Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Buông bỏ gánh nặng

22/02/201112:05(Xem: 6370)
4. Buông bỏ gánh nặng

GIỌT MỒ HÔI THANH THẢN
Nguyên Minh

Buông bỏ gánh nặng

Khi chúng ta xem công việc đang làm như một gánh nặng thì điều tất nhiên là mỗi một bước chân đi cũng như mỗi một thao tác của ta trong công việc đều sẽ nặng nề không thoải mái. Điều này tuy rất dễ nhận ra nhưng lại không dễ dàng thay đổi. Đó là vì mỗi chúng ta đều đã quen với những nếp suy nghĩ, nhận thức nào đó, và việc thay đổi những nếp suy nghĩ, nhận thức quen thuộc này bao giờ cũng đòi hỏi một quá trình dài lâu với rất nhiều nỗ lực.

Vấn đề thật ra có liên quan chặt chẽ đến cách nhìn của chúng ta về mục đích và ý nghĩa công việc đang làm. Như đã nói, công việc không chỉ là một phương tiện tất yếu giúp ta có được thu nhập để nuôi sống gia đình và bản thân, mà hơn thế nữa, công việc còn là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta không có hạnh phúc trong công việc, chúng ta cũng không thể có hạnh phúc trong cuộc sống. Đơn giản chỉ là vì khoảng thời gian làm việc đã chiếm mất đến hơn phân nửa thời gian sống của ta!

Nhưng trong thực tế, không ít người vẫn xem công việc chỉ là một phương tiện kiếm tiền, không hơn không kém. Với cách nghĩ như thế, chúng ta thường không thể có được niềm say mê trong công việc, và khi ấy thì sự mệt nhọc – tất yếu phải có sau thời gian làm việc – sẽ dễ dàng đẩy ta vào tâm trạng nặng nề, bực dọc. Chúng ta ao ước – một cách vô lý – sẽ có thật nhiều tiền bạc để có thể buông bỏ ngay lập tức công việc đang làm! Thật không may là tâm trạng này chẳng mang lại chút lợi ích gì ngoài việc đốt cháy thêm nguồn năng lượng tinh thần vốn đã ít ỏi của chúng ta sau một thời gian làm việc mệt nhọc.

Cách duy nhất để thay đổi tình trạng này là chúng ta phải hiểu đúng về ý nghĩa công việc – như đã trình bày trong một phần trước. Chúng ta phải thấy được rằng công việc không chỉ nhằm mang lại cho chúng ta tiền bạc, mà còn là một phần đời sống của chúng ta. Chỉ qua công việc ta mới có thể chứng tỏ được mình là người có ích cho xã hội, bởi công việc của ta đang phục vụ cho nhiều người khác, đang trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ cho mọi người quanh ta. Khi hiểu được như thế, chắc chắn chúng ta sẽ không còn thấy công việc là một gánh nặng bất đắc dĩ, mà quả thật là một sự may mắn mà cuộc sống đã dành cho ta.

Trong thực tế, từ lâu người ta đã nhận biết rằng công việc không chỉ là phương tiện để ta kiếm sống, mà còn chính là nguồn cảm hứng sáng tạo trong cuộc sống. Và chỉ khi nào sức sáng tạo được khơi dậy cũng như có điều kiện phát triển tốt thì con người mới có thể cảm thấy niềm vui trong cuộc sống. Vì thế, công việc không chỉ giúp chúng ta làm ra những giá trị vật chất cụ thể mà còn là điều kiện tất yếu để phát triển rất nhiều giá trị tinh thần trong cuộc sống.

Nếu bạn thực sự có được niềm say mê trong công việc, bạn sẽ là người rất may mắn. Bởi vì chính sự say mê công việc là một trong những điều kiện tất yếu giúp mang lại hạnh phúc cho cuộc sống. Và cũng chính vì thế, nếu bạn chưa có được niềm say mê đó, bạn cần phải học cách để tạo ra nó.

Niềm say mê công việc luôn có được nhờ sự am hiểu, thông thạo trong công việc và sự nhận thức đúng về ý nghĩa của công việc bạn đang làm. Khi bạn không am hiểu công việc, luôn phải dò dẫm trong từng thao tác, cũng như không thông thạo các công đoạn cần thiết của công việc, bạn không những không thể say mê công việc ấy mà thậm chí còn rất dễ thấy sợ sệt, chán ghét. Mặt khác, sức sáng tạo cũng không thể phát triển trong điều kiện làm việc như thế, bởi vì mọi ý tưởng sáng tạo luôn đặt nền tảng trên sự hiểu biết thông thạo về những vấn đề liên quan.

Sự am hiểu công việc không bao giờ là món quà tặng của tự nhiên, mà phải là kết quả những nỗ lực học hỏi và rèn luyện. Mỗi người chúng ta có thể có những năng khiếu khác nhau trong công việc, cũng như mức độ thông minh không hoàn toàn giống nhau, nhưng tất cả chúng ta đều cần phải học hỏi mới có được tri thức, cần phải rèn luyện mới có được kỹ năng thông thạo trong công việc. Vì thế, điểm khởi đầu để có được niềm say mê trong công việc bao giờ cũng phải là sự kiên trì và nỗ lực học hỏi, rèn luyện. Một khi bạn đã nắm hiểu được công việc, thực hiện được thông thạo các thao tác trong công việc, xem như bạn đã có được tiền đề cần thiết cho một sự say mê trong công việc.

Sự am hiểu và thông thạo trong công việc tuy là cần thiết nhưng chỉ mới là điều kiện cần mà chưa đủ. Yêu cầu tiếp theo là bạn phải có được một nhận thức đúng về ý nghĩa công việc đang làm. Cho dù bạn đang làm bất cứ loại công việc gì, bạn đừng bao giờ có ý nghĩ cho rằng đó là loại công việc thấp hèn hoặc kém quan trọng. Sự thật là không bao giờ có những công việc thấp hèn, chỉ có những con người thấp hèn vì đã không sống xứng đáng với ý nghĩa cuộc sống này mà thôi.

Nếu chúng ta có thể quan sát cuộc sống từ một góc độ bao quát và toàn diện, ta sẽ thấy là tất cả mọi người trong xã hội đều tồn tại và phát triển trong mối quan hệ nương tựa lẫn nhau, bởi vì không có bất cứ con người nào có thể tồn tại độc lập không cần đến người khác.

Mặc dù vậy, từ lâu chúng ta đã quen nhìn cuộc sống theo một cách phiến diện hơn, và vì thế mà hầu như chỉ thấy được những mảnh rời rạc của thực tại mà thôi. Lấy ví dụ, chúng ta ra chợ mua một bó cải xanh về nấu canh. Khi ngồi trước bát canh cải, chúng ta chỉ thấy được phần giá trị vài ngàn đồng mà ta đã bỏ ra để mua bó cải. Trong thực tế, việc ta trả tiền mua bó cải chỉ là phần nổi của một tảng băng. Nếu nhìn vào bó cải theo một cách bao quát và toàn diện hơn, ta sẽ thấy được rất nhiều điều quan trọng và sâu sắc hơn nữa!

Sự hiện hữu của bó rau xanh không thể hiểu hết được qua việc so sánh với giá bán chỉ vài ngàn đồng của nó. Sự hiện hữu đó còn là biểu hiện vô cùng cụ thể của người trồng rau, của đất đai, phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới, thời tiết mưa nắng, khí hậu nóng lạnh... và rất nhiều yếu tố khác nữa. Chỉ riêng việc đưa những bó rau ấy từ vườn ra đến chợ và giữ cho chúng vẫn còn xanh tươi cho đến tay người mua nhiều khi cũng đã cần đến sự góp công góp sức của nhiều người, bởi có thể đó là những chặng đường dài đến hàng chục hay hàng trăm cây số... Hiểu hết được những điều ấy, chúng ta sẽ thấy rằng bát canh cải mà ta đang ăn không chỉ đáng giá vài ngàn đồng. Giá trị thực sự cần biết đến chính là sự tham gia phục vụ của rất nhiều người, rất nhiều yếu tố, chỉ để đáp ứng một nhu cầu tưởng như rất đơn giản của ta là một bát canh rau!

Theo cách hiểu như trên thì sự tồn tại của ta trong cuộc sống luôn cần đến sự phục vụ của vô số những con người khác. Không có sự phục vụ của người khác – dù là trực tiếp hay gián tiếp – chúng ta sẽ không thể có một cuộc sống tiện nghi và thoải mái như hiện nay. Vì thế, chúng ta cần biết ơn về điều đó.

Và chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn của mình qua việc làm tốt công việc của chính mình. Bởi vì chính qua công việc của chúng ta mà sẽ có vô số người khác được phục vụ – dù đó là trực tiếp hay gián tiếp. Chúng ta nên biết rằng, công việc của ta luôn góp phần giúp cho cuộc sống của người khác được tiện nghi hơn, thoải mái hơn, và đó chính là một sự đền đáp cụ thể đối với những gì ta đã nhận được từ người khác.

Trong ý nghĩa phục vụ lẫn nhau như thế, bạn sẽ thấy thực sự không có công việc nào là thấp hèn, bởi vì bằng cách này hay cách khác, tất cả mọi công việc đều nhắm đến phục vụ đời sống con người. Công việc ta đang làm không bao giờ có thể xem là thấp hèn, nhưng nếu chúng ta sống không xứng đáng với ý nghĩa đời sống, nhận lãnh rất nhiều từ xã hội mà không có sự đáp đền thỏa đáng, đó chính là chúng ta tự biến mình thành những con người thấp hèn.

Sự am hiểu, thông thạo và nhận thức đúng về ý nghĩa công việc chắc chắn sẽ mang đến cho bạn niềm say mê trong công việc. Chính từ sự say mê đó, sức sáng tạo sẽ được khơi dậy và phát triển. Và chính nhờ sự phát triển của sức sáng tạo, bạn mới thấy rằng cuộc đời này là đáng sống và luôn mang lại niềm vui cho bạn mỗi ngày – ngay cả trong những giây phút nhọc nhằn nhất vì công việc. Đó chính là những điều kiện thiết yếu để có được một cuộc sống vui và hạnh phúc.

Bạn không thể cầu mong cho công việc của mình mỗi ngày sẽ trở nên nhẹ nhàng, ít tốn sức hơn, bởi vì điều đó trong thực tế rất hiếm khi xảy ra. Nhưng bạn có thể làm cho công việc trở nên dễ dàng hơn với cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn nhờ vào sự say mê công việc. Đó là phương thức cụ thể nhất mà mỗi chúng ta đều có thể thực hiện để buông bỏ gánh nặng và tìm thấy những giọt mồ hôi thanh thản trong công việc.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/11/2011(Xem: 9628)
Trầm Tháp (agarwood incense) xứ Huế
15/11/2011(Xem: 8726)
Từ Ân Thiền Đường là một ngôi chùa nhỏ ở Santa Ana, có những độc đáo riêng, khó tìm được ở nhiều nơi khác.
08/11/2011(Xem: 7340)
Cách ngôn Trung Hoa có câu: ‘Tĩnh tọa thường tư kỷ quá, nhàn đàm mạc thuyết tha phi’, khi ngồi một mình vắng vẻ, hãy thường xuyên suy nghĩ về lỗi lầm của chính mình. Trong lúc đàm luận nhàn rỗi, chớ nên kể lể chuyện xấu của người. Đây là châm ngôn tu thân của người đời. Dù chỉ là người dân thường, nếu ưu tư về lỗi lầm của mình thì có thể cách mạng được cả số phận; còn như một quân vương, nếu thấy được lỗi lầm của mình thì không những thay đổi cả mệnh đời, mà còn thay đổi cả vận mệnh quốc gia, đánh thức toàn trái tim dân tộc, và mãi mãi là tấm gương lịch sử cho những đế vương sau này học theo.
04/11/2011(Xem: 7232)
Chánh điện Chùa Phật Đà, San Diego, rực sáng bởi màu y vàng giải thoát của hàng trăm người “Em” tôi kính quý và thân thương vừa xuất hiện sáng hôm nay. Tôi đã nhìn và đã thấy trên từng nét mặt đoan trang thanh tú, từng nụ cười tươi vui rạng rỡ của các “Em” tôi, những người “Em” tôi vừa mới gặp lại hôm qua sau bao năm trường xa cách. Tôi và Em tôi đã cùng tắm chung gìong suối từ bi thanh lương dịu ngọt. Chúng ta có cùng đại nguyện lên đường để tìm an lạc của bản thân và muôn loài. Vậy là chúng ta đã có rất nhiều nhân duyên liên hệ với nhau từ muôn vạn kiếp. Chúng ta đã cùng gieo hạt từ bi trong nhiều kiếp xa xưa để hôm nay cây trí tuệ đơm hoa kết trái. Chúng ta đang cùng nhau bước vào trong nhà Như Lai, cùng mặc áo Như Lai và đang ngồi toà của Như Lai. Chúng ta đã cạo bỏ râu tóc để cùng về với nhau, mang chung giòng họ Thích, cùng kết duyên quyến thuộc Bồ Đề…
03/11/2011(Xem: 6826)
Tâm của con người vô cùng quan trọng, nó là trung tâm của sự sống, của vũ trụ và chứa nhóm tất cả muôn pháp. Nó là hào lũy ẩn náu của mọi tật xấu, nhưng cũng là mảnh đất phì nhiêu nẩy sanh mầm giống giác ngộ. Vì thế, chính tâm tạo nên hạnh phúc và cũng chính tâm tạo biết bao nỗi khổ đau.
01/11/2011(Xem: 7836)
A lại da thức : A lại da là âm của tiếng Phạn Alaya có nghĩa là cái kho mà danh từ Hán-Việt gọi là tàng. Tất cả mọi chủng tử không phân biệt thiện ác, tốt xấu, sanh tử và niết bàn, mê ngộ và khổ vui, ngay cả vô ký đều được chứa đựng trong tàng thức này.
01/11/2011(Xem: 7390)
Thương khen, ghét chê trong thế gian là việc hết sức bình thường, thích thì khen, không thích thì chê, đố kỵ hơn thua, ganh ghét chê bai. Khen chê là tánh nết có hầu hết trong tất cả mọi người sống trên trần thế, cho nên trong dân gian có câu “Khi thương thì củ ấu cũng tròn, khi ghét thì bồ hòn cũng méo”. Thế mới biết, nghe việc đó tốt chưa nên vội tin vào lời khen mà phải xem lại, cho việc kia xấu nên xét lại ngọn ngành rồi hãy nói. Ông bà mình dạy “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”.
31/10/2011(Xem: 18544)
Nguyên nhân đức Phậtnói bài pháp này, vì tôn giả Vakkali ở nhà thợ gốm, đang bị bịnh nặng, sắp lâmchung, nhưng lòng rất muốn diện kiến dung nhan đức Thế Tôn và đảnh lễ Ngài lầncuối trước khi nhắm mắt lìa đời, nhưng không thể nào đến nơi Thế Tôn ở được,cho nên Tôn giả Vakkali đã cho thị giả đến cung thỉnh đức Thế Tôn đến nơi mìnhở. Vì lòng từ mẫn đức Thế Tôn đã thân hành đến thăm Tỷ kheo Vakkali.
29/10/2011(Xem: 21463)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
24/10/2011(Xem: 6539)
Những lúc ngồi ngẫm nghĩ, tôi lại càng thấm thía câu nói mà ông cha ta đã dạy: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” hay “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]