Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Vì sao cần có những nguyên tắc sống

23/02/201115:19(Xem: 9169)
1. Vì sao cần có những nguyên tắc sống
SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI
Nguyên Minh

CHƯƠNG I: BÀN VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC SỐNG

Vì sao cần có những nguyên tắc sống

Khi tôi còn nhỏ, có lần tôi được nghe loáng thoáng một câu chuyện giữa cha tôi với mấy người bạn, trong đó ông đề cập đến niềm mong ước sẽ cố gắng nuôi dạy chúng tôi – tôi và các anh chị em – được khôn lớn nên người.

Với đầu óc ngây thơ lúc đó, tôi lấy làm thắc mắc: “Vì sao phải cố gắng nuôi dạy chúng tôi cho nên người? Tự nhiên thì chúng tôi cũng đã là người rồi kia mà!”

Tất nhiên chẳng có ai trong số quý độc giả lại có thể có một câu hỏi ngớ ngẩn kiểu ấy như tôi đâu. Nhưng vấn đề là ở chỗ chúng ta đôi khi hiểu khác nhau về khái niệm “nên người”.

Có người xem việc này giản dị quá. Có người lại đặt ra những chuẩn mực, kỳ vọng cao xa quá. Và hiểu như thế nào để không “quá” thì quả thật là vấn đề còn phải bàn cãi khá nhiều. Ở đây sẽ không bàn đến điều này, nhưng chỉ nêu ra để cho thấy việc hình thành nhu cầu thiết yếu về những nguyên tắc sống trong mỗi một cộng đồng.

Vì sao khái niệm “nên người” lại có liên hệ đến vấn đề chúng ta đang trao đổi? Bởi vì, khi nói đến “nên người” là đã có hàm ý về việc “thế nào mới được gọi là người”. Và khi đã xác định được khái niệm “người”, thì những đối tượng “chẳng nên người” sẽ được phân biệt theo kiểu như là những “con vật đi hai chân”, hay nói khác đi là phải chịu sự khinh miệt, coi rẻ của cộng đồng xã hội.

Một con người hiểu theo nghĩa này, cần phải có được những nhận thức đúng đắn tối thiểu mà cộng đồng xã hội quanh mình đòi hỏi. Người dân quê vẫn thường nói nôm na khi dạy dỗ con cái là “biết ăn biết ở”, có nghĩa là ăn ở như thế nào để có thể được mọi người chung quanh yêu thương, kính trọng, hoặc tối thiểu cũng là chấp nhận được mà không bị phản đối. Và kèm theo với khái niệm này, chúng ta còn được nghe câu tục ngữ “Ăn thì dễ, ở thì khó.” Đủ biết phép ứng xử trong đời sống được người xưa coi trọng như thế nào.

Nhưng con người không phải sinh ra là tự nhiên có thể “biết ăn biết ở” hiểu theo nghĩa này. Những điều đó phải học hỏi từ gia đình, xã hội, hay nói cách khác là phải được dạy dỗ, rèn luyện từ thuở nhỏ.

Mỗi thế hệ có trách nhiệm giáo dục, rèn luyện cho thế hệ tiếp theo, nếu như muốn bảo vệ được những giá trị tích cực về tinh thần cũng như vật chất đã đạt được của thế hệ mình. Và sự giáo dục, rèn luyện đó, tuy không tránh khỏi phần chủ quan của mỗi cá nhân, nhưng về mặt tổng quát cũng đã hình thành nên những nguyên tắc sống được cộng đồng chấp nhận. Tất nhiên là khi nói đến những nguyên tắc sống này, chúng ta không bao hàm những nguyên tắc đã được văn bản hoá thành luật pháp. Bởi vì, với loại nguyên tắc đó thì ngay cả khi chúng ta “không biết”, cũng sẽ có người “dạy” cho ta biết ngay khi ta vi phạm vào.



° ° °

Sự hình thành những nguyên tắc sống như thế trong mỗi cộng đồng cũng giúp tạo điều kiện để ngày càng hoàn thiện hơn sinh hoạt chung của cộng đồng đó, vì người ta có thể thông qua việc điều chỉnh các nguyên tắc này để làm cho cuộc sống trong xã hội ngày càng tốt đẹp, có ý nghĩa hơn. Ngoài ra, mỗi thế hệ cũng có thể dựa vào những nguyên tắc sống đã hình thành để dễ dàng truyền dạy lại cho thế hệ tiếp theo sau mình.

Như vậy, những nguyên tắc sống được hình thành từ việc tích luỹ kinh nghiệm sống qua từng thế hệ. Bằng vào thực tế người ta nhận ra được là mỗi cá nhân cần phải tuân theo những nguyên tắc nào để sinh hoạt của gia đình, của xã hội được hoà hợp, êm ấm. Hơn thế nữa, người ta cũng nhận ra những cách ứng xử tinh tế có thể thu phục được tình cảm, hoặc tạo ra sự kính trọng trong lòng người. Một cách cụ thể, những nguyên tắc chi li này bao hàm những nghi thức giao tiếp (phép xã giao), cách đi đứng, ăn mặc, nói năng, chào hỏi... ở nơi công cộng, khi tiếp xúc với mọi người... (phép lịch sự), cách ứng xử khác nhau trong các tình huống khác nhau, với những đối tượng khác nhau (thuật xử thế)... Nhưng quan trọng hơn hết là những nguyên tắc, cách nhận thức để định hướng đúng đắn cho mọi hành vi giao tiếp, ứng xử trong gia đình cũng như xã hội, sao cho có thể được xem như là một nếp sống đẹp.

Chính những nguyên tắc, cách nhận thức này sẽ được đề cập đến nhiều nhất trong sách này. Lấy ví dụ, trong quan hệ giữa cha mẹ với con cái, mỗi người đều có thể có những phương thức ứng xử riêng phù hợp với gia đình mình. Những chỉ dẫn chi li thường là rất ít khi phù hợp, nếu không muốn nói trong nhiều trường hợp hầu như là vô ích. Vì thế, chúng ta chỉ cần trao đổi về những nguyên tắc chung nhất, những nhận thức đúng đắn nhất có thể sẽ áp dụng được cho hầu hết mọi gia đình. Một trong những nguyên tắc này sẽ được bàn đến chẳng hạn như là “Đừng bao giờ cáu gắt với con cái.” Bạn có thể sẽ đồng ý hoặc không đồng ý với nguyên tắc này, nhưng hy vọng của tập sách này tất nhiên là cố gắng thuyết phục một cách hợp lý sao cho được nhiều người cùng đồng ý.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/08/2020(Xem: 5656)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: “Cảm Tạ Xứ Đức”. Trong mùa an cư kiết hạ này tôi cố gắng hoàn thành tác phẩm để sau đó còn cho dịch ra tiếng Đức, nhằm cho người Đức cũng có thể xem và hiểu nhiều hơn về một dân tộc ở rất xa hơn nửa vòng trái đất, nhưng tại quê hương này đã cưu mang họ hơn 25 năm nay trong bàn tay từ ái đón nhận những người tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam đến tạm dung, sinh sống tại xứ Đức này.
08/08/2020(Xem: 6940)
Trong Kinh Pháp Cú có một số bài khá phong phú đề cao chánh pháp vì chánh pháp đóng một vai trò rất quan trọng trong trách nhiệm phát huy chánh kiến, tu tập trí tuệ, đưa người hành giả dần đến mục đích giác ngộ và giải thoát. Chánh pháp cũng giữ một vai trò rất quan trọng trong trách nhiệm hướng dẫn quần sinh. Chúng ta nhớ lại lời căn dặn của Đức Phật trong kinh Đại Bát Niết Bàn: “Này A Nan, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình y tựa chính mình, chớ y tựa người khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ tựa.”
05/08/2020(Xem: 7387)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu? Đức Phật ôn tồn trả lời; Này A Nan, cũng như một cái cây, nếu nghiêng về phía nào, thì khi người ta đốn ngã nó sẽ đỗ về phía đó (trọng lực), một chúng sanh sau khi chết cũng sẽ theo nghiệp mà đi như thế ấy.
05/08/2020(Xem: 6461)
Đại dịch coronavirus bùng phát lần nữa tại Việt Nam, Hoa Kỳ và hầu hết các nước trên thế giới. Tính tới tuần lễ đầu tháng 8/2020, thế giới có gần 700,000 người chết vì đại dịch, trong đó Việt Nam có ít nhất 6 người chết. Vụ Thống kê Dân số và Lao động cho biết VN có hàng chục triệu người mất việc, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Kinh tế suy sụp mọi mặt, đặc biệt thê thảm là các ngành du lịch, khách sạn, tiệm ăn, chợ búa, giao thông. Toàn dân đều bị ảnh hưởng --- kể cả tăng ni trong và ngoài nước, khi các khóa tu và khóa lễ hủy bỏ vì giãn cách xã hội, Phật tử không thể tới chùa được. Trong hoàn cảnh này, hạnh nguyện hộ trì và bố thí cần được thực hiện theo lời Đức Phật dạy để bảo vệ sáu phương: Bố thí tài vật (giúp dân vượt khó, cúng dường chư tăng, ba mẹ, thầy cô giáo…), bố thí sinh mạng (liều thân vào nơi hiểm nạn để cứu người, như lính cứu hỏa thời bình, như nhân viên y tế thời đại dịch vì chăm sóc bệnh nhân cũng là chăm sóc Đức Phật), và rồi tận cùng của hạnh bố thí là giải thoát.
04/08/2020(Xem: 6321)
“Khi tôi thức dậy vào mỗi buổi sáng, bị giằng xé giữa mong muốn cứu thế giới và thiên hướng thưởng thức nó” - E.B. White Đời sống tâm linh ban đầu có thể tập trung vào sự tự diễn biến, nhưng khi chánh niệm và từ bi tâm phát triển, chúng ta tự nhiên trở nên chú ý đến các giá trị của xã hội chung quanh chúng ta. Khi chúng ta thực hành như vậy, chúng ta có thể thấy lời nguyện phổ biến về hạnh phúc thông qua sự tham lam và chủ nghĩa tiêu dùng xa xỉ dư thừa ngày càng nông cạn và sai lầm. Trái tim của tôi trở nên thông minh hơn và hài lòng hơn.
03/08/2020(Xem: 5836)
Giáo sư Lewis Lancaster sinh ngày 27 tháng 10 năm 1932, Giáo sư danh dự của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á (East Asian Languages and Cultures) tại Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ, đã từng là Chủ tịch, Giáo sư phụ trợ, Chủ tịch Hội đồng xét Luận án (Chair of the Dissertation Committee) của đại học University of The West (California) từ năm 1992. Ông còn là Giáo sư Danh dự của khoa Ngôn ngữ Đông Á (East Asian Languages), Khoa trưởng Khoa Phật học (Buddhist Studies) thuộc đại học UC Berkeley; và đã từng giữ chức vụ Viện trưởng (2004-2006).
02/08/2020(Xem: 6176)
Trong khoảng chục ngày nay, các báo Việt Nam đưa tin toàn chuyện dịch bệnh CoViD-19 , vì nó đang đe dọa trở lại sau một thời gian 3 tháng tạm thời im ắng. Ngay lúc này, giở ra đọc lại sách Chớ quên mình là nước - Tạp văn, khảo luận về nước và môi trường của Văn Công Tuấn mà tôi đã được tác giả gởi tặng từ một tháng trước, ý thức về tầm quan trọng đối với môi trường sống của tôi càng trở nên đậm nét.
02/08/2020(Xem: 8308)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian này vì một mục đích duy nhất làm cho tất cả chúng sanh được giác ngộ, thoát khỏi khổ đau được an lạc giải thoát. Vì thế, trong kinh nói: “Như Lai thị hiện nơi cuộc đời này, là để xua tan bóng tối vô minh và chỉ cho nhân loại con đường đi đến sự đoạn tận của khổ đau”.
01/08/2020(Xem: 6009)
Cư sĩ Sandy Huntington sinh ngày 24 tháng 2 năm 1949, ông sinh ra và trưởng thành tại East Lansing, Michigan, một thành phố thuộc quận quận trong tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ và học đại tại bang Michigan. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông đi du lịch đến Na Uy, học tiếng Na Uy và bắt đầu say mê học ngôn ngữ và văn học suốt đời.
01/08/2020(Xem: 5020)
Nói và nghe là hai yếu tố quan trọng trong đời sống con người.Từ thời cổ xưa con người sống trong hang đá rừng rậm chưa có chữ viết chưa có lời nói, nên con người phát biểu tình cảm hay ý muốn bằng âm thanhgầm gừ,ậm ừ … từ trong cổ họng, hoặcbiểu lộ bản năng cảm xúc bằngánh mắt hay cử chỉ quơ tay động chân.Đời sống của con người lúc ấy không mấy khác với đời sống của thú rừng hoang dã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]