Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Những người quen cũ

21/02/201114:52(Xem: 5597)
9. Những người quen cũ

PHÓNG SINH - CHUYỆN NHỎ KHÓ LÀM
Nguyên Minh

Những người quen cũ

Những ác nghiệp của chúng ta luôn đồng hành với một khái niệm mà trong Phật giáo gọi là tập khí. Từ ngữ này, trong tiếng Phạn (Sanskrit) có nghĩa là “ấn tượng, sự thúc giục”. Một cách dễ hiểu hơn, tập khí được dùng để chỉ cho những thói quen, những tính khí được rèn tập từ lâu đời. Chúng tiềm tàng trong tâm thức của mỗi chúng ta, và đóng vai trò như một trong những động lực quan trọng quyết định việc ta sẽ hành động, suy nghĩ hoặc nói năng như thế nào.

Trong cuộc sống, ta rất dễ dàng nhận ra những thói quen khác nhau của mỗi người, nhất là những người mà ta thường xuyên tiếp xúc, gần gũi. Khi hiểu được thói quen của một người, đôi khi ta có thể dễ dàng đoán trước được những điều mà họ sẽ nói, sẽ làm... Bởi vì những điều họ sẽ nói, sẽ làm... đó là dựa theo thói quen. Thói quen chi phối hầu hết những hành vi thông thường hằng ngày của chúng ta, chẳng hạn như ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí...

Nhưng đó là những việc hằng ngày, nghĩa là những việc mà ta chấp nhận làm theo thói quen. Đối với những sự việc quan trọng hoặc ít khi xảy ra, vai trò của thói quen như trên sẽ trở nên mờ nhạt hơn, bởi vì chúng ta cần suy nghĩ, phân tích, suy luận... rồi mới đi đến quyết định việc làm của mình.

Tập khí cũng là một dạng thói quen, nhưng là những thói quen rất khó nhận biết. Vì sao vậy? Trong khi thói quen bình thường được hình thành trong đời sống này thì tập khí lại là những thói quen có nguồn gốc rất xa xôi, được huân tập trong nhiều kiếp đã qua. Vì thế, trí nhớ thông thường của chúng ta hoàn toàn không biết đến chúng. Mặc dù vậy, chúng vẫn âm thầm tác động trong tâm ý chúng ta, thúc giục, sai khiến những hành vi, tư tưởng, lời nói của chúng ta, theo cách tương tự như thói quen, nhưng mãnh liệt và khó nhận biết hơn.

Lấy ví dụ như ái dục là một dạng tập khí. Trong nhiều đời, nhiều kiếp đã qua, chúng ta đã liên tục trải qua những cảm xúc ái luyến mãnh liệt với người khác phái. Chúng ta sinh ra bởi ái dục, lớn lên trong ái dục, và mê đắm trong ái dục cho đến lúc lìa đời. Điều đó đã huân tập thành tập khí trong tâm thức ta. Vì thế, cho dù ta không hề nhận biết nhưng nó vẫn âm thầm tác động vào những suy nghĩ, hành vi của ta. Tất cả chúng ta khi lớn lên đều tự nhiên bị cuốn hút về phía người khác phái, bất kể người đó là ai. Sigmund Freud đã nhận biết điều này, cho dù lời giải thích của ông có phần giới hạn.

Tham lam, sân hận, ganh ghét, kiêu mạn... đều là những tập khí từ lâu đời. Thực ra chúng ta đều biết chúng không phải là những điều tốt đẹp, nhưng hầu hết chúng ta đều nhân nhượng, thối lui trước sự thúc giục, sai sử của chúng. Đó là bởi vì chúng ta không biết được chúng chỉ là những thói quen lâu đời. Ta thường gán cho chúng những tên gọi như bản chất, bẩm tính... Và sự nhận biết sai lầm đó làm cho chúng ta rơi vào tình trạng “chưa đánh đã thua” trước một kẻ thù giấu mặt.

Như đã nói, tập khí không chỉ mới hình thành trong đời sống này, mà có nguồn gốc xa xôi từ trước. Vì vậy, cho dù chúng ta có được nuôi dưỡng trong một môi trường như thế nào đi nữa thì tập khí vẫn có thể tác động đến hành vi của chúng ta, bởi vì nó thực sự không được tiếp nhận từ môi trường như những thói quen thông thường.

Nhưng vì tập khí cũng là một dạng thói quen, nên ta vẫn có thể chống lại nó, diệt trừ nó, cũng giống như ta có thể từ bỏ một thói quen. Tuy nhiên, như ta đã biết, thói quen có gốc rễ càng sâu thì việc từ bỏ càng khó khăn. Một thói quen hình thành chưa đến một năm sẽ dễ từ bỏ hơn những thói quen đã có từ lâu năm. Vì thế, tập khí có thể nói là những thói quen có gốc rễ rất sâu, và do đó rất khó từ bỏ.

Như trên có nói, ác nghiệp luôn song hành với tập khí. Bởi vì hành vi tạo ác không phải chỉ xảy ra trong một sớm một chiều, mà thường là sự tích tụ qua nhiều đời, nhiều kiếp. Vì thế, song song với việc tạo ra ác nghiệp, chúng ta cũng tạo thành những tập khí xấu trong tâm thức mình.

Lấy ví dụ như khi ta nói dối, đó là một điều bất thiện. Nhiều lần nói dối sẽ tích tụ ác nghiệp ngày càng nhiều, đồng thời cũng tạo ra thói quen nói dối. Thói quen này vẫn thường gặp ở không ít người. Đôi khi có những việc không cần thiết phải nói dối, họ vẫn cứ nói dối... theo thói quen. Nhưng nếu là nói dối triền miên đời này qua đời khác thì sẽ không còn là thói quen nữa, mà trở thành tập khí. Đã là tập khí thì chúng sẽ thôi thúc, điều khiển hành vi của chúng ta một cách mãnh liệt hơn, và cũng khó chống lại, khó từ bỏ hơn.

Trong tâm thức của chúng ta có rất nhiều tập khí. Có bao nhiêu ác nghiệp là có bấy nhiêu tập khí. Vì thế, có thể nói một cách chính xác rằng: khuynh hướng bất thiện của chúng ta luôn mạnh hơn khuynh hướng làm điều thiện. Đó là bởi vì, như đã nói, chúng ta đều là những người mang ác nghiệp mà đến cõi Ta-bà này.

Ta có thể hình dung việc làm điều thiện như đẩy một chiếc xe lên dốc, bao giờ cũng cần có những nỗ lực, gắng sức liên tục. Một khi mất đi lực đẩy, chiếc xe ấy sẽ lập tức lăn bánh theo chiều xuống dốc. Đó là vì những tập khí xấu ác luôn lôi kéo chúng ta đi theo con đường cũ, tiếp tục tạo ra những ác nghiệp như trước đây.

Nhận xét này là xuất phát từ thực tế mà không phải là một cách nhìn bi quan về hiện thực. Nếu chúng ta không nhận ra được khuynh hướng có thật này và nguyên nhân của nó, chúng ta sẽ rất dễ dàng rơi vào chỗ nản lòng thối chí khi việc “bỏ ác, làm lành” bộc lộ những khó khăn tưởng như không thể vượt qua. Hơn thế nữa, trong việc “đẩy xe lên dốc” như đã hình dung trên đây, ta chỉ có thể tiến lên hoặc lùi lại mà không khi nào có thể “đứng yên”. Những ai đánh mất sự tinh cần, nỗ lực, bao giờ cũng sẽ đứng trước nguy cơ sa đọa, thối lui, chứ không bao giờ có thể “ở yên” nơi vị trí hiện có.

Hiểu được sự hình thành của tập khí là một điều quan trọng. Bởi vì chỉ có như vậy chúng ta mới có khả năng chiến thắng, không tuân theo sự thúc giục của chúng, và cuối cùng từ bỏ chúng.

Trước hết, vì biết rằng tập khí hình thành cũng giống như một thói quen – cho dù là những thói quen có gốc rễ rất lâu đời – cho nên ta tin chắc rằng mình có thể chống lại sự sai khiến của chúng, từ bỏ chúng, tương tự như ta có thể làm đối với mọi thói quen.

Thứ hai, khi nhận biết rõ những tập khí nào đang thôi thúc, lôi cuốn ta rơi vào những hành vi, tư tưởng bất thiện, ta sẽ ngay lập tức có đủ sức mạnh để dừng lại những hành vi, tư tưởng bất thiện đó. Điều này cũng tương tự như khi ta thực hiện một hành vi theo thói quen, ngay khi ta tỉnh thức biết được rằng mình đang làm theo thói quen, thì thói quen ấy lập tức không còn chi phối ta nữa. Mọi thói quen đều chỉ có tác dụng khi ta buông thả không chú ý đến chúng, khi ta không dùng đến lý trí để kiểm soát hành vi của mình. Một khi có sự hiện diện của lý trí, thói quen sẽ lùi bước.

Thứ ba, vì hiểu rằng tập khí là những thói quen đã có từ rất lâu, nên ta có thể chuẩn bị sự kiên nhẫn và ý chí thích đáng để chống lại chúng. Chúng ta sẽ không hiểu sai về tập khí như là những “bản chất không thay đổi”, những “tính nết bẩm sinh”... Sự thật, không có cái gọi là “bản chất không thay đổi”, cũng không gì có thể gọi là “tính nết bẩm sinh”... Đây chỉ là những cách nhận biết sai lầm về tập khí. Ta có thể thừa nhận một điều là tập khí rất khó nhận biết, rất khó thay đổi, nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là chúng không thể thay đổi, không thể từ bỏ.

Với một sự nhận biết đúng đắn và một ý chí mạnh mẽ, một sự kiên nhẫn đủ để duy trì ý chí đó, mỗi chúng ta đều có thể chiến thắng tập khí, có thể kiểm soát được mọi hành vi, lời nói, tư tưởng của mình, mà không vô tình làm một tên nô lệ cho những tập khí từ muôn đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2017(Xem: 6871)
Phật giáo đã mọc rễ vững chắc ở Úc châu trong mấy thập niên vừa qua, nhờ vào di dân từ các xứ có văn hóa Phật giáo khác nhau và thế hệ thứ hai gồm những người di cư từ nhỏ và những người sanh ra tại đây. Cũng nhờ phần nào sự quan tâm của người Úc tới giáo pháp quí báu và nếp sống (cao đẹp) đã được chứng min
29/03/2017(Xem: 6511)
..."Hơn nữa, nghề nghiệp và công việc ở thế gian giống như cơn mộng, như ào ảnh, nhự bọt nổi, như tiếng vang - chỉ tồn tại trong phút chốc rồi trở về hư không. Những thứ nầy không có lợi chi cho người tu hành trên đường giải thoát. Dầu cho quí ngài có xây được chùa viện đồ sộ, trang nghiêm, có tạo được ảnh hưởng rộng lớn và địa vị cao tột, làm bạn với nhiều nhân vật sang trọng quyền quí - và với tâm tự mãn nghĩ rằng quí ngài đã thành công trên con đường tu hành, quí ngài không nhận ra mình đã vi
28/03/2017(Xem: 9626)
Gần đây có người hỏi tại sao tôi yêu thích Phật giáo. Sau đây là 7 lí do tại sao tôi yêu thích, hâm mộ, kính ngưỡng, học tập, thực hành và chia sẻ giáo pháp quí báu của đức Phật. Có vài câu trả lời ngắn nhưng ngọt ngào, những câu khác có nhiều chi tiết hơn. Dĩ nhiên tôi có thể đưa ra nhiều giải đáp và chi tiết khác, nhưng để dễ dàng cho bạn đọc, tôi chỉ đưa ra 7 giải đáp thôi.
27/03/2017(Xem: 6506)
Hôm nay là ngày 21/2/2017, tại Thiền đường Chùa Từ Ân, Phật Quang Sơn, Thành phố Cebu, Philippines. Phái đoàn Phật giáo Việt nam chúng tôi, lần đầu tiên đến đất nước này và đến Phật Quang Sơn tại Philippines. Nhân cơ hội gặp gỡ này, tôi xin cám ơn Phật giáo Phật Quang Sơn cũng như Ni Sư Hữu Lâm trú trì và các bạn trẻ ở đây.
27/03/2017(Xem: 7511)
Hôm nay là ngày 25/2/2017, tại Chùa Vạn Niên, Phật Quang Sơn, thủ đô Manila, Philippines. Chúng tôi xin chào quý Ni sư và các bạn trẻ. Tất cả quý vị quý mến, chúng tôi đã từng đến Phật Quang Sơn tại Đài Loan, Phật Quang Sơn tại Hoa Kỳ, Phật Quang Sơn tại Úc Châu, Phật Quang Sơn tại Cebu và nay lại đến Phật Quang Sơn tại Manila, Philippines. Chúng tôi đã được quý vị đón tiếp rất niềm nỡ với vũ khúc Welcome to Fo Guang Shan. Chúng tôi được biết, con đường hoằng pháp của Phật Quang Sơn tại Manila là giáo dục và nghệ thuật. Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ đến quý vị một vài điều về nghệ thuật như sau:
26/03/2017(Xem: 8660)
Hồ Sơ Mật 1963: Từ Các Nguồn Tài Liệu Của Chính Phủ Mỹ Notes to self: Những Hồ Sơ Cần/Nên Đọc. "Đọc để khơi nguồn yêu thương" Nguyên Túc.
26/03/2017(Xem: 7072)
Hôm nay chúng ta sẽ học về những tấm gương sáng đã đóng góp cho nhân loại của một thời đã qua. Đã làm người dù ít hay nhiều ai cũng đã từng có một quá khứ tốt và xấu.
26/03/2017(Xem: 8339)
Mỗi sáng Chủ Nhật , quý Sư ở tu viện Santi Forest Monastery thường chuẩn bị rời chùa, đi xuống phố hoặc vào làng khất thực. Gọi là “đi khất thực”, nhưng thực sự nên gọi là “đi gieo duyên” với quần chúng địa phương thì đúng hơn, cư dân nơi đây, họ là những người Úc thuần túy, Phật giáo đối với họ là một tôn giáo hoàn toàn xa lạ, có thể họ chỉ nghe qua cái tên “ Buddhism “ mà không hề biết đó là gì ?
25/03/2017(Xem: 10878)
Hôm nay là ngày 22/2/2017, chúng tôi, phái đoàn Phật giáo Việt Nam, đã được anh Norway mời đến văn phòng để cầu nguyện bình an cho công ty. Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ đến toàn thể quý vị những bước chân thiền hành đem đến sự an lạc cho quý vị ngay trong giây phút này.
25/03/2017(Xem: 8578)
Trước tiên, sứ mệnh và mục đích của giáo dục luôn thay đổi theo không gian, thời gian, quốc độ và niềm tin của mỗi người. Nhưng quan trọng hơn, “Học để làm gì?” Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - UNESCO), có Bốn trụ cột trong việc học (The Four Pillars of Learning)[1]. Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định chính mình/học để làm người; và Học để cùng chung sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]