Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Suối nguồn cảm xúc tươi sáng

24/02/201109:04(Xem: 5945)
22. Suối nguồn cảm xúc tươi sáng

VIẾT CHO CON GÁI
Lại Thế Luyện - Kim Phụng

Suối nguồn cảm xúc tươi sáng

Ngày ... tháng ... năm ...
Con gái yêu của cha!
Hôm nay, cha rất vui khi thấy con tập viết văn. Đến tuổi này rồi, dù đã rời mái trường phổ thông từ rất lâu, thỉnh thoảng cha vẫn thích tìm đọc những sáng tác thơ văn của lứa tuổi học trò. Chắc con thắc mắc cha đọc để làm gì? Đọc để lòng mình được trẻ lại. Đọc để học lại những cách diễn tả cảm xúc hồn nhiên của tuổi trẻ mà cuộc đời mình lâu nay vì gánh nặng nỗi lo "cơm áo gạo tiền" đã đánh mất. ọc để hiểu tâm hồn của tuổi trẻ các con nhiều hơn. Từ đó, cha cũng có thể có những định hướng đúng hơn trong công việc của mình, nhằm phục vụ thế hệ trẻ các con.
Có người nói rằng, yêu thích văn chương nghệ thuật tức là chuẩn bị kết duyên với sự đói nghèo. Chẳng biết lời nhận xét này có đúng hay không, nhưng thực tế cho thấy có những nhà văn sẵn sàng chấp nhận một cuộc sống vật chất kham khổ để đổi lấy "thiên đường những rung động cảm xúc" của bản thân họ. Cha hoàn toàn không dám khuyên con lựa chọn một lối sống có phần phiêu lưu mạo hiểm như vậy. Muốn sống trên đời thì chúng ta phải biết rèn luyện tài năng và có ý chí vươn lên. Sống mà cam chịu nghèo khổ suốt đời thì không phải là sống. Tuy nhiên, nếu con viết văn để tập cách diễn tả cảm xúc chân thật của lòng mình thành câu chữ trên giấy thì cũng là điều nên làm lắm chứ! Một người con gái sẽ trở nên đẹp bội phần khi bản thân cô ta hiểu được những giá trị thẩm mỹ. Cha sẽ hạnh phúc biết bao khi biết con là một cô gái biết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu thích văn chương. Cuộc sống sẽ có ý nghĩa sâu xa hơn nếu chúng ta biết suy nghĩ, biết cảm nhận. Điều này giúp tâm hồn con trở nên vô cùng phong phú!
°°°
Muốn viết văn hay, con cần rất nhiều điều kiện, trong đó, con không thể thiếu những cảm xúc phong phú. Rất nhiều người có học vấn cao, có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ rất tốt, nhưng họ vẫn mãi không viết văn được, là vì họ thiếu vắng suối nguồn cảm xúc.
Đến đây, chắc con lại thắc mắc: Cảm xúc là gì? Làm sao để chúng ta có được những cảm xúc tinh tế, phong phú?
Chắc con để ý thấy rằng, trong đời mình có những cái chỉ thoáng qua như mưa bay, nhưng có những cái lắng đọng mãi trong lòng mình. Những điều mắt thấy tai nghe, những rung động của con đều tạo thành cảm xúc. Nhà văn Nga mà con yêu thích – Maxim Gorky – cho rằng, mỗi con người ngay từ khi sinh ra đã mang những phẩm chất nghệ sĩ trong tâm hồn. Vấn đề là những phẩm chất này có được đánh thức, có được phát huy hay không? Đứng trước cảnh đẹp, các giác quan của chúng ta như được đánh thức. Những chuyện diễn ra giữa hôm qua và hôm nay, giữa cuộc sống ngày và những điều con nghĩ về cuộc sống đều tạo nên cảm xúc.
Nếu đánh mất đi nguồn cảm xúc tươi sáng của tâm hồn, cuộc sống của ta sẽ trở nên vô cùng nhàm chán, đơn điệu, tẻ nhạt, thậm chí là vô cùng buồn bã, thiếu ý nghĩa... Khi đó, con người ngắm nhìn thiên nhiên sẽ chẳng còn thấy đẹp, đọc một cuốn sách sẽ chẳng còn thấy hay, gặp gỡ người khác sẽ chẳng còn cảm thấy vui, nhìn một cảnh tượng thương tâm nào đó mà chẳng hề mảy may xúc động... Nếu cuộc sống của chúng ta rơi vào "tình trạng" đó thì quả thực là đáng sợ, con ạ!
Cảm xúc giúp cho những suy nghĩ khô khan của chúng ta trở nên có sức sống hơn. Nếu chỉ có kiến thức mà không có cảm xúc sáng tạo, con cũng khó mà tạo nên được điều gì có giá trị cho đời!
Nhưng làm thế nào để có được cảm xúc phong phú? Đây quả là một câu hỏi nan giải! Các công trình chuyên khảo tâm lý học về đề tài này đã và đang cố gắng đi tìm câu trả lời. Sau này lớn lên, con có thể đọc thêm những chuyên khảo này. Nhưng trước mắt, đây là một vài gợi ý ban đầu.
Trước hết, để có cảm xúc phong phú, con đừng bắt chước cách nhìn, cách suy nghĩ và cách cảm nhận của người khác! Cuộc sống không chỉ có một màu duy nhất! Con hãy tập nhìn cuộc sống bằng cái nhìn mới mẻ, con sẽ có được những cảm xúc độc đáo, mới mẻ. Nhà văn Nga Tsekhov được coi là một trong những bậc thầy về truyện ngắn trong văn học thế giới từng nói rằng, ông có thể viết rất hay về một chủ đề nào đó đã cũ mèm, miễn là biết nhìn ra trong chủ đề của mình một cái gì đó mới mẻ, chứ không phải là những cái đã quá nhàm do những người đi trước đã tìm ra.
Chưa hết, nhà văn Anh William Somerset Maugham – một trong những nhà văn mà hồi còn trẻ cha rất yêu thích – thì cho rằng, con đường duy nhất để tìm ra cái mới là không ngừng tự mình thay đổi. Và con đường duy nhất để có được vẻ độc đáo là đào sâu, mở rộng thế giới nội tâm của mình...
Những gợi ý nêu trên có thể bước đầu đánh thức niềm hứng thú viết văn nơi tâm hồn con. Tuy nhiên, muốn viết được thành câu, thành chữ những cảm xúc đang giăng mắc trong lòng mình, quả là một điều rất khó! Cuộc sống này có biết bao vẻ đẹp! Do quá yêu cuộc sống mà chúng ta thấy mình cần phải viết lại những cảm xúc để tạ ơn cuộc sống. Chỉ mong những gì mình viết ra có thể mang lại cho người đọc một chút gì ấm lòng, như một cách để phả hơi ấm vào cuộc đời này, tìm một chút đồng cảm... Nhưng có một điều chắc chắn là, dù con có cầm bút suốt một đời, con cũng khó có thể ngợi ca hết được vẻ đẹp của cuộc đời mà chúng ta đang sống, phải không con?
*
Trong cuộc sống, một trong những nỗi mất mát lớn nhất của con người chính là đã đánh mất nguồn cảm xúc trong sáng nơi tâm hồn mình. Đánh mất cảm xúc là sự đánh mất lớn nhất, vì cảm xúc khi đã mất đi rồi thì khó có thể tìm lại được.
Do vậy, con phải giữ gìn cảm xúc sáng trong như gìn giữ con ngươi của đôi mắt. Và một khi con làm được như vậy, chắc chắn cuộc đời sẽ nở hoa trước mắt con!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2016(Xem: 7628)
Cuốn hộ chiếu của một kỹ sư người Nhật tên là Ryoichi Kishi được tìm thấy sau khi có người phát hiện thi thể của ông tại nghĩa trang quận Altinova của Yalova, Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại. Tin tức nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều người ca ngợi lòng tự trọng của người kỹ sư, thậm chí một số người còn đề nghị đặt tên cây cầu mang tên ông.
07/01/2016(Xem: 11678)
Nếu người nào cho con trai, con gái, đứa ở trai, đứa ở gái hoặc người dân hay chính mình đi xuất gia, công đức ấy thật vô biên. Nếu đem so với phước báu của bố thí, dầu có được hưởng phước đến 10 đời trên cõi nhân, thiên cũng không bằng công đức cho một người đi xuất gia hay tự mình đi xuất gia. Tại sao thế? Vì phước báo bố thí chỉ có hạn định, còn phước báo xuất gia không có hạn định, nên không thể bì kịp, hoặc phước báu trì giới, hoặc phước của các vị thần tiên có đủ năm phép thần thông, cho đến phước báu cùng tột của cõi trời Phạm thiên, đem ví với phước báu của xuất gia trong Phật-Pháp cũng không sánh nổi.
07/01/2016(Xem: 8636)
THUẬT NGỮ "ĐẠT LAI LẠT MA" có những ý nghĩa khác nhau tùy theo những con người khác nhau. Đối với một số người, thuật ngữ này tuyên bố rằng tôi là một vị Phật Sống, hóa thân trên trái đất của Quán Thế Âm, một vị Bồ tát của Từ Bi. Đối với một số người khác, nó có nghĩa rằng tôi là một vị "Thánh Vương."
07/01/2016(Xem: 10624)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng. Ngày nay, dường như đối với tôi thì chúng ta không trau dồi những phẩm chất nội tại này đầy đủ; đó là tại sao ưu tiên của tôi là phát triển chúng.
07/01/2016(Xem: 8109)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi lần thứ nhất của Gendun Drup vào năm 1391. Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận về những giai thoại và những thành tựu của các kiếp sống trước của ngài một cách tự nhiên cũng như ngài liên hệ đến những ký ức thời thơ ấu của ngài.
06/01/2016(Xem: 7748)
Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. (Tục Ngữ)
23/12/2015(Xem: 10377)
Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.
19/12/2015(Xem: 8840)
Trong Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn, Thiền Sư Đại Hàn Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ, Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt, Con Chó Giết Chết Triệu Châu: Thiền Sư Sùng Sơn và nhiều môn sinh khác đã từng được mời đến nhà của một thiền sinh tại miền quê êm ả thanh bình. Chủ nhà có một con chó lớn, hầu như nó thường nhìn ra ngoài cửa, vẫy đuôi mừng hoặc sủa bất cứ lúc nào nếu có ai đó đến gần nhà. Vào buổi tối, sau khi dùng bữa xong, mọi người nghỉ ngơi quanh lò sưởi, con chó đến ngồi bên cạnh ngài Sùng Sơn. Sư vuốt ve con chó và nói: Ta có một câu hỏi cho con mà tất cả các thiền sinh không thể trả lời được: Đức Phật nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Nhưng khi có người hỏi con chó có Phật tánh không, thì Đại Thiền Sư Triệu Châu nói: 'Không!' Vì vậy, ta hỏi con, con có Phật tánh không? Con chó cất tiếng sủa:"Gâu! Gâu! Gâu!" Sùng Sơn nói: Con tốt hơn so với Thiền sư Triệu Châu.
18/12/2015(Xem: 17010)
Thuở xưa, đức Phật với nắm lá trong tay, hỏi chư tỳ-khưu rằng: “Số lá trong bàn tay của Như Lai, so với lá trong rừng, ở đâu nhiều hơn?” Khi chư tỳ-khưu đáp“Lá trong rừng nhiều hơn”, đức Phật bèn nói tiếp: “Cũng vậy, những thấy biết của Như Lai nhiều như lá cây trong rừng, nhưng những điều Như Lai đem ra giảng nói chỉ như nắm lá ít ỏi trong bàn tay này thôi! Tại sao vậy? Vì những điều không cần thiết, những điều không đem đến cho chúng sanh thấy khổ và diệt khổ, không đem đến giải thoát tham ưu và phiền não ở đời, Như Lai không nói, Như Lai không thuyết!”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]