Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Khi nào con nên khóc?

23/02/201116:15(Xem: 5105)
24. Khi nào con nên khóc?

VIẾT CHO CON TRAI
Lại Thế Luyện - Kim Phụng

Khi nào con nên khóc?

Ngày … tháng … năm …

Con yêu của cha!

Cha không hề muốn vẽ ra trước mắt con một thế giới chỉ có những điều vui tươi, tốt đẹp. Bởi lẽ, điều đó không thực tế. Khi con càng lớn lên, càng trưởng thành, con sẽ càng phải đối diện cuộc sống với những thực tế của nó. Không chỉ có niềm vui và hạnh phúc, cuộc sống còn có rất nhiều chuyện buồn khổ, những nỗi đau, mất mát khiến con người ta phải rơi nước mắt! Một trong những trách nhiệm quan trọng của bậc làm cha mẹ là phải chuẩn bị cho con cái một cái nhìn đúng đắn về thực tế cuộc sống, nếu như không muốn con cái mình phải gánh chịu nhiều thất bại trên đường đời sau này! Rồi con sẽ thấy, trong rất nhiều vấn đề nan giải mà con phải đương đầu trong cuộc sống sau này, luôn đòi hỏi con phải dám trung thực để nhìn nhận đúng vấn đề; để rồi từ đó, con mới có thể đương đầu, giải quyết được vấn đề và đưa cuộc sống của mình tiến lên.

Lẽ dĩ nhiên, trong những lá thư trước đây cha viết gửi cho con, cha thường viết về những điều tốt đẹp hơn là nói đến những mặt trái của cuộc sống. Con có hiểu vì sao cha lại làm như vậy không? Bởi lẽ, tuổi của con còn nhỏ, cha cần gieo nơi tâm hồn con hạt giống của những điều tốt đẹp nhất. Điều này cũng tựa như là việc tạo sức đề kháng cần thiết cho tâm hồn con vậy! Sau này, khi con lớn, tự con cũng sẽ dần dần hiểu được những mặt trái cuộc sống là như thế nào! Rồi sẽ có những lúc con kinh ngạc vì cuộc sống này lại có những kẻ hết sức tầm thường, nhỏ nhen, đốn mạt... ngoài sức tưởng tượng của con. Khi đó, cha tin con có đủ sức mạnh của những điều tốt đẹp để vượt lên tất cả những gì là xấu xa, thấp hèn, tầm thường nhất!

Chính vì cuộc sống bao hàm nhiều mặt phức tạp khác nhau như vậy, mà trong cuộc sống của mỗi người chúng ta có những khi đầy ắp tiếng cười, và cũng có nhiều khi đong đầy nước mắt. Nói đến nước mắt, người ta thường nghĩ, nước mắt chỉ dành riêng cho phái nữ. Trên thế gian này, người phụ nữ được trời phú cho trái tim nhạy cảm, tấm lòng dễ bao dung, đồng cảm với nỗi đau của người khác. Họ dễ xúc động, nên bất cứ khi nào họ cũng dễ rơi nước mắt hơn so với đàn ông chúng ta. Đó là chưa nói, thế giới tâm lý của phái nữ thường rất thầm kín, phức tạp hơn so với phái nam chúng ta rất nhiều!

Thế nhưng, đàn ông chúng ta cũng là con người, nên cũng vẫn biết khóc, con ạ! Bằng chứng là, ngay từ khi con mới chào đời, con đã cất tiếng khóc oe oe rồi! Có phải vậy không?

Khi con còn nhỏ, cha không bao giờ dạy con khóc. Cha vẫn dạy con rằng, đàn ông cần phải can trường, cứng cỏi. Đúng như vậy! Nhưng khi con đã lớn lên, cha muốn con phải nhận thức được một vấn đề quan trọng là: một người đàn ông nên khóc khi nào?

Nhận thức được điều này là rất quan trọng, con trai ạ! Cha cho rằng, cần phải giáo dục con người biết cười khi nào và biết khóc khi nào! Con thử hình dung, nếu chúng ta phải sống trong một thế giới mà con người ta không còn biết khóc gì thì thế giới ấy sẽ kinh khủng đến mức nào? Một thế giới lạnh lùng, thờ ơ và tàn nhẫn. Một thế giới chán ngắt và đáng sợ!

Do vậy, trong cuộc sống, cha mong con trai của cha :

° Đừng chỉ biết khóc cho bản thân mà hãy biết khóc nhiều hơn cho người khác.

° Biết khóc cho những gì trong đời mình đáng phải tiếc nuối.

° Hãy để cho những nỗi xót xa, thương cảm biến đổi con trở thành một con người sẵn sàng ra tay giúp đỡ người khác mỗi khi cần.

° Và cuối cùng, con đừng bao giờ để bản thân mình trở thành kẻ dửng dưng, vô cảm trước những nỗi đau của người khác, con nhé!



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/09/2012(Xem: 12677)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
14/09/2012(Xem: 21698)
Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.
14/09/2012(Xem: 8519)
Tất cả những pháp môn tu chỉ nhằm chuyển hóa tâm thức, vì chỉ có chuyển hóa tâm thức. Nhìn trên căn bản, mỗi người tu Phật cần thực hành hai phương diện. Thứ nhất, hành giả phải có khả năng rút khỏi xã hội một thời gian nhất định nào đó, có thể vài giờ, vài ngày, vài tháng hoặc vài năm... Thứ hai, có khả năng đem những kinh nghiệm từng trãi nơi tịnh tu vắng vẻ cống hiến lại cho cuộc đời, cho những người hữu duyên và cho chính cuộc sống hằng ngày mỗi chúng ta. Như hơi thở ra và hơi thở vào, cả hai đều cần thiết như nhau. mới phổ độ chúng sanh một cách chân thật.
14/09/2012(Xem: 8842)
Mấy năm trước, nhân dịp Đức Dalai Lama đến thăm thung lũng Lahoul nơi chúng tôi tu tập ở Ấn Độ; lúc đó Ngài trú lại một tuần để thăm viếng, ban lễ điểm đạo và giảng pháp. Sau buổi thuyết pháp dài mấy tiếng đồng hồ, tôi hỏi một phụ nữ Lahoul rằng: “Bác có biết Đức Dalai Lama giảng gì không?”. Bác gái trả lời: “Dạ, con không hiểu nhiều nhưng con biết Ngài giảng là, nếu ta có lòng từ bi thì đó là điều tốt”. Đúng vậy, cơ bản là như thế. Đâu có gì đáng nói hơn thế nữa phải không? Nếu chúng ta có lòng từ bi, điều đó không tốt lắm sao? Vậy từ bi nghĩa là gì?
12/09/2012(Xem: 6293)
Đã có một trong những sự phát triển sâu xa , xuất hiện từ thế kỷ 20 , tác động đến đời sống của hàng tỷ người , nhưng vẫn chưa được chú ý rộng rãi . Bên cạnh những biến đổi đầy ấn tượng về chính trị và xã hội , những phát triển về khoa học và công nghệ , cùng những hệ thống mới trong lãnh vực vận tải và truyền thông , các sử gia tương lai chắc chắn sẽ quan tâm đến sự tự do tương đối . Họ sẽ nhận thức rằng chính sự tự do tương đối đã trước hết diễn dịch rồi sau đó định hình cho cá tính của từng con người ; cuối cùng mang lại quyền tồn tại cho loài người . Tuy những yếu tố quen thuộc tạo nên tự ngã , như là tính cách sắc tộc , khu vực định cư , dòng dõi , gia đình …vẫn hiện diện , nhưng những yếu tố đó không còn quan trọng vì một chuỗi những yếu tố độc đặc mới xuất hiện trong thế kỷ 20 . Cho nên khi đã hoàn toàn chấp nhận các ý niệm dân chủ tự do như một bản chất thực nghiệm làm nền để xác định ý nghĩa của việc làm người , hiếm khi chúng ta xem xét những ý niệm đó đã làm biến đổi hình th
12/09/2012(Xem: 7305)
Phật giáo Đại thừa có rất nhiều Thần chú như Chú Đại Bi, chú Thủ Lăng Nghiêm, chú Chuẩn đề… mà Thần chú chỉ có trong Mật tông. Vậy lịch sử hình thành Mật tông như thế nào?
11/09/2012(Xem: 7602)
Người Phật tử khi đã hiểu đạo thì phải lấy hạnh khiêm tốn làm đầu, phải biết khiêm tốn thấp mình thưa hỏi đạo lý thì mới học được điều hay lẽ phải mà biết được cội nguồn của giác ngộ, giải thoát. Người Phật tử phải nên nhớ rằng muốn mình thật sự khiêm tốn thì ngay bước đầu chúng ta phải tập nhẫn nhịn đối với những việc trái ý nghịch lòng, nhẫn không có nghĩa là hèn nhát.
01/09/2012(Xem: 12154)
Phật tính [1] có thể là bản chất trống rỗng của tâm thức, mà trong trường hợp nào nó không là một thức. Nó cũng liên hệ đến tâm tịnh quang nguyên sơ là điều liên hệ hơn đến giáo huấn mật thừa tantra.
30/08/2012(Xem: 8496)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]