Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Những năm tháng tuổi ấu thơ

24/02/201109:04(Xem: 5068)
2. Những năm tháng tuổi ấu thơ

VIẾT CHO CON GÁI
Lại Thế Luyện - Kim Phụng

Những năm tháng tuổi ấu thơ

Ngày ... tháng ... năm ...
Con gái yêu của cha!
Con còn bé lắm! Làm sao con có thể hiểu hết được những điều cực khổ và những nỗi mong đợi của cha mẹ dành cho con?
Trên cuộc đời này, thử hỏi có hình ảnh nào đẹp bằng hình ảnh của người mẹ hiền đang âu yếm đứa con thơ giữa vòng tay yêu thương của mình. Nhưng trên đời này, thử hỏi có nỗi lo toan, vất vả nào bằng nỗi lo toan của cha mẹ nuôi dạy con cái mình khôn lớn?
Có con rồi, cuộc sống của cha mẹ trở nên bận rộn nhiều hơn! Bận rộn gấp trăm, gấp ngàn lần.
Con có biết, lúc con còn nhỏ, cha mẹ đã phải dõi mắt theo từng bước lớn lên của con?
Con có hiểu được, những đêm dài cha phải thức trắng để giúp mẹ con pha sữa, pha bột, giặt tã lót, giặt đồ.
Con có nhớ, ánh mắt của cha mẹ đã từng âu yếm nhìn con những lúc con biết nghiêng người, rồi con có thể lật được qua một bên.
Cha mẹ vui biết bao khi nhìn thấy con mọc từng chiếc răng hững lúc mẹ chuẩn bị cho con ăn dặm.
Nghĩ rằng con gái thích chơi búp bê, mẹ con đã mua cho con một cô nàng búp bê thật đẹp, trong bộ trang phục kiêu sa, xinh xắn. Đôi mắt của búp bê rất đẹp, hai hàng lông mi cong vút. Để búp bê nằm xuống thì đôi mắt nó nhắm tít lại, nhưng khi cho nó đứng lên thì đôi mắt nó lại mở to ra. Mẹ từng hình dung ra cảnh tượng con sẽ yêu quý con búp bê như thế nào, rằng con sẽ vui sướng ôm búp bê vào lòng, hát cho nó nghe, ru cho nó ngủ... Vậy mà, chỉ được một thời gian ngắn, con búp bê của con trở nên cực kỳ thảm hại: đầu đi đằng đầu, chân đi đằng chân, tay đi đằng tay...
Rồi cũng đến lúc, con có thể ăn được cơm. Cha mẹ phải cực khổ vô cùng vì tật biếng ăn, tật ăn lâu, ăn ngậm của con. Con gái ơi! Làm gì mà con cứ ngậm hoài như vậy, không chịu nhai cũng chẳng chịu nuốt? Nhiều lúc chỉ vì cho con ăn mà cha mẹ như muốn gây với nhau.
Năm con lên 2 tuổi, con cứ xỏ đôi dép to đùng của cha rồi lê hai bàn chân đi khắp nhà. Tội nghiệp mẹ một ngày phải lau đi lau lại nền nhà không biết bao nhiêu lượt. Không cho con xỏ dép đi thì con giẫy đành đạch, khóc lóc, kêu gào đủ thứ!
Lên 5 tuổi, con đã thích chọn quần áo đẹp mỗi khi cha mẹ chở con về thăm nhà ông bà nội ngoại. Con biết tỏ ra đòi hỏi, vùng vằng mỗi khi mẹ chọn cho con một bộ áo quần không hợp với ý thích của con.
Đến lúc con đã đủ khỏe mạnh, cứng cáp, đã biết chạy, biết nhảy, thì trời hỡi on là con gái mà nghịch ngợm hết chỗ nói! Nhà cửa nhìn lúc nào cũng như một... bãi chiến trường. Đồ chơi, sách vở, truyện tranh của con bày biện lung tung: trên nền nhà, trên bàn, dưới gầm tủ, gầm giường...
°°°
Công việc của cha lẫn mẹ đều bận rộn tối tăm mặt mũi: giảng dạy, nghiên cứu khoa học, viết báo, viết sách, tham gia các hoạt động xã hội từ thiện. Mẹ của con một người phụ nữ chân yếu tay mềm mà có thể đảm đương từng ấy gánh nặng trách nhiệm cùng một lúc thì quả là một chuyện rất phi thường! Chính vì vậy, cha luôn tìm cánh chia sẻ, đỡ đần công việc nhà, vừa khích lệ, động viên mẹ con rất nhiều.
Dù vất vả, khó khăn đến đâu, cha mẹ cũng phải kề vai sát cánh cùng nhau nỗ lực vượt qua, để có đủ điều kiện chăm lo cho tương lai của các con, và nhất là, để làm gương cho con cái...
Khổ nhất là những lần cha bất đắc dĩ đi công tác mấy tuần xa nhà, cứ nghĩ về mẹ và các con đang ở nhà là lòng cha lại lo lắng không yên! Anh Luyện thì tuy tháo vát, nhanh nhẹn, nhưng tuổi còn bé quá, chưa đỡ đần được nhiều cho mẹ.
Trong hoàn cảnh đó, cha đã gửi đăng bài "Một ngày nào đó" trên báo Phụ Nữ chủ nhật, số ra ngày 19-09-2004, như một món quà tinh thần dành tặng riêng mẹ con, đồng thời cũng là tiếng nói đồng cảm, chia sẻ với hoàn cảnh vất vả của những người mẹ khác đang có con nhỏ:

"Một ngày nào đó...
Một ngày này đó... khi con mình lớn lên, ngôi nhà sẽ trở nên sạch sẽ. Những bức tường nhà sẽ không còn hình vẽ nụ cười của những khuôn mặt nham nhở, sẽ không còn những ngón tay chân dính đầy trên khung cửa sổ, sẽ không còn những thanh kẹo sô cô la bôi quẹt tứ tung.
Một ngày nào đó... khi con mình lớn lên, mình sẽ thảnh thơi để đọc một quyển sách mà không phải ngừng lại bất chợt để gắn cho con cái mũi con gấu bông vừa bị nó kéo làm rơi tuột ra; sẽ không phải chạy đi nhặt cho con con búp bê mà nó vừa liệng ra khỏi cửa sổ.
Một ngày nào đó... khi con mình lớn lên, mình sẽ không còn phải chui vào gầm giường để nhặt giúp trái bóng vừa bị lăn vào trong đó; sẽ không còn phải lục tìm cho con cây bút chì để lạc đâu mất trong ngăn kéo bàn học; mình sẽ tha hồ đọc những mẩu hài hước trên báo mà không còn phải khó chịu nghe tiếng con khóc oe oe.
Một ngày nào đó... khi con mình lớn lên, mình sẽ được thoải mái thong thả mua sắm ở siêu thị mà không phải lo âu con mình ở nhà đang khát sữa. Mình sẽ tha hồ có thời gian để lựa chọn những món hàng mình thích, từ màu sắc, hương vị, đến những món quà khuyến mãi hấp dẫn kèm theo.
Một ngày nào đó... khi con mình lớn lên, mình sẽ lại có thời gian gặp gỡ bạn bè như ngày mình chưa lấy chồng. Mình sẽ được ngồi thưởng thức hương vị của những món ăn tuyệt vời, trong một hiệu ăn sang trọng, dưới ánh đèn cầy nến lãng mạn.
Một ngày nào đó... khi con mình lớn lên, mình sẽ tha hồ thả mình trong bồn tắm nước nóng thư giãn, mà không còn phải bực mình vì quả bóng hay con búp bê bị kẹt trong phòng tắm; mình sẽ không còn phải bất chợt nghe tiếng con gọi: "Mẹ ơi! Nhanh lên, giúp con với..."
Vâng! Một ngày nào đó, khi con của bạn lớn lên, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ khác hẳn. Các bạn sẽ sống những ngày còn lại của cuộc đời mình, trong căn nhà của mình với sự tĩnh lặng... và đơn điệu... và trống trải... và ... chỉ có một mình thôi!
Hỡi những người đang được làm mẹ và có con nhỏ, các bạn hãy sống thật hạnh phúc với những gì mình đang có. Đừng mất thời gian để nghĩ về "một ngày nào đó", vì khi một ngày nào đó đến, chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy hối tiếc và muốn được trở lại sống những ngày hạnh phúc như ngày hôm qua...
°°°

°°°

°°°
Con gái yêu! Những kỷ niệm thời thơ ấu của con sẽ là những ký ức đẹp mãi trong lòng cha và mẹ!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/12/2020(Xem: 6738)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng. Tuệ giác nội quán là cần thiết bởi vì như được giải thích trước đây, nó có thể loại trừ hoàn toàn những cảm xúc phiền phức và những rối rắm hậu quả của chúng. Thiền ổn định (chỉ) và thiền phân tích (quán) bây giờ phải làm việc với nhau. Khi chúng thể hiện chức năng cách này, chúng có thể nhổ gốc những cảm xúc phiền phức và loại trừ những giới hạn của thông tuệ vì thế chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu tối hậu của việc giúp đở những kẻ khác một cách hiệu quả hơn.
29/12/2020(Xem: 5612)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen, nhất là qua một thể thơ cực ngắn gọi là haiku. Điểm đáng lưu ý và cần nêu lên trước nhất là thơ thiền Nhật bản khác hẳn với thơ Đường của Trung quốc. Một số học giả, kể cả các học giả Tây phương, dường như đôi khi không nhận thấy được sự khác biệt này khi mang ra phân tích và tìm hiểu tinh thần Phật giáo chung cho cả hai thế giới thi ca trên đây.
28/12/2020(Xem: 5125)
Moscow: Thuật ngữ “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” mô tả một dạng thiền cao cấp trong truyền thống Kim Cương thừa, thường được thực hành bởi các tu sĩ Phật giáo trong trạng thái quá độ sang sự chết, được gọi là trung hữu – bardo (chìa khóa để giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử). Trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” đã được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu Và Tìm hiểu trong nhiều năm, với sự lãnh đạo của Tiến sĩ ngành tâm lý và tâm thần học - Richard Davidson thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Tâm Trí Lực (Center for Healthy Minds).
28/12/2020(Xem: 5210)
Phật giáo đồ các quốc gia Đông Á, thường Kỷ niệm ngày Đức Phật Nhập Niết bàn vào tháng 2 Âm lịch. Nhưng tại địa phương tôi, Trung tâm Thiền miền Bắc Carolina (the North Carolina Zen Center) lại tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo vào tháng 12 Âm lịch, với một buổi chia sẻ Pháp thoại với Thanh thiếu niên Phật tử, một buổi lễ thắp nến lung linh, tỏa sáng ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, và một bữa ăn tối sau lễ Kỷ niệm.
24/12/2020(Xem: 5571)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu, thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg sẽ hội thảo cùng với các nhà khoa học hàng đầu vào ngày 9 tháng 1 tới, về mối quan tâm ngày càng tăng, đối với phản ứng các bên về “khủng hoảng khí hậu: những biến đổi do con người gây ra trong môi trường làm tăng tốc độ nóng lên toàn cầu”. Cuộc thảo luận sẽ được tổ chức bởi Viện Tâm trí và Đời sống (Mind and Life Institute), rút ra từ cuốn sách mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chủ nghĩa hoạt động của nàng thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu và một loạt phim giáo dục mới về biến đổi khí hậu.
24/12/2020(Xem: 5004)
Trung tâm Phật giáo Somapura (Somapura Mahavihara, সোমপুর মহাবিহার, Shompur Môhabihar) được kiến tạo vào thế kỷ thứ 8, tọa lạc tại Paharpur, Badalgachhi Upazila, Naogaon, Tây Bắc Bangladesh, một ngôi Già lam Cổ tự lớn thứ hai phía Nam dãy Hymalaya, một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới.
24/12/2020(Xem: 4367)
Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp, triều đại của Ngài đã đánh dấu thời đại Phật giáo Mông Cổ Cực thịnh, Ngài là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn và là lãnh tụ của bộ tộc Tümed của Mông Cổ. Vào giữa thế kỷ 16, năm 1578 Ngài bệ kiến Sonam Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 3 và ban cho Ngài tước hiệu “Đại Dương”, “ám chỉ Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp Trí tuệ Siêu phàm như Biển” Tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được ban cho hai vị Giáo chủ tiền nhiệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3, và tước hiệu này trở thành thông dụng cho tất cả những người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma Sonam Gyatso về sau này.
21/12/2020(Xem: 7557)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra. Thơ là ngôn ngữ và thơ cũng là vô ngôn, là tịch lặng. Và là bên kia của chữ viết, bên kia của lời nói. Khi đọc xong một bài thơ hay, khi không còn chữ nào trên trang giấy để đọc nữa, chúng ta sẽ thấy thơ là một cái gì như sương khói, mơ hồ, lung linh, bay lơ lửng quanh trang giấy. Cũng như thế, Kinh Phật là thơ, là lời nói, là tịch lặng, là bên kia ngôn ngữ. Khi bài Tâm Kinh đọc xong, khắp thân tâm và toàn bộ ba cõi sáu đường đều mát rượi, ngấm được cái đẹp của tịch lặng ẩn hiện bên kia những chữ vừa đọc xong. Cội nguồn thơ, cũng là cội nguồn Kinh Phật, đó là nơi của vô cùng tịch lặng, một vẻ đẹp như sương khói phả lên những gì chúng ta nhìn, nghe, cảm xúc và hay biết.
20/12/2020(Xem: 6182)
Trong một thời khắc lịch sử, cả nước đã chứng kiến sự hội tụ của quá khứ, hiện tại và tương lai khi ba thế hệ của triều đại Wangchuck, Vương quốc Phật giáo Buhtan đến viếng thăm khu đất của Pungthang Dewachhenpoi Phodrang vào ngày hôm 16 vừa qua. Lễ Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan, được tổ chức bên trong Punakha Dzong “Cung điện Hạnh Phúc”, từng là nơi ngự của Lama Zhabdrung Ngawang Namgyel đáng tôn kính hơn 400 năm trước, người đã có công thống nhất Bhutan và làm nền tảng để đất nước này phát triển an bình, thịnh vượng cho đến ngày nay.
20/12/2020(Xem: 5594)
Matxcơva, ngày 15 tháng 12: Hội nghị Bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Đối thoại các Tôn giáo trong Thế giới hiện đại, Dialogue of Religions in Modern World“ do Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Viện Nghiên cứu Học thuật về Cơ đốc giáo phương Đông (INaSEC) đồng tổ chức tại Khoa Tôn giáo và Thần học (FRT) thuộc Đại học Vrije Amsterdam và Đại học Chính thống Cơ đốc giáo, Nga nhân danh Thánh John Divine.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]