Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Chiến thắng những ham muốn

23/02/201115:19(Xem: 7837)
3. Chiến thắng những ham muốn

SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI
Nguyên Minh

CHƯƠNG II: SỐNG ĐẸP VỚI CHÍNH MÌNH

3. Chiến thắng những ham muốn

Nếu bạn là một tu sĩ đã quên đời để bước vào cuộc sống tâm linh, bạn không cần phải đọc phần này. Bởi vì hầu hết các tôn giáo đều dành nhiều lời khuyên cho việc “thiểu dục tri túc” như một tiền đề để tiến đến đời sống giải thoát tâm linh.

Tuy nhiên, nếu bạn cũng như tôi, cũng đang hụp lặn trong chốn trần gian đầy ô trược này, có lẽ những điều sau đây sẽ có phần nào đó đáng để chúng ta cùng trao đổi.

Tôi không phê phán lòng ham muốn. Ngược lại, tôi cho rằng đó là động lực để thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của loài người. Thử tưởng tượng một ngày nào đó bạn cảm thấy không có gì để ham muốn trong cuộc sống này – không thiết ăn ngon, không cần mặc đẹp, không mong muốn có được bất cứ điều gì... Tôi tự hỏi không biết là bạn có thể nào vui sống trong một tâm trạng như thế hay không?

Nhưng trong cuộc sống trần tục này của chúng ta, không phải sự ham muốn nào cũng giống như nhau, cũng có tác dụng như nhau. Có những ham muốn giúp ta phát triển ngày càng tốt hơn, nhưng lại có những ham muốn chỉ lôi kéo ta đi sâu vào chỗ tồi tàn, đoạ lạc. Ham muốn tri thức, thanh danh, thậm chí là vật chất của cải một cách chính đáng... có thể xem là những động lực tích cực. Ham muốn chè rượu, cờ bạc, vui chơi quá độ... có thể xem là những nguyên nhân sa đoạ. Ở đây chúng ta không làm công việc liệt kê phân loại, nhưng chỉ đề cập một cách khái quát để có thể thấy được sự khác biệt giữa hai loại ham muốn khác nhau này.

Lòng ham muốn là một trong những bản năng của con người. Ngay từ thuở sơ sinh, vừa ra khỏi lòng mẹ, chúng ta đã có những ham muốn đơn giản tự nhiên theo bản năng để tồn tại. Lớn lên, chúng ta ngày càng có nhiều ham muốn hơn. Và điều không may là bản năng chúng ta không tự phân biệt được những ham muốn tích cực và tiêu cực. Chúng ta cần học hỏi, cần có một tri thức nhất định, một nhận thức đúng đắn mới có thể phân biệt được chúng.

Mặt khác, có những ham muốn là tích cực ở một mức độ nào đó, nhưng lại trở thành tiêu cực khi vượt quá giới hạn thích hợp của nó. Như vậy, ngoài việc phân biệt những ham muốn tích cực hoặc tiêu cực, chúng ta còn cần phải chế ngự được lòng ham muốn của mình ở một mức độ thích hợp.

Điều có thể nói là phổ biến ở hầu hết mọi người là chúng ta ham muốn theo bản năng, nhưng lại chỉ có thể chế ngự được lòng ham muốn thông qua sự nỗ lực của tự thân. Nói cách khác, không ai tự nhiên có được năng lực ấy, mà cần phải học tập, rèn luyện, thậm chí là tu dưỡng để có thể đạt đến.

Người xưa nói: “Thắng được người khác là có trí, thắng được chính mình mới là mạnh mẽ.” Chế ngự ham muốn, đó là thắng được chính mình. Chỉ có chế ngự được ham muốn thì bạn mới có thể hé mở được cánh cửa bước vào một cuộc sống hạnh phúc.

Chúng ta không phải là những người đầu tiên nghĩ đến hay nêu ra điều này. Lại vẫn là chuyện cũ từ ngàn năm trước. Lão Tử xưa đã từng dạy người “bớt ham muốn, biết đủ” để có thể đến gần với đạo. Chúng ta không dám mong cầu đạt đạo hay trở thành thánh nhân, nhưng muốn sống hạnh phúc tất yếu phải thấy rõ và chế ngự được những ham muốn của chính mình.

Nếu như những ham muốn chính đáng có thể thúc đẩy chúng ta luôn sống vươn lên, thì những ham muốn tiêu cực là nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp cho hầu hết những khổ đau trong cuộc đời. Phật giáo dạy rằng lòng ham muốn là cội nguồn của đau khổ. Trong cuộc sống trần tục này, chúng ta đương nhiên chấp nhận một phần nào đó những khổ đau tất nhiên phải có, nhưng phần lớn những nỗi đau khổ của chúng ta có thể được giảm thiểu đi nếu ta biết chế ngự những ham muốn của mình.

Rất nhiều khi chúng ta có đủ hiểu biết để thấy được những ham muốn nào cần phải từ bỏ, nhưng điều quan trọng hơn, khó làm hơn là có đủ sức mạnh ý chí để từ bỏ nó. Tôi đã gặp nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân đừng hút thuốc, nhưng bản thân không sao từ bỏ nổi sự ham muốn này. Những người nghiện rượu, say mê cờ bạc... lại càng khó khăn trầm trọng hơn nữa.

Một anh bạn tôi hay nói đùa rằng: “Bỏ thuốc lá có gì là khó, mỗi năm tôi đều làm điều đó đến năm bảy lần.” Ấy là vì chẳng có lần nào anh ta thành công, thực sự bỏ thuốc được cả! Vì thế mà nói đùa một cách chua chát để tự khoả lấp đi sự yếu đuối của mình. Điều này cho thấy việc tự thắng được những ham muốn của chính mình thật không phải chuyện dễ dàng.

Tuy không dễ dàng, nhưng điều này thực sự là có thể làm được, nếu chúng ta đủ quyết tâm, ý chí. Trong thực tế, nhiều người nghiện ma tuý đã có thể vượt qua để quay lại với cuộc sống bình thường. Tất nhiên là cũng rất cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài, nhưng bản thân những người ấy cũng nêu lên một tấm gương nỗ lực rất đáng khen.

Lòng ham muốn gây đau khổ cho chúng ta theo nhiều cách. Thường là chúng ta phải vất vả để chạy đua theo những ham muốn của mình, trong khi nhu cầu thiết yếu thực tế có thể là không cần thiết. Hơn thế nữa, một khi không đạt được điều ham muốn, bản thân ta lại rơi vào sự khổ sở, dằn vặt. Cuộc sống vốn dĩ có rất nhiều điều tươi đẹp, nhưng một khi chúng ta đã đầu hàng trước những ham muốn của bản thân, chúng ta thường không còn có khả năng để cảm nhận được những điều tươi đẹp ấy.

Buông thả sự ham muốn của mình chẳng khác nào người làm vườn bỏ mặc cỏ dại. Bao nhiêu phẩm chất tốt đẹp của chúng ta đều sẽ không có điều kiện để phát triển. Nếu một người làm vườn như thế là vô trách nhiệm, thì một người không chế ngự được những ham muốn của bản thân cũng chính là đã không sống đẹp với chính mình.

Nếu bạn đã biết chế ngự những ham muốn của mình, tôi xin thành thật chúc mừng bạn. Nếu chưa, ngay từ hôm nay xin hãy thử sức xem!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 37277)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 52945)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 9584)
Có bốn ý nghĩa của thành đạo là: (i) con đường đi đến Giải Thoát là Trung Đạo; (ii) bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng Pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này; (iii) nội dung của Thành Đạo là giải thoát, giải thoát đây là giải thoát khỏi tham ái, chấp thủ mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời, và (iv) mười đạo quân của ma vương không phải là một thế lực vô minh từ bên ngoài mà chính là ngay tại tâm ta.
03/01/2011(Xem: 19737)
Ðạo Phật dạy rằng tâm là nhân duyên chính khiến ta bị luân hồi. Nhưng cũng chính tâm lại là cái duyên lớn nhất giúp ta thoát vòng sanh tử.
02/01/2011(Xem: 12335)
Chúng ta an vị Phật là rước Phật trong lòng chúng ta đem thờ tại chùa, để khi nhìn thấy Phật tại chùa mà nhớ Phật trong lòng của chúng ta...
02/01/2011(Xem: 6988)
Đêm tối, trần gian le lói những vì sao, những vì sao sáng băng qua rồi vụt mất… vạn đại ngôi sao lấp lánh trên nền trời tinh hoa tư tưởng, khoa học… đã được thắp sáng và truyền thừa bất tận để đáp ứng nhu cầu căn bản cho nhân thế, trước hết là khỏe mạnh, no cơm ấm áo, các phương tiện thích thời, xa hơn là nhu cầu xử thế, và đặc biệt là khát vọng tri thức…hàng vạn vĩ nhân đã hút mất trong cõi thiên thu vô cùng nhưng sự cống hiến và âm hưởng của họ vẫn bất diệt đến bây giờ và nghìn sau nữa.
31/12/2010(Xem: 7671)
Pháp thoại: Chùa Phật Quang
30/12/2010(Xem: 7738)
Dâng hương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét văn hoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền. Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật...
30/12/2010(Xem: 9879)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
30/12/2010(Xem: 7667)
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]