thích tìm hiểu nó. Bề dày tri thức của con sẽ được tích lũy dần theo thời gian. Về lâu dài, con sẽ có một vốn hiểu biết sâu sắc, độc đáo về chủ đề chuyên sâu của mình mà hiếm ai có được. Thậm chí, sau này có thể phát triển thành đề tài, thành luận án, hoặc những công trình chuyên khảo...
Cuối cùng, con phải luôn học cách tự mình tích cực động não, tư duy sáng tạo và mỗi ngày phải tự rút ra cho bản thân mình những phương pháp làm việc sao cho hiệu quả nhiều hơn, sao cho ngày hôm nay phải hiệu quả hơn ngày hôm qua. Hiện nay, chắc con biết dù trên thị trường có bán nhiều cuốn sách của những tác giả danh tiếng trên thế giới dạy về cách tự học, cách tư duy sáng tạo... nhưng xét đến cùng, những sách này chỉ có tác dụng như những ý tưởng gợi mở cho con mà thôi! Điều quan trọng là con phải có nghệ thuật chọn lựa, vận dụng những phương pháp đó như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh bận rộn hiện tại của con bây giờ, để vừa tiết kiệm được thời gian vừa học được nhiều điều hữu ích, mở mang trí tuệ...

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7115)
Mở đầu phẩm Phương Tiện, Đức Phật tâm sự với đại chúng rằng Ngài rất băn khoăn sau khi thành đạo, không biết có nên đem Phật pháp ra giảng cho chúng sanh cõi Ta Bà này không.
10/04/2013(Xem: 7827)
Nói ngược trở lại thì tâm tức là tánh và thấy tánh là thành Phật , và con đường ( đạo) đi đến thấy tánh là Thiền (‘tánh’, nói cho đầy đủ là ‘tánh giác’).
10/04/2013(Xem: 8229)
Hôm nay chúng tôi học Kinh Pháp Bảo Đàn . Đáng lẽ phải gọi là ‘Ngữ Lục của Tổ Huệ Năng’ vì đây là lời Tổ nói, được ghi chép lại, không phải là Kinh (lời dạy của Phật) nhưng đệ tử của Ngài là thiền sư Pháp Hải trụ trì chùa Bảo Lâm đã y theo lời dạy của ngài mà đặt tên.
10/04/2013(Xem: 6658)
Đây là cuốn Kinh mà Anh Chị em chúng tôi ai nấy cũng đều đã hơn một lần đọc qua nhưng di sâu vào thì ai cũng ‘ngán’ cả ! Vì vậy Kinh Văn mọi người đều có
10/04/2013(Xem: 6978)
Sau khi được giới thiệu ‘bề ngoài ‘ của căn nhà Duy Thức, chúng tôi tiến sâu thêm một chút vào bên trong ; bắt đầu bằng bài kệ.
10/04/2013(Xem: 7569)
Như đã học trong bài đầu tiên về Duy Thức, ACE chúng tôi nhắc nhau nhớ là : ‘tu tâm’ là tu 2 ‘anh chàng ‘ này , 1 anh Ý thức thì ‘mơ tưởng bao la vũ trụ’ một anh Mạt na thì chấp ngã quá chừng.
10/04/2013(Xem: 7965)
Nếu Duy Thức đối với ACE chúng tôi đã là một ‘khu rừng’ thì Hoa Nghiêm lại hơn thế nữa: đó là một khu rừng có trang bị ‘bát quái trận đồ.
10/04/2013(Xem: 7670)
Hôm nay ACE chúng tôi mới được thực sự đi vào giáo lý Hoa Nghiêm. Trước hết, chúng ta phải lược sơ qua ‘lịch sử thuyết giảng kinh Hoa nghiêm.
10/04/2013(Xem: 7417)
Theo chương trình học Kinh của Chúng, hôm nay ACE chúng tôi tiếp tục học Hoa Nghiêm , đi vào phẩm thứ 39 : Nhập Pháp Giới.
10/04/2013(Xem: 7100)
Tổ chức GĐPT nói chung, và ACE Huynh trưởng nói riêng, gồm đủ mọi thành phần, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, thành thị hay thôn quê, học ‘cao’ hay học ‘thấp’ cho nên khi nói đến ‘Toán học’ hay ‘ khoa học hiện đại’ có nghĩa là Toán học và khoa học cấp phổ thông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]