Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vai trò của gia đình

23/02/201115:19(Xem: 8841)
Vai trò của gia đình

SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI
Nguyên Minh

CHƯƠNG III: SỐNG ĐẸP TRONG GIA ĐÌNH

Vai trò của gia đình

Gia đình là những tế bào căn bản để hình thành nên một cơ thể lớn là xã hội. Khái niệm gia đình trong nền văn hoá dân tộc Việt Nam lại càng được xem là quan trọng hơn thế nữa. Truyền thống dân tộc từ ngàn xưa đã hun đúc trong tinh thần người Việt một nếp suy nghĩ khác hẳn phương Tây khi nhìn nhận về gia đình. Những quan hệ trong gia đình đối với chúng ta quan trọng hơn nhiều so với trong các xã hội phương Tây. Vì thế, một người có nếp sống đẹp lẽ tất nhiên phải thể hiện điều đó trước hết là trong gia đình, sau đó mới nói đến việc có thành công hay không trong giao tiếp giữa nhân quần xã hội.

Gia đình cũng là một môi trường giáo dục, đào tạo đầu tiên và quan trọng nhất đối với sự hình thành nhân cách của mỗi con người. Sự giáo dục trong gia đình có những nét đặc thù mà bất cứ hình thức giáo dục nào khác trong xã hội đều không có được.

Khi con cái noi theo những tập quán, thói quen nào đó của cha mẹ, điều đó hoàn toàn tự nhiên và không hề có sự suy nghĩ chọn lọc hoặc đòi hỏi phải giảng giải dông dài. Ngược lại, khi chúng ta học tập một điều gì đó từ xã hội, chúng ta bao giờ cũng vận dụng đến khả năng suy nghĩ chọn lọc của mình để phân biệt và đi đến quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận. Điều này có nghĩa là, gia đình có thể hình thành nơi mỗi người một nhân cách tốt hoặc xấu mà khả năng lựa chọn của bản thân người đó là rất ít. Quả thật vậy, những thói xấu nếu như bị tiêm nhiễm từ nhỏ trong môi trường gia đình, sẽ là rất khó khăn để nhận ra và từ bỏ. Ngược lại, những phẩm chất tốt đẹp được rèn luyện ngay từ khi còn sống trong gia đình là những phẩm chất mà chúng ta không dễ gì có được qua việc tiếp thu từ xã hội.

Những trạng thái tâm lý tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống gia đình vào thời thơ ấu cũng ảnh hưởng lâu dài đến tính nết hoặc quan điểm sống của mỗi người khi lớn lên.

Vì gia đình giữ một vai trò quan trọng như thế đối với từng cá nhân cũng như toàn xã hội, nên việc xem xét đến các mối quan hệ trong gia đình là điều tất yếu khi muốn đề cập đến một nếp sống đẹp trong cuộc đời.

Khái niệm gia đình ngày nay đã thu hẹp rất nhiều so với trước đây. Ngày xưa, các quan hệ thân tộc được gìn giữ qua nhiều đời, liên hệ huyết thống được xem trọng dù đã cách xa khá nhiều thế hệ. Ngày nay, với sự phát triển của nếp sống thành thị, những mối liên hệ thân tộc không còn giữ được qua nhiều đời như trước kia. Rất nhiều người rời làng quê để lập nghiệp nơi thành thị, họ không còn có điều kiện để duy trì quan hệ chặt chẽ trong dòng họ như xưa được nữa.

Mặt khác, điều kiện mưu sinh ngày nay cũng khác hẳn xưa kia, nên để cho thuận tiện trong công việc, hầu hết các cặp vợ chồng trẻ đều lập thành một gia đình mới ngay sau khi kết hôn, thay vì sống chung với cha mẹ trong bầu không khí đại gia đình như trước kia.

Với những thay đổi đó, nên khi đề cập đến cách sống trong gia đình ngày nay, chúng ta chỉ cần nhấn mạnh đến một số những mối quan hệ thân thiết nhất mà thôi. Đó là quan hệ giữa cha mẹ đối với con cái và ngược lại, quan hệ giữa anh chị em đối với nhau. Riêng quan hệ vợ chồng sẽ được đề cập đến trong một chương khác nữa.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2019(Xem: 10633)
Vứt 1 cục PIN bừa bãi sẽ làm ô nhiễm 500l nước, 1m đất trong 50 năm Những vật dụng hoạt động bằng pin chắc hẳn gia đình nào cũng có như điện thoại, remote điều khiển, đồng hồ... Vậy có ai biết được tác hại khi vứt PIN không đúng chỗ sẽ có tai hại ra sao? Hãy cùng xem qua bài viết dưới đây để biết PIN là gì và có tác động gì đến môi trường, con người khi bị vứt bừa bãi nhé!
19/08/2019(Xem: 8592)
Chùa đầu tiên tôi dừng xe, vào bái Phật lễ Tăng là Thiền Tự Viên Giác ở thôn Võ Cạnh, xã Vĩnh Trung. Trụ trì là thầy Thông Huệ, giảng sư giáo thọ, thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đệ tử xuất sắc của Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Từ, và hiện đang là Trưởng Ban Hoằng Pháp Tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa.
17/08/2019(Xem: 8494)
Robot và trí tuệ nhân tạo đang ngày càng phổ biến, có thể đe dọa thay thế con người trong rất nhiều công việc hiện nay. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng một con robot có thể trở thành thầy tu và thuyết giảng Phật giáo? Ngôi Chùa Kodaiji 400 tuổi tại thành phố Kyoto, Nhật Bản đã sử dụng một con robot có tên là Mindar để thay thế công việc của các thầy tu, đó là thuyết giảng Phật giáo cho các du khách. Trong khi ngôi đền này hy vọng con robot có thể làm thay đổi bộ mặt của Phật giáo, thì một số người lại cho rằng Mindar giống như một con quái vật Frankenstein.
17/08/2019(Xem: 9881)
THỰC PHẨM CHO TÂM Nguyên tác FOOD FOR THE HEART của Thiền sư Ajahn Chah TKN. Liên Hòa chuyển dịch.
16/08/2019(Xem: 8965)
Thiền định là phương pháp luyện tập chủ yếu của Phật giáo, một tín ngưỡng lâu đời của Đông phương, thế nhưng ngày nay lại được nhắc đến rất nhiều tại các nước Tây phương. Vậy thiền định là gì ?
12/08/2019(Xem: 7534)
Hơn một tuần nay cơn gió lạnh đã thổi qua các tiểu bang phía đông nam của nước Úc và tôi bị bó tay trong nhà vì không thể tham dự các hội lễ Vu Lan tại các chùa cách xa nhà hơn 30km vì tánh tôi rất lo xa mà các thông báo của đài khí tượng cứ báo động từng giờ về sự nguy hiểm khi lái xe trên đường ... Thôi thì tôi tự khấn nguyện trước cha mẹ đã khuất bóng tôi sẽ chép trọn Hai phẩm trong bộ kinh MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT để cúng dường và hồi hướng tất cả công đức đến pháp giới chúng sanh và Tứ trọng ân ...Hai phẩm này tôi thích đọc hoài vì đã gần như dạy tôi những gì mà tôi đã gặp trong cuộc sống này và đã mang lại cho tôi thật sự một chút an bình khi đang ở một mình ... Đó là phẩm Bồ tát hạnh, và Gieo trồng thiện căn .
11/08/2019(Xem: 6557)
Tôi đã đi ngang qua Goa[1] vài lần vì có một trại định cư của người Tây Tạng gần đấy, nhưng đây là lần đầu tiên tôi có một cuộc hội ngộ ở đây. Vị Thủ Hiến có thể xếp đặt một cuộc họp mặt và tôi muốn cảm ơn ông cho vinh dự lớn này.
10/08/2019(Xem: 9767)
“Một đêm nọ, giữa vách đá cheo leo, vua Lear đã hỏi ngài Bá Tước Mù xứ Gloucester rằng: “Ông hình dung cuộc sống này ra sao?”. Ngài đáp: “Tôi cảm nhận nó bằng tất cả cảm xúc của mình” Và chúng ta không nên giống như vậy hay sao?
08/08/2019(Xem: 7744)
Vào đêm trăng rằm tháng bảy năm Mậu Tuất (1082), Tô Đông Pha (1037-1101), một trong tám vị đại văn hào đời Đường Tống (Đường Tống bát đại gia), đang lúc bị lưu đày ở Hoàng Châu, đã cùng bạn chèo thuyền ngắm trăng, dạo chơi dưới chân núi Xích Bích. Trong cảnh gió mát trăng thanh, đàn hát vui vẻ, bỗng có một vị khách thổi lên một khúc tiêu ai oán. Tô Đông Pha hỏi lý do. Vị khách này giải thích vì tức cảnh sinh tình, chèo thuyền bên dưới ngọn núi Xích Bích nên nhớ lại trận chiến Xích Bích năm xưa, nơi Chu Du đã dùng hỏa công phá tan đội quân hùng mạnh của Tào Tháo. Anh hùng như Tào Tháo, thao lược như Chu Du mà nay có còn đâu?
03/08/2019(Xem: 4850)
Đức Lạt Ma nỗi tiếng của Tây Tạng là Yeshe Rinpoche (Thầy của Lạt Ma Zopa Rinpoche) từng dạy : "khi bạn tìm hiểu về Đạo Phật là bạn đang tìm hiểu về con người thật của chính bạn, về tâm trí bản chất của chính mình." Mãi đến bây giờ tôi mới chiêm nghiệm được điều sâu xa đó, thì ra trong tôi vẫn còn ẩn hiện một tình quê dạt dào từ lâu đã ẩn tàng dưới đáy sâu tâm thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]