Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Hát lên lời thương yêu

21/02/201116:21(Xem: 5971)
10. Hát lên lời thương yêu

HÁT LÊN LỜI THƯƠNG YÊU
Nguyên Minh

Hát lên lời thương yêu

Mỗi ngày, tín hiệu đau khổ đến từ quanh ta. Hôm qua, một người hàng xóm vừa qua đời; hôm kia, một bà ở xóm trên ngã bệnh đi cấp cứu; đâu đó, một tai nạn giao thông làm một vài người chết, bị thương... vân vân và vân vân. Nếu có một vài phút định tâm suy nghĩ, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra ngay là mình cũng hoàn toàn có thể là đối tượng nhận lãnh bất cứ nỗi đau nào đang đến với bao nhiêu người khác. Hay nói một cách khác, không có ngoại lệ cho bất cứ ai trong cuộc đời này. Những mất mát, khổ đau luôn rình rập quanh ta. Một cách chính xác hơn, chúng hiện diện thường xuyên trong cuộc sống mà sự vắng mặt đối với chúng ta thực ra chỉ là một sự lãng quên, tránh né.

Không một phép mầu nào có thể giúp ta thoát khỏi những đau khổ trong cuộc đời theo nghĩa là chúng không bao giờ xảy đến với ta. Như vậy, con đường thoát khổ tất nhiên không thể là sự né tránh hay cầu nguyện. Trong một chừng mực nào đó, mỗi khi không tìm ra giải pháp đối phó cho một tình thế, chúng ta thường có thói quen tránh né không nhìn thẳng vào sự thật, cho dù đó là một sự thật vô cùng hiển nhiên, dễ hiểu.

Chúng ta thường rơi vào một trong hai thái độ cực đoan đối với sự đau khổ. Hoặc là chúng ta phủ nhận, tránh né chúng, với ý tưởng là chúng chỉ đến với những người khác (!). Mỗi khi thực sự phải nhận lãnh một bất hạnh nào đó, chúng ta lại tự an ủi mình rằng đó chỉ là chuyện rủi ro trong muôn một. Và cứ thế, ta để cho cuộc sống trôi qua một cách thụ động, không hề nghĩ đến việc làm thế nào để vượt thoát đau khổ.

Thái độ cực đoan thứ hai là sự lo lắng thường xuyên đưa đến tâm trạng bi quan yếm thế. Thái độ này cũng dẫn đến sự bám víu vào những những tà kiến, mê tín, như là cứu cánh cho nỗi lo sợ vô vọng. Chúng ta lo sợ không muốn bị đau khổ, không muốn già, bệnh, chết... nhưng những thứ ấy cứ lừng lững tiến đến theo thời gian, vô phương tránh né. Từ đó, chúng ta quay sang bám víu, cầu xin... từ bất cứ nguồn sức mạnh nào mà ta có thể tưởng tượng ra được (!).

Sự giải thoát thực sự, xét cho cùng trước hết là phải giải quyết được những nỗi khổ ngay trong hiện tại. Đức Phật từ bỏ ngôi báu tìm đường giải thoát cũng bắt đầu từ những thôi thúc mà hiện nay ta đang đối mặt từng ngày. Không nhận chân được đau khổ là chưa có tiền đề để nói đến giải thoát. Chính vì thế mà trong Tứ diệu đế[19] thì Khổ đế được đề cập trước hết, và đối diện với đau khổ chính là yêu cầu trước hết để chiến thắng đau khổ.

Khi thực sự đối mặt và nhìn sâu vào bản chất của những đau khổ quanh ta, sự nhầm lẫn muôn đời của chúng ta sẽ dần dần được sáng tỏ. Chính khi quán chiếu sự thật một cách triệt để ta mới nhận ra thói quen phân biệt lâu đời của chính mình. Chúng ta thường nhìn nhận đau khổ như là những gì bất hạnh đến với riêng mình mà không nhận ra một sự thật là những khổ đau của người khác cũng chính là khổ đau của mình. Chúng ta tách rời bản thân ra khỏi cuộc sống, trong khi cuộc sống thì lại không thể tồn tại tách rời. Trong khi đau khổ là một hiện tượng hoàn toàn rất chung, thì chúng ta lại chỉ nhỏ nhoi nghĩ đến một sự thoát khổ cho riêng mình. Chính do nơi điểm khởi đầu vô lý này mà chúng ta không thể nào đạt đến sự thoát khổ.

Khi nhìn nhận sự đau khổ hiện diện trong cuộc đời bằng ý nghĩa đó, chúng ta sẽ thấy là không còn có những nỗi đau riêng lẻ của mỗi con người. Và điều kỳ diệu chính là, khi nhận thức được như thế thì khổ đau sẽ không còn là khổ đau nữa, mà trở thành nguồn động lực vô biên cho sự cảm thông chia sẻ.

Chúng ta trong cuộc sống ai cũng có ít nhất hơn một lần nhìn những ngưòi thân yêu của mình nhận chịu đau khổ. Những lúc đó, chúng ta thầm mong ước nhận chịu về mình nỗi đau khổ ấy, còn hơn là bất lực nhìn người thân của mình khổ sở. Điều gì đã giúp chúng ta không còn sợ sệt, tránh né đau khổ? Chính là lòng thương yêu mà chúng ta dành cho người thân của mình.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể phát khởi lòng thương yêu hết thảy chúng sinh như người thân của mình? Đây chính là sự chuyển hóa kỳ diệu nhất mà qua đó không còn một nỗi đau khổ nào có thể làm cho ta sợ hãi được nữa. Bồ Tát Quán Thế Âm sở dĩ có khả năng lắng nghe những tín hiệu đau khổ từ vạn loại chúng sanh và hóa thân thành vô số hình trạng để cứu vớt, chính là do ngài đã phát khởi lòng thương yêu rộng lớn không cùng và nhờ đó đã trải qua sự chuyển hóa mầu nhiệm này.

Kinh Duy-ma-cật dạy rằng: “Phiền não chính là đạo trường.”[20] Vì thế, vô số những phiền não khổ đau trong cuộc sống mới chính là điều kiện tu tập để giúp chúng ta đạt đến sự giải thoát. Cho nên, không có phiền não thì cũng chẳng có Bồ-đề!

Phát khởi lòng thương yêu đối với tất cả chúng sanh cũng là thực sự yêu thương chính mình. Tuy nhiên, ý thức chấp ngã hình thành từ muôn kiếp đến nay luôn ngăn cản sự phát khởi lòng thương yêu. Chúng ta luôn cho rằng, sự hiện diện của “cái ta” trong cuộc đời này là cần được bảo vệ và không thể đồng nhất với “người khác”. Ngay cả khi chúng ta thực hành những việc thiện như bố thí, trì giới... chúng ta cũng mong muốn mọi người phải nhận biết đó là “cái ta” đang làm việc thiện chứ không phải là người khác. Lấy một “cái ta” riêng biệt như thế để thương yêu tất cả chúng sinh là chuyện không thể nào có được. Vì thế mà điều tất nhiên là nếu không thực hành tinh thần vô ngã thì không thể phát khởi lòng thương yêu rộng khắp.

Mặt khác, trong khi chúng ta từng ngày từng giờ nhận chịu khổ đau, thì đồng thời chúng ta lại cũng không ngừng gây ra khổ đau cho bao nhiêu sinh vật khác. Sự phân biệt đối xử sai lầm trong nhận thức đối với sự sống chung của muôn loài đã dẫn chúng ta đến việc gây ra khổ đau cho những sinh vật khác mà không hề có chút bận tâm suy nghĩ, cảm thông.

Một người bạn tôi có đứa con bị chó cắn. Lối xóm lập tức cho rằng con chó ấy điên và đập chết. Khi việc xét nghiệm cho thấy rằng không có dấu hiệu của bệnh dại thì con chó cũng đã chết rồi. Chúng ta chỉ nghĩ đến nỗi đau của mình mà không nghĩ rằng con chó cũng có quyền được sống và đòi hỏi sự công bình. Trong trường hợp này, rõ ràng là chó không điên mà những người giết chó mới thực sự điên!

Một buổi chiều rất đẹp trời, tôi có dịp dạo chơi trên một con đường ven biển. Đó đây rải rác người đi câu cá dọc theo những ghềnh đá nhỏ. Khi tôi đi ngang qua, một thanh niên vừa giật được chú cá đuối nhỏ. Thật thành thạo, anh ta lấy trong túi xách mang theo ra một cái kìm bấm và bấm đứt ngay chiếc đuôi cá đầy đe dọa, chỉ để phòng hờ sẽ không bị nó quất trúng mình. Tôi nhìn ra mặt biển xanh mênh mông dưới nắng chiều ấm áp. Một buổi chiều thật thanh bình, nếu không tính đến cảnh câu cá mà tôi vừa chứng kiến. Không hiểu do đâu, tôi bất chợt hình dung thật rõ ràng một đàn cá đang bơi lội nô đùa dưới làn nước ấm áp kia. Thế rồi chú cá kém may mắn này chỉ vì tham chút mồi ngon mà bất chợt bị tách rời ra khỏi bạn bè. Than ôi, thế là chấm hết! Vĩnh viễn không còn những buổi chiều tung tăng bơi lội... Một sự thương cảm thực sự dâng lên trong lòng tôi. Đột nhiên, tôi nghĩ đến tất cả những ác nghiệp mà chính mình có thể đã tạo ra từ vô thỉ và thấy rõ sự vô lý của những động lực thúc đẩy tạo nghiệp. Tất cả đã sinh khởi từ sự thiếu vắng của một lòng thương yêu rộng khắp!

Nếu chúng ta tự mình đã nhận chịu đau khổ và cảm nhận sâu sắc sự đau khổ thì sẽ dễ dàng hơn trong việc cảm thông chia sẻ nỗi đau của người khác. Mặt khác, ngày nào mà chúng ta còn chưa tự nhận ra được những khổ đau mà mình đã và đang gây ra cho cuộc sống quanh ta, thì việc giải thoát khỏi khổ đau vẫn chỉ là một điều ảo tưởng. Sự cảm thông chia sẻ thực ra là một hạt giống bao giờ cũng sẵn có trong mỗi chúng ta. Điều cần thiết ở đây chính là một sự tỉnh táo, khách quan trong nhận thức. Khi chúng ta đang nhận chịu một nỗi khổ đau nào đó, chúng ta rất dễ dàng khởi tâm thương cảm, chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ. Tuy nhiên, vừa qua khỏi cảnh khổ, ta thường dễ dàng quên đi không còn nhớ đến nữa. Vì thế, sự quán chiếu thưòng xuyên những đau khổ của cuộc đời – vì thực sự là chúng luôn hiện diện thường xuyên – sẽ giúp chúng ta tránh được sự xao lãng vô lý, và có thể nuôi dưỡng lòng thương yêu. Đó thực sự là một quá trình lâu dài, không phải nhất thời có thể đạt được.

Trong một ý nghĩa khác, chính sự phát triển ngày ngày của lòng thương yêu rộng khắp sẽ đẩy lùi dần những khổ đau trong cuộc sống. Chính những lúc tinh thần vững chãi nhất với một tấm lòng lân mẫn đầy thương cảm là những lúc chúng ta không hề sợ sệt và có thể nhìn thấu được nguyên nhân của mọi nỗi khổ đau.

Sự thương yêu và cảm thông với nỗi khổ của người khác chính là con đường duy nhất để chúng ta vượt qua đau khổ. Phát khởi lòng thương yêu rộng khắp chính là đã tạo ra một nguồn lực vô biên để chiến thắng đau khổ. Thật vô lý biết bao nếu có những con người đi tìm cầu sự giải thoát giữa cuộc đời đầy dẫy khổ đau này mà lại có thể thờ ơ trước sự khổ đau của bao nhiêu người khác. Bởi vì, giải thoát khỏi đau khổ xét cho cùng không phải là chấm dứt sự hiện diện của đau khổ trong cuộc đời, mà chính là sự nhận thức rõ bản chất của khổ đau và chuẩn bị cho mình một bản lĩnh để vượt lên trên đau khổ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2013(Xem: 6735)
Khi nghe thấy từ buddha[Phật], bạn thường nghĩ đến điều gì? Một bức tượng bằng vàng? Một hoàng tử trẻ trung ngồi dưới gốc cây lớn? Hay có thể là Keanu Reeves trong phim Vị Tiểu Phật? Các nhà sư mặc y áo, đầu trọc? Bạn có thể có nhiều liên tưởng hay chẳng có gì. Phần lớn chúng ta không hề có kết nối thực sự nào với từ này.
31/05/2013(Xem: 8214)
How To Overcome Your Difficulties HT. Tiến Sĩ K.Sri Dhammananda Chuyển Ngữ tiếng Việt: Diệu Liên Lý Thu Linh Mùa Phật Đản - 2013 NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG
31/05/2013(Xem: 9989)
uốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964 với các hình ảnh, bài viết sắp xếp trình tự theo diễn biến phong trào đấu tranh của Phật giáo Việt Nam năm 1963. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (20/4 Quý Mão 1963 - 20/4 Quý Tỵ 2013) Đạo Phật Ngày Nay xin giới thiệu ebook (bản scan) của cuốn sách này.
30/05/2013(Xem: 9785)
Ngày 20/4/ Quý Tỵ nhằm ngày 29/5/2013, chùa Quán Thế Âm, đường Thích Quảng Đức, Phú Nhuận đã cử hành tưởng niệm 50 năm ngày Bồ Tát thích Quảng đức tự thiêu để bảo vệ sinh tồn cho Phật giáo Việt Nam.
29/05/2013(Xem: 7000)
Thấm thoắt đã tròn 50 năm kể từ ngày nguồn đạo thiêng và hồn sông núi tạo tôn dung Bồ tát. Những gì đã qua, điều nào chưa phai, ai đã quên hay còn nhớ, xin nhắc lại để tình yêu cái đẹp, cái thiêng đời đời bền vững.
28/05/2013(Xem: 6949)
Nhà sư trẻ nựng nịu hôn lên má “con” trước bao cặp mắt gièm pha. Có người xỉ vả “sư hổ mang” tằng tịu trai gái mà còn trơ mặt đem con về chùa. Nhiều người đã muốn đuổi sư ra khỏi chùa. Nhưng sư vẫn lặng lẽ chịu khổ nhục cưu mang “con”... Đó là một câu chuyện có thật chứ không phải sự tích “Quan Âm Thị Kính”.
28/05/2013(Xem: 8203)
Giới Phật tử và những người quan tâm đến Phật học ở miền Nam trước 1975, nhất là giới sinh viên Đại học Vạn Hạnh và Văn Khoa Huế, Sài gòn, chắc ai cũng quen thuộc với tên tuổi nầy qua tác phẩm Buddhism–Its Essence and Development; được chuyển ngữ sang tiếng Việt do Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, một gương mặt nổi bật của khung trời Vạn Hạnh hồi đó, với nhan đề Tinh hoa và sự phát triển của Đạo Phật.
26/05/2013(Xem: 7560)
ự gia hộ ở đây, theo người viết, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, khi ta tu tập theo lời Phật dạy có an lạc, thì sự an lạc này có thể nói là sự gia hộ hay sự cứu độ của Đức Phật. Thứ hai, khi ta nhận được niềm tin và cảm xúc thánh thiện từ hành động và nhân cách cao thượng của Đức Phật rồi hành động tốt đẹp trong cuộc đời, thì khi đó ta có thể nói rằng Đức Phật đã gia hộ cho ta.
26/05/2013(Xem: 11227)
Càng ngày nhu cầu học Phật của Phật tử đủ mọi lứa tuổi càng lớn, ngôi Chùa ở Billstedt trở thành quá nhỏ. Có những buổi lễ lớn Phật tử phải quỳ lạy cả ở từ sân Chùa nên đến năm 2006 Sư Bà và Ni Chúng Chùa cũng như chư Phật Tử quyết định mua hảng sửa chữa tàu tại Billbrook Hamburg để sửa thành Chùa. Một cơ duyên lành khác cho Phật tử Hamburg là sau khi hoàn tất xong thủ tục hành chánh mua xưởng sửa tàu là bắt đầu Khóa Giáo Lý Âu Châu tại Đức từ 27.07 đến 05.08. Nhân dịp này Chư Tôn Đức từ các Châu Úc, Á, Mỹ, Âu gồm có Chư Hòa Thượng Minh Tâm, Bảo Lạc, Tánh Thiệt, Trí Minh, Như Điển v.v..., chư Thượng Tọa Hạnh Tuấn, Nguyên Tạng ..., quý Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Diệu Phước v.v... và một số Chư Tôn Đức Tăng Ni khác đã bỏ thì gìờ rất hạn hẹp trong khuôn khổ Khóa Giáo Lý đến thăm và nhiếp tâm hiệp lục cầu nguyện cho công trình xây dựng ngôi Chùa Bảo Quang được thành tựu.
25/05/2013(Xem: 10410)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]