Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Giao tiếp nơi công cộng

23/02/201115:19(Xem: 8213)
4. Giao tiếp nơi công cộng

SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI
Nguyên Minh

CHƯƠNG V: SỐNG ĐẸP GIỮA CUỘC ĐỜI

Giao tiếp nơi công cộng

Giao tiếp nơi công cộng là một khái niệm chỉ chung cho các quan hệ ở những nơi đông người, với những người mà bạn chỉ thoáng gặp tình cờ trong đám đông. Có thể đó là khi xếp hàng mua vé xem ca nhạc, đi chung trên xe buýt, hoặc dạo chơi trong công viên, cho đến như khi mua sắm trong siêu thị...

Đặc điểm của những mối quan hệ giao tiếp này là bạn sẽ được người khác – những người mà bạn giao tiếp – nhìn nhận một cách đơn giản như là trong quan hệ giữa con người với con người, thế thôi. Bởi vì bạn chỉ xuất hiện trước mắt họ với những gì của chính bản thân bạn, như trang phục, cử chỉ, phong cách nói năng, đi đứng... Ngoài ra, những thứ như cương vị xã hội, gia đình, quyền lực hay tri thức, thậm chí danh tiếng mà bạn có được... đóng vai trò rất nhỏ hoặc không có gì trong những mối quan hệ thoáng qua này.

Giao tiếp nơi công cộng là sự giao tiếp làm bộc lộ rõ nét nhất sự lịch thiệp và khả năng giao tế của mỗi người. Bởi vì bạn phải hoàn toàn dựa vào chính mình để tạo ra một ấn tượng – tốt hoặc xấu – trong mắt nhìn của những người mà bạn giao tiếp, hoặc thậm chí không hề giao tiếp mà chỉ là được nhìn thấy.

Tuy là những mối quan hệ thoáng qua, nhưng các quan hệ giao tiếp nơi công cộng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách của một con người. Suy cho cùng, nếu đã là người có một nếp sống đẹp, điều đó phải có nghĩa là sống đẹp với tất cả mọi người chứ không chỉ riêng gì với những người mà ta đã từng quen biết.

Hơn thế nữa, rất nhiều mối quan hệ thoáng qua này, nếu tốt đẹp, sẽ là khởi đầu cho những mối quan hệ dài lâu khác – một người hợp tác làm ăn, một khách hàng, thậm chí một người bạn thân mà về sau sẽ cùng ta chia sẻ suốt đoạn đời còn lại... Và nếu bạn là người có một nghề nghiệp đòi hỏi giao tiếp rộng, đôi khi bạn khó lòng phân biệt được những mối quan hệ giao tiếp nơi công cộng này với các quan hệ khác. Những người hoạt động xã hội lại càng xem trọng các quan hệ giao tiếp nơi công cộng, bởi vì chính thông qua đó mà họ bộc lộ chính mình để chinh phục sự ủng hộ của người khác.

Nguyên tắc đầu tiên trong giao tiếp nơi công cộng là phải tôn trọng người khác. Sự tôn trọng này xuất phát đơn giản từ chính bản thân bạn, một người biết sống đẹp, mà không cần phân biệt người mình đang giao tiếp đó là ai – bởi vì bạn thật ra bạn cũng không thể biết được là đang giao tiếp cùng với ai cả.

Khi bạn cần phải đi vội trong một đám đông chẳng hạn, cũng không thể dùng sức chen lấn để vượt qua. Sự tôn trọng người khác không cho phép chúng ta làm như vậy. Và những trường hợp khác đại loại là như thế...

Sự tôn trọng người khác được thể hiện cụ thể qua ngôn ngữ và cử chỉ của chúng ta. Chỉ một lời nói hay cử chỉ đúng đắn có thể tạo nên thiện cảm hoặc ấn tượng tốt đẹp, và thậm chí có thể hoá giải được cả nhiều xung đột không cần thiết.

Khi bạn đến những nơi công cộng, điều nhỏ nhặt nhưng rất quan trọng là hãy thể hiện sự tôn trọng người khác bằng cách sử dụng đúng lúc những cụm từ “cảm ơn” và “xin lỗi”. Những cụm từ này, sử dụng một cách chân thành và đúng lúc, sẽ là những vũ khí giúp bảo vệ cho nhân cách của bạn nơi công cộng, và cũng là những vũ khí rất hữu hiệu để chinh phục lòng người.

Tôi dùng từ “chân thành”, bởi vì có rất nhiều người vẫn nói ra những lời “cảm ơn” hoặc “xin lỗi”, nhưng họ không thật sự nói ra với lòng chân thành, vì họ cho rằng đây chỉ là những nghi thức xã giao, những ngôn từ “cửa miệng” nhằm để tạo ra vẻ lịch sự tối thiểu cho một con người, thế thôi! Và điều đó là một sai lầm.

Khi nhờ ai đó làm điều gì giúp ta, hoặc thậm chí là một việc thuộc trách nhiệm của người ấy nhưng có lợi cho chúng ta, ta đều nói lời “cảm ơn”. Vấn đề là ở chỗ, đôi khi chúng ta không ý thức được đầy đủ tính đúng đắn của những lời cảm ơn như thế mà chỉ thực hiện điều đó như một thông lệ. Có bao giờ bạn suy nghĩ về lý do phải nói lên những lời cảm ơn như thế, để có thể thấy được tính đúng đắn và hợp lý của nó đến mức nào hay chăng? Nếu không, sẽ có lúc bạn cho rằng đó là điều không cần thiết, hoặc có thể có nói ra thì cũng chỉ là những lời “đầu môi chót lưỡi” mà không có được sự chân thành cần thiết để tạo ra tính thuyết phục.

Chúng ta sinh ra trong cuộc sống này vốn dĩ đã chịu ơn của tất cả mọi người chung quanh. Bản thân ta không thể tồn tại hoặc làm nên chuyện gì nếu không có những sự giúp đỡ trực tiếp hoặc gián tiếp từ bên ngoài. Nói lời cảm ơn là thừa nhận thực tế đó, không phải chỉ đơn giản là vì ta “muốn làm người lịch sự”. Thử tưởng tượng, có một công việc nào bạn có thể thực hiện được mà hoàn toàn không chịu những ảnh hưởng nhất định từ người khác? Xã hội càng phát triển, con người càng phụ thuộc vào nhau. Thừa nhận mối tương quan đó và chân thành biết ơn người khác là một cách suy nghĩ đúng đắn khởi đầu cho một nếp sống đẹp.

Trong từng trường hợp cụ thể mà bạn nói lên lời cảm ơn cũng đều thể hiện ý nghĩa sâu xa đó. Mỗi người đều có quyền tự do sử dụng thời gian của mình và quyền tự do đó phải được người khác tôn trọng. Khi ai đó chịu bớt thời gian để giúp ta chuyện gì, dù là nhỏ nhặt, người ấy xứng đáng nhận được lời cảm ơn một cách chân thành. Giả sử như trên đường phố, khi ai đó chịu dừng lại để chỉ cho bạn đường đi đến bưu điện gần nhất, có hai lý do để bạn phải chân thành nói lời cảm ơn người ấy. Một là kết quả thiết thực mà bạn có được, có thể là không phải đi vòng vo thêm một giờ đồng hồ nữa chẳng hạn... Hai là thiện chí và thời gian mà người ấy đã vui lòng bỏ ra để giúp bạn. Với hai lý do đó, làm sao bạn lại có thể nói ra lời cảm ơn một cách hời hợt thiếu chân thành?

Ngay cả khi ai đó thực hiện điều gì cho chúng ta trong phạm vi trách nhiệm của họ, người ấy vẫn xứng đáng nhận được lời cảm ơn, vì họ đã thực hiện sự việc với thiện chí hoặc đã mang lại ích lợi cho chúng ta. Bạn có thể nhờ người phục vụ mang hành lý lên phòng mình trong khách sạn. Bạn đã trả tiền để được phục vụ như thế. Tuy nhiên, người phục vụ đã mang hành lý giúp bạn với một thiện chí, đã không làm hư hỏng nó, và có thể là đã vui vẻ khi làm điều đó. Vì thế, anh ta xứng đáng nhận được một lời cảm ơn chân thành...

Hầu hết những trường hợp mà chúng ta nói lời cảm ơn, đều xuất phát từ những ý nghĩa tương tự như thế. Nếu chúng ta chịu phân tích, suy nghĩ, chúng ta sẽ không bao giờ có thể nói ra những lời cảm ơn một cách hời hợt được.

Chẳng những là những lời cảm ơn, mà trong những trường hợp chúng ta cần nói lời “xin lỗi”, chúng ta cũng nên nói ra với một sự chân thành như thế. Điều đó thể hiện sự tôn trọng người khác và cũng là tôn trọng chính mình, vì qua đó chúng ta thể hiện một cung cách ứng xử biết quan tâm đến mọi người chung quanh.

Lời xin lỗi được sử dụng đúng lúc có tác động xoa dịu một sự khó chịu hoặc bực mình do một hành vi nào đó của chúng ta, dù là nhỏ nhặt. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là tự hạ thấp mình mà là ngược lại. Ngay cả một người lớn tuổi hoặc những kẻ “bề trên” cũng cần phải biết nói lời xin lỗi khi làm điều gì đó vô tình gây tổn hại hoặc khó chịu cho những thuộc cấp của mình. Bởi vì điều đó xuất phát từ sự tôn trọng lẫn nhau giữa những con người.

Một ông chủ khôn ngoan không bao giờ hạn chế những lời cảm ơn và xin lỗi với nhân viên của mình khi cần thiết. Điều đó cũng có nghĩa là mọi người sẽ càng gắng sức hơn nữa trong việc phục vụ hữu hiệu công việc được giao phó.

Việc nói ra những lời cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành và đúng lúc là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng trong giao tiếp nơi công cộng. Không chỉ là những lời nói ra, mà chính sự hoàn thiện cách nhận thức vấn đề của bạn là điều kiện cơ bản để hình thành nên một nếp sống đẹp.

Một vấn đề khác cũng cần được lưu ý là không nên nói về mình quá nhiều. Điều đó thường không tạo cho những người mới quen biết một ấn tượng tốt mà là ngược lại. Suy cho cùng, khi tiếp xúc lần đầu tiên với ai đó thì trang phục, cử chỉ và phong cách nói năng của một người nói lên nhiều hơn là những gì mà người ấy tự nói ra. Và nói càng nhiều về chính mình càng tỏ ra là thiếu sự quan tâm và tôn trọng đối với những người chung quanh.

Trang phục và cung cách ứng xử cũng đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp nơi công cộng. Nói chung cũng không đi ngoài nguyên tắc tôn trọng người khác.

Trong việc chọn trang phục, cần tránh hai thái độ có thể xem là cực đoan. Một là quá xuề xoà đến mức khó coi. Hai là quá cầu kỳ, sang trọng hoặc nghiêm trang thái quá. Hai mức độ được xem là cực đoan này cũng được đánh giá khác nhau tuỳ theo nơi mà bạn đến. Đi mua sắm ở siêu thị không giống với đi dự một bữa tiệc của bạn bè. Đi dự một bữa tiệc thân mật của bạn bè lại không giống như một bữa tiệc xã giao do công ty tổ chức...

Nói chung, việc ăn mặc khi giao tiếp nơi công cộng, dù là ở đâu thì tối thiểu cũng phải đảm bảo gọn gàng, sạch sẽ và kín đáo. Tuỳ theo tính cách trang trọng hay thân mật của nơi giao tiếp mà chúng ta chọn lựa trang phục cho thích hợp. Nguyên tắc chung là đừng quá nổi bật so với những người chung quanh, trừ ra là khi bạn đang đi dự một buổi biểu diễn thời trang...

Việc chọn một trang phục phù hợp sẽ chứng tỏ được sự khéo léo của bạn trong giao tiếp, và là một trong những cách hiệu quả nhất để bạn tự bộc lộ mình trước người khác.

Nói tóm lại, trong giao tiếp nơi công cộng, biết tôn trọng người khác và ứng xử một cách khiêm tốn, lễ độ là những bí quyết đơn giản giúp bạn tạo được ấn tượng đẹp trong mắt nhìn của người khác. Trong khi đó những nỗ lực nhằm lôi kéo sự chú ý hay phô trương bản thân chỉ tạo ra tác động ngược lại.


° ° °
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/06/2011(Xem: 6464)
Đường Đến Bình An Thật Sự (11)
11/06/2011(Xem: 7089)
Chuyến bay Cathay Pacific Đài Bắc – Hong Kong từ từ hạ cánh. Từ trên cao nhìn xuống, Hong Kong là một thành phố có vô số tòa nhà cao tầng chen chúc mọc. Đồng hồ phi cảng chỉ đúng 11:30 sáng ngày 25 tháng 4. Đoàn xuất sĩ Làng Mai gồm 30 người được Tăng thân Hong Kong đón đưa về tu viện mới ở đảo Lantau. Tổng cộng có một chiếc xe hơi nhỏ và ba chiếc xe buýt 20 chỗ ngồi: một chiếc cho quý thầy, một chiếc cho quý sư cô và một chiếc chở hành lý, còn chiếc xe hơi thì chở Sư Ông (Sư Ông Làng Mai) và thị giả. Ba chiếc xe buýt nối đuôi nhau chạy theo xe Sư Ông hướng về chùa Liên Trì, làng Ngong Ping, đảo Lantau, Hong Kong.
08/06/2011(Xem: 11063)
Ngày nay, y theo lời dạy của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, khắp nơi nơi, Chùa chiền, Tu viện, Thiền viện hằng năm đều trang trọng tổ chức chu toàn cho tứ chúng được hội tụ về tham dự mùa an cư, sau đại lễ Phật đản.
03/06/2011(Xem: 6795)
Nghiệp là một khái niệm chủ yếu trong giáo lý Phật giáo mang nhiều khíacạnh tâm lý và triết học siêu hình thật sâu sắc và phức tạp, thế nhưng lại thườngđược hiểu một cách quá máy móc và đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng trìnhbày khái niệm căn bản này dưới các góc nhìn bao quát, khoa học và triết học hơn.
02/06/2011(Xem: 14513)
AYYA KHEMA sinh năm 1923 trong một gia đình người Do Thái tại Berlin. Bà trốn khỏi Đức sang Tô Cách Lan (Scotland) năm 1938, cùng với 200 trẻ em khác. Sau đó được đoàn tụ với cha mẹ bà tại Trung Hoa. Khi chiến tranh thứ hai bùng nổ, bà và gia đình bị đưa vào các trại giam tù binh của Nhật, và cha bà đã mất tại đó. Sau bà lập gia đình, có được một con trai và một con gái.
30/05/2011(Xem: 9615)
Tôi tin rằng tất cả mọi người có cùng bản chất tự nhiên. Ở những mức độ tinh thần cảm xúc, chúng ta giống nhau. Tất cả chúng ta đều có khả năng để trở thành những con người hạnh phúc cùng dễ thương và chúng ta cũng có khả năng để trở nên những con người rất tệ hại và tai hại. .. Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
30/05/2011(Xem: 7136)
Không biết trong đầu óc chúng ta có một trung tâm thần kinh của sự công bằng hay không, nhưng mọi người bình thường đều yêu thích, đam mê sự công bằng. Ai trong chúng ta cũng thấy lịch sử nhân loại là một vận động đi tìm và tiến đến sự công bằng. Những cuộc cải cách, những cuộc cách mạng, thậm chí những cuộc chiến tranh cho đến những thiết chế chính trị, kinh tế, xã hội đều để tiến bộ về phía công bằng. Pháp luật, kinh tế, xã hội, chính trị được xem là tiến bộ hơn khi chúng tạo được nhiều công bằng hơn.
29/05/2011(Xem: 8466)
Bất cứ trong một đoàn thể nào cũng không tránh khỏi chuyện thị phi; nếu trong môi trường thị phi mà vẫn giữ được bình tĩnh, hài hòa, đây mới thật sự là người trưởng thành.
28/05/2011(Xem: 6140)
Từ khi ra thăm bốn cửa thành, Thái tử Tất Đạt Đa đã cảm nhận những nỗi thiết tha thống khổ của nhân loại khiến Ngài quyết tâm đi tìm một chân lý để cứu giúp chúng sinh còn đang lặng hụp trong biển đời sinh tử trầm luân.
28/05/2011(Xem: 7932)
Chữ niệm nghĩa là nhớ. Chữ Hán viết phần trên là chữ kim, nghĩa là nay, phần dưới chữ tâm, nghĩa là lòng mình. Niệm là điều ta đang nhớ tới, đang nghĩ tới. Mà điều ta nhớ và nghĩ có thể là tà, có thể là chính, vì vậy nên có tà niệm và chánh niệm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]