Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Thương người như thể thương thân

21/02/201116:21(Xem: 6436)
11. Thương người như thể thương thân

HÁT LÊN LỜI THƯƠNG YÊU
Nguyên Minh

Thương người như thể thương thân

Sự phá vỡ ý thức chấp ngã không chỉ giúp chúng ta có thể mở lòng thương yêu người khác, mà thật ra còn có thể hiểu đó là sự thương yêu chính bản thân mình. Khi trong nhận thức của chúng ta đã không còn nữa một “cái ta” riêng rẽ, thì sự thương yêu mà chúng ta dành cho người khác cũng chính là cho bản thân mình, và sự tu dưỡng hoàn thiện hay bất cứ một điều tốt đẹp nào ta thực hiện cho bản thân vào lúc này lại cũng chính là vì tất cả mọi người. Vì thế mà câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” có thể xem là một cách diễn đạt chính xác nhất mối quan hệ hai chiều này.

Cách đây nhiều năm, tôi có tham gia việc tổ chức một lớp học tình thương ở địa phương vào dịp hè. Lớp học đặt trong khuôn viên một ngôi chùa. Trong số những người giảng dạy, ngoài tôi ra còn có một giáo viên nữ đã nghỉ hưu và một vị tăng sĩ. Tuy chỉ có ba người nhưng chúng tôi phải đảm nhận đến hơn trăm học sinh, chia thành nhiều lớp. Số tiết dạy khá nhiều và chúng tôi phải làm việc tích cực vì hầu như có rất ít thời gian để chuẩn bị bài. Không bao lâu, vị giáo viên về hưu khá lớn tuổi đã ngã bệnh và phải rời bục giảng. Tinh thần học tập của các em không cho phép chúng tôi bỏ lớp, và vì thế mà hai người còn lại buộc phải chia nhau tất cả số tiết dạy.

Khoảng một tháng trước khi khóa học kết thúc thì vị tăng sĩ ngã bệnh. Sau khi khám bệnh mới biết là thầy đã mắc bệnh lao phổi và bắt buộc phải điều trị dài hạn. Nhớ lại khoảng thời gian này, quả thật chưa bao giờ tôi phải làm việc nhiều đến như thế! Cũng may là tôi đã cố gắng cầm cự được cho đến khi kết thúc khóa học mà không phải buộc các em học sinh nghỉ học. Tuy nhiên, cái giá phải trả sau đó là chính tôi cũng không khỏi “tiều tụy” đi mất mấy tháng!

Thật ra, tất cả chúng tôi đều đã sai lầm. Chúng tôi đã không thực sự hiểu được ý nghĩa của câu “Thương người như thể thương thân”. Trong khi hết sức nhiệt tình giúp đỡ cho việc học tập của các em thì chúng tôi lại không quan tâm đúng mức đến chính bản thân mình! Chúng tôi đã đối xử bất công với chính mình mà không thấy được rằng đó cũng chính là thiếu sự thương yêu!

Nhiều năm sau, mỗi khi gặp nhau chúng tôi vẫn thường nhắc lại câu chuyện về lớp học tình thương “quá tải” như một kinh nghiệm thực tiễn quý giá. Chính kinh nghiệm này đã giúp tôi hiểu ra và điều chỉnh lại một cách hợp lý hơn mọi sinh hoạt của mình trong cuộc sống.

Trong thực tế, rất nhiều người trong chúng ta khi nhiệt tình lao vào hoạt động xã hội hay phụng sự những lý tưởng cao đẹp cũng rất thường quên đi bản thân mình, và đây thật ra không phải là một thái độ sáng suốt. Chỉ biết quan tâm đến bản thân mình mà không nghĩ đến người khác, tất nhiên đã là sai lầm. Nhưng lao vào công việc vì người khác mà không quan tâm đến bản thân cũng là một sai lầm khác. Cả hai sai lầm này đều không thể dẫn đến kết quả hoàn toàn tốt đẹp.

Vì thế, người thực sự có lòng thương yêu chính là phải biết yêu người, yêu mình. Khi đã nhận thức đúng về sự tương quan tồn tại trong toàn thể thì chúng ta không có lý do gì để duy trì một sự “phân biệt đối xử”, cho dù là đối với chính bản thân mình!

Chúng ta đã nói nhiều đến lòng thương yêu và sự quan tâm đến người khác như một biểu hiện của lòng thương yêu. Đây chính là những gì mà bất cứ ai trong chúng ta khi thực hành lòng thương yêu đều phải lưu tâm học hỏi, rèn luyện. Tuy nhiên, sai lầm thường gặp đối với người thực hành lòng thương yêu trong giai đoạn tiếp theo sau đó lại chính là sự thiếu quan tâm đến chính bản thân mình!

Sự quan tâm đúng mức đến bản thân chính là điều kiện tất yếu cho sự tu dưỡng và hoàn thiện. Trong khi sự tu dưỡng và hoàn thiện bản thân lại chính là yếu tố quyết định để có thể duy trì, nuôi dưỡng và thực hành lòng thương yêu. Nếu không có sự thường xuyên tu dưỡng và hoàn thiện, lòng thương yêu đã sinh khởi của bạn sẽ giống như một bếp lửa đã bị rút hết củi, chắc chắn sẽ tàn lụi đi trong chốc lát.

Quan tâm đúng mức đến bản thân không có nghĩa là sống buông thả hoặc thỏa mãn mọi nhu cầu của cơ thể. Trong thực tế, có những nhu cầu mà chúng ta nhất thiết phải đáp ứng, vì chúng là điều kiện tối thiểu để duy trì sức khỏe và sự minh mẫn của trí óc. Nhưng cũng có rất nhiều nhu cầu khác vốn dĩ chỉ nảy sinh do thói quen, tập quán hay do chịu sự ảnh hưởng từ người khác. Quan tâm đúng mức đến bản thân chính là biết phân biệt các nhu cầu của bản thân và đáp ứng chúng sao cho có thể luôn duy trì được một tinh thần minh mẫn trong một thể xác lành mạnh và cường tráng, nhưng hoàn toàn không phải là sống buông thả, hưởng thụ.

Mặt khác, sự tu dưỡng bản thân có ý nghĩa quan trọng quyết định trong việc giúp bạn thực hành lòng thương yêu của mình một cách có hiệu quả, nghĩa là có thể thực sự mang lại được niềm vui và làm vơi bớt khổ đau nơi người khác. Nếu một vị giáo sư dành trọn thời gian để giảng dạy mà tự mình không có sự rèn luyện, tiếp thu kiến thức mới, thì không bao lâu kho tri thức của ông ta sẽ cạn kiệt và trở nên lạc hậu, không thể đáp ứng được nhu cầu giảng dạy có hiệu quả. Vì thế, cách duy nhất để làm tốt công việc giảng dạy chính là phải dành thời gian thỏa đáng để bản thân mình cũng không ngừng học hỏi, tiếp thu kiến thức mới. Điều này rất dễ nhận ra, vì nó sẽ được biểu hiện qua những buổi giảng sinh động và lôi cuốn thay vì là khô khan, nhàm chán và buồn tẻ.

Tương tự như vậy, nếu bạn muốn mang lại niềm vui và giảm nhẹ khổ đau cho người khác, tự thân bạn cũng phải thường xuyên cảm nhận được niềm vui và sự giảm nhẹ đau khổ. Vì chỉ khi bạn thực sự biết cách để đạt được điều đó, bạn mới có thể hướng dẫn và giúp đỡ người khác trong tinh thần “cứu khổ, ban vui”.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2022(Xem: 6613)
Cháu tìm ra chút nhân duyên Trời cao biển rộng ngoại tìm ra không? Non xanh nước biếc phiêu bồng Về già ngoại vẫn đếm đong đi tìm Một đời bay mỏi cánh chim Nghiệp duyên ba nổi bảy chìm xang bang Lên non xuống biển tìm vàng Nhân duyên bắt được chỉ toàn đá rêu
17/02/2022(Xem: 4384)
“Một con én một đoạn đường lay lất Một đêm dài nghe thác đổ trên cao Ta bước vội qua dòng sông biền biệt Đợi mưa dầm trong cánh bướm xôn xao
17/02/2022(Xem: 4497)
Phần này tiếp theo loạt bài “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes” về các Kinh Lạy Cha và Kinh A Ve (đánh số 5 và 26). Bài này chú trọng đến các dạng chữ Nôm trong bản Kinh Tin Kính (KTK) của LM Philiphê Bỉnh, đặc biệt là từ tài liệu của các LM de Rhodes và Maiorica, và cũng so sánh với các dạng chữ quốc ngữ trong tài liệu chép tay của cụ Bỉnh.
15/02/2022(Xem: 8404)
Với mục đích quảng bá Phật Pháp miễn phí đến những vị muốn Tu học Phật Pháp, Rèn luyện Anh ngữ, Luyện Dịch Việt-Anh hoặc Anh-Việt, (nhất là những vị đang sinh sống, hoặc sẽ đi hay đang du học, ở những quốc gia sử dụng tiếng Anh – cũng là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng khắp thế giới). Thế Giới Phật Giáo .org đã thực hiện sách Song ngữ ANH-VIỆT Đối chiếu (từng đoạn văn Rất NGẮN để dể đối chiếu) sau đây.
13/02/2022(Xem: 5982)
Hiện nay chúng ta đang có 2 cách tính thời gian theo : Âm Lịch và Dương Lịch. Phương Tây và nhiều nước trên thế giới sử dụng Dương Lịch, lịch này tính theo chu kỳ tự quay xung quanh trục mình của Trái Đất và Trái Đất quay xung quanh mặt trời. Trong khi đó cách tính Âm Lịch sử dụng Can Chi, bao gồm thập Can và thập nhị Chi. Trong đó, 10 Can gồm: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ được tạo thành từ Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. 12 Chi được lựa chọn từ các con vật gần gũi với con người hoặc thuần dưỡng sớm nhất. Có một sự khác nhau trong 12 Chi giữa Âm Lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,.... đó là Chi thứ 4 là con Mèo hay con Thỏ. Ở Việt Nam, 12 con giáp gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tương ứng với 12 con vật : Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn. Khi ghép lại sẽ tạo thành 60 năm (bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) từ các tổ hợp Can - Chi khác nhau, gọi chung là Lục Thập Hoa Giáp.
13/02/2022(Xem: 6835)
Có ông triệu phú thời xưa Tuy giàu nhưng rất nhân từ đáng khen Ông thường có một bạn quen Bạn ông thật tốt nhưng tên lạ lùng Tên “Xui” nghe xấu vô cùng Cả hai trước học một trường, ganh đua Thân tình từ thuở ấu thơ Đã từng nô giỡn, chơi đùa bên nhau Giúp nhau mọi việc trước sau Tuổi xanh tình bạn dài lâu vững vàng.
13/02/2022(Xem: 7026)
Thuở xa xưa có một người Trong gia đình nọ sống đời giàu sang Nhưng mà ông lại chẳng màng Chẳng ưa cuộc sống tầm thường thế nhân Ông vào Hy Mã Lạp Sơn Sống đời ẩn sĩ ở luôn trong rừng Hàng ngày thiền định tập trung Chân tâm phát triển vô cùng an vui
12/02/2022(Xem: 11841)
Năm 2011 Tu Viện Quảng Đức lần đầu tiên tổ chức chuyến Hành hương Nhật Bản và Đại Hàn, nhưng năm đó Nhật có biến cố động đất và sóng thần nên lịch trình hành hương trên xứ Nhật bị hủy bỏ. Cho đến nay sau 7 năm, Thầy Trụ Trì Thích Nguyên Tạng và anh Tony Thạch, Giám đốc Công Ty Du Lịch Triumph Tour, lại một lần nữa tổ chức chuyến Hành Hương Chiêm Bái Danh Lam Phật Giáo tại Nhật và Đại Hàn trong thời điểm đầu tháng Tư theo lời yêu cầu của nhiều Phật tử, ngõ hầu xuyên qua những danh lam Phật Giáo mà đoàn đến chiêm bái, đoàn còn được chiêm ngưỡng những cảnh trí đẹp tuyệt vời được tô điểm bởi hương sắc nhẹ nhàng của hoa Anh Đào.
10/02/2022(Xem: 10900)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
10/02/2022(Xem: 7050)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vong ở Ấn Độ. Trong giai đoạn 1949-50, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi một đội quân đến xâm lược đất nước của tôi. Trong gần một thập kỷ, tôi vẫn là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của người dân và cố gắng thiết lập lại mối quan hệ hòa bình giữa hai quốc gia của chúng tôi. Nhưng nhiệm vụ được chứng minh là bất khả thi. Tôi đã đi đến một kết luận không mấy vui vẻ rằng tôi có thể phục vụ người dân của mình tốt hơn từ bên ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]