Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Thay lời kết

21/02/201114:52(Xem: 6130)
15. Thay lời kết

PHÓNG SINH - CHUYỆN NHỎ KHÓ LÀM
Nguyên Minh

Thay lời kết

Câu chuyện của chúng ta có thể phải tạm dừng ở đây, cho dù người viết vẫn còn không ít điều muốn nói. Dù vậy, những gì chúng ta đã đề cập đến cũng có thể xem là tạm đủ cho một bước khởi đầu.

Phóng sinh không phải là một khái niệm xa lạ đối với hầu hết chúng ta, nhưng một vài ý tưởng trong sách này có thể là phần nào đó chưa quen thuộc lắm với bạn đọc. Tuy vậy, tất cả những gì được trình bày ở đây không chỉ là một sự góp nhặt, chúng là những gì mà người viết đã thực sự cảm nhận trong cuộc sống. Vì thế, nếu có bất cứ sự sai lệch nào xuất phát tính chất chủ quan của những nhận thức được nêu ra trong sách, người viết sẽ rất vui mừng được đón nhận sự góp ý trao đổi từ bạn đọc gần xa, cũng như sẽ vô cùng biết ơn sự quan tâm chỉ giáo của các bậc tôn túc, trưởng thượng.

Sự sống trên thế gian này, cho dù nhìn từ bất cứ góc độ nào – triết học, khoa học hay tôn giáo – cũng vẫn còn đầy bí ẩn. Tất cả đều chạm phải những giới hạn không thể vượt qua. Riêng đối với tôn giáo, cho dù niềm tin là có thể vượt qua mọi giới hạn, nhưng đích đến vẫn còn là nằm về phía trước, cho nên một hiểu biết đầy đủ về sự sống vẫn chưa phải là điều chúng ta có được trong hiện tại.

Nhưng tất cả – triết học, khoa học và tôn giáo – đều gặp nhau ở một nhận thức chung về tính chất quý giá và mong manh của sự sống. Vì thế, không ai trong chúng ta còn có thể hoài nghi về điều này. Và nếu như có bất cứ ai còn chưa thấy được tính chất quý giá và mong manh của sự sống, có thể nói là những người đó chưa từng được sống!

Mặc dù vậy, nhiều người trong chúng ta thường quên đi tính chất quý giá và mong manh của sự sống, hay nói đúng hơn là ta chỉ thấy được tính chất này ở bản thân ta hoặc những người thân của ta, hoặc mở rộng hơn nữa là ở loài người. Chúng ta quên đi rằng đó là một tính chất tự nhiên phổ quát và bình đẳng ở cả muôn loài. Một cách ích kỷ, chúng ta đã thu hẹp nhận thức về tính chất quý giá và mong manh của sự sống ở một số đối tượng theo cách nhìn chủ quan của bản thân mình. Và tùy theo sự thu hẹp đó, mức độ sai lầm của đời sống chúng ta cũng thay đổi.

Với những ai chỉ biết trân quý sự sống của riêng bản thân mình, đó sẽ là người sẵn sàng bị lôi cuốn vào hết thảy mọi điều ác, bởi họ không thấy có gì quan trọng hơn là chăm lo và bảo vệ cho sự sống của riêng mình. Các bạo chúa như Thành Cát Tư Hãn, Tần Thủy Hoàng, Adolf Hitler... đều thuộc về hạng người này. Đối với họ, sinh mạng của người khác, vật khác chỉ là như cỏ rác, không đáng cho họ phải bận tâm...

Ở mức độ khá hơn đôi chút là những người chỉ biết trân quý sự sống của bản thân và gia đình mình, những người thân của mình... Những người này tuy không tàn độc đến mức như hạng người trên, nhưng tâm địa họ vẫn thường hẹp hòi, ích kỷ. Họ không thể mở rộng lòng ra để tiếp xúc với thế giới quanh họ, bởi họ luôn có cảm giác thù nghịch với những ai không phải là người thân của họ. Chính sự trân quý sự sống của bản thân và người thân của mình đã tạo cho họ cảm giác thù nghịch đó. Họ luôn cho rằng mọi người, mọi loài khác đều có thể đe doạ sự sống của họ... Và họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì mà họ cho là cần thiết để “tự vệ”...

Nhìn lại trong lịch sử, bạn còn có thể kể ra nhiều phạm vi giới hạn khác, chẳng hạn như dựa vào dòng họ, chủng tộc, quốc gia, khu vực... Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những nhận thức hạn chế không phổ biến, và cũng không tồn tại lâu dài trong lịch sử loài người...

Nhưng chiếm tuyệt đại đa số sẽ là những người chỉ nhận thức giới hạn tính chất quý giá và mong manh của sự sống trong phạm vi loài người. Do sự giới hạn này, người ta cho rằng chỉ có sinh mạng con người là xứng đáng và cần thiết phải được bảo vệ, còn sinh mạng của loài vật thì không cần quan tâm đến, hay nói cách khác là chẳng có gì đáng quý!

Từ lâu, điều này đã mặc nhiên được xem như nhận thức chung của loài người. Luật pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chỉ xem việc giết người là phạm tội, mà không đề cập đến việc giết hại bất cứ loài vật nào...

Tuy nhiên, điều này cũng đang dần dần thay đổi. Gần đây, một số nước đã thông qua luật bảo vệ súc vật, luật bảo vệ các động vật hoang dã trong thiên nhiên... Thậm chí ở một số nước, việc đánh đập, hành hạ súc vật cũng đã bắt đầu bị xem là phạm pháp. Năm 1973, một tổ chức quốc tế có tên gọi tắt là CITES1 đã thông qua một văn kiện bảo vệ các loài động thực vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, với sự tham gia của 125 quốc gia. Văn kiện này đã bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ năm 1975. Năm 1989, tổ chức này tiếp tục đưa ra một lệnh cấm giết voi và buôn bán ngà voi. Có 120 quốc gia ủng hộ việc thực hiện lệnh cấm này.

Nhưng đó cũng chỉ mới là những dấu hiệu khả quan rất ít ỏi. Nói chung thì người ta vẫn chưa thừa nhận rằng sự sống của muôn loài đều quý giá như nhau. Và chính sự nhận thức giới hạn này đã đẩy con người ngày càng lún sâu trong ác nghiệp.

Muộn còn hơn không! Chỉ cần chúng ta chấp nhận thay đổi nhận thức sai lầm, hẹp hòi về sự sống, biết trân quý hết thảy sự sống của muôn loài, chúng ta sẽ có thể dễ dàng từ bỏ mọi ác nghiệp để có thể có được một đời sống tốt đẹp, an vui và hạnh phúc thực sự.

Tuy chưa thể xem là đầy đủ, nhưng điều cần nói cũng đã nói. Người viết không dám hy vọng là một tiếng gà khuya có thể đánh thức cả xóm làng, nhưng thật sự mong sao mỗi bạn đọc đều sẽ có một vài phút giây suy ngẫm sau khi đọc qua tập sách nhỏ này và có được một nhận thức đúng đắn, thiết thực hơn về việc thực hành phóng sinh. Nếu được vậy thì “chuyện nhỏ phóng sinh” của chúng ta không còn là một việc “khó làm” nữa, mà sẽ là một điều tốt đẹp ngay trong tầm tay, có thể được thực hiện vào bất cứ lúc nào, cũng như những lợi ích do nó mang lại là hoàn toàn không nhỏ!Cuối cùng, nếu như bạn cảm thấy được điều gì đó có thể giúp cho cuộc sống thêm phần thanh thản, an vui và hạnh phúc, thì đó sẽ là niềm vui lớn nhất dành cho người viết.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2015(Xem: 12748)
Quán Âm Tình Vô Lượng Mẹ về với những yêu thương Dịu dàng trên sóng trùng dương Mẹ về Mắt buồn xót cõi đời mê Dáng Từ phủ khắp sơn khê .. Mẹ ngồi Con tim Mẹ chứa cõi đời Lắng sâu như lượng trùng khơi dạt dào Tình Người vời vợi trăng sao Đường trần bóng Mẹ ngọt ngào chở che..
30/04/2015(Xem: 8294)
Hunzas – Bộ tộc 900 năm trở lại đây không có ai bị ung thư Trên thế giới có nhiều dân tộc kỳ lạ, mà những đặc điểm của họ khiến người ta phải kinh ngạc, bộ tộc mà chúng tôi muốn giới thiệu ở đây là bộ tộc Hunzas, họ là tộc người khỏe mạnh nhất trên toàn thế giới.
27/04/2015(Xem: 11931)
Thư Mời Tham Dự Khóa Tu Mùa Hè tại San Jose, California
27/04/2015(Xem: 7474)
Hai tiếng mẹ cha trở nên lớn lao, là do sinh thành dưỡng dục. Không có công sinh công dưỡng, đức Phật đã không ca ngợi hai tiếng mẹ cha như vậy.
26/04/2015(Xem: 12263)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm 20 tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm. Hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng trong đó có ngài Ajahn Mun, một vị thiền sư nổi tiếng và được kính trọng vào thời bấy giờ. Ajahn Chah đã chịu nhiều ảnh hưởng của ngài Ajahn Mun. Ajahn Chah là một thiền sư tuyệt diệu, Ngài đã dạy đạo một cách trực tiếp, rõ ràng, và tận tụy chia sẻ sự chứng nghiệm giáo pháp của mình cho những người đến sau. Lời dạy của Ngài thật đơn giản: "Hãy để sự vật tự nhiên, đừng dính mắc. Hãy xả bỏ tất cả. Sự vật thế nào, hãy để y như vậy". Ajahn Chah viên tịch vào ngày 16 tháng Giêng, 1992 ở Wat Pah Pong, tỉnh Ubon Ratchathani.
26/04/2015(Xem: 10103)
Nằm trên thung lũng xanh Larung cao 4.000m, cách thị trấn Sertar, Garze, Tây Tạng khoảng 15 km, nhìn từ xa Học viện Phật giáo Larung Gar như một ngôi làng nhỏ xinh chứa đựng vô vàn điều thiêng liêng và dung dị nhất của đạo Phật.
25/04/2015(Xem: 10382)
Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống.
25/04/2015(Xem: 8471)
Trong đời sống thường nhật, chúng ta gặp quá nhiều những tình huống, ảnh hưởng nhiều mặt, nào là sức khỏe, nhà cửa, con cái, vợ chồng, bạn bè, giao hảo v.v… khiến mình càng thêm âu lo, hoảng sợ. Điển hình là sức khỏe, khi mình còn khỏe thì ‘lo lắng’ tập ăn kiêng cữ, thể dục thể thao để giữ cho mình không bị tật bệnh.
24/04/2015(Xem: 12389)
Câu chuyện hai viên sỏi
24/04/2015(Xem: 8303)
Người có ý chí mạnh mẽ, luôn tìm được niềm hạnh phúc trong khó khăn. Đó chính là những người được gọi là “khốn nhi tri”, họ là những người luôn xem những khó khăn trở ngại trên đường đời, như những “món quà” quý giá của cuộc đời trao cho.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]