Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Những vị khách không mời

21/02/201114:52(Xem: 6489)
5. Những vị khách không mời

PHÓNG SINH - CHUYỆN NHỎ KHÓ LÀM
Nguyên Minh

Những vị khách không mời

Những ai đã từng làm cha mẹ đều có thể dễ dàng nhớ lại cảm giác lạ lùng khi đứa con cất tiếng khóc chào đời. Thật kỳ diệu biết bao! Cái sinh vật bé tí ấy, với đầy đủ tất cả những điều kiện để lớn lên thành một con người, có thể nào lại do chính ta tạo thành? Không một ông cha, bà mẹ nào tin vào điều đó. Vâng, quả đúng là đứa bé ấy do người mẹ sinh ra, là kết quả của sự gắn bó thương yêu giữa cha và mẹ, nhưng điều đó lại hoàn toàn không có nghĩa là chúng ta có khả năng “tạo ra” nó. Sự hình thành của “con người nhỏ bé” ấy phức tạp hơn nhiều, và bằng trực giác ta hiểu được điều đó.

Mỗi chúng ta đều có cảm nhận về đứa con của mình khi ra đời như một món quà tặng thiêng liêng, một báu vật vô giá mà ta hoàn toàn không thể hiểu được do đâu mình lại may mắn có được. Ta trân trọng, yêu quý và bảo vệ, nuôi nấng nó, cho dù ta có rất nhiều điều không hiểu được về sự ra đời cũng như lớn lên của nó để hiện hữu thành một con người giữa cuộc đời này.

Khi chúng ta xây dựng một ngôi nhà, hoặc đóng một cái bàn hay cái ghế, những thứ ấy được hình thành và hiện hữu trước mắt ta với tất cả những tính chất mà ta có thể hiểu và mô tả được. Nhưng sự ra đời của một đứa bé lại hoàn toàn không giống như vậy. Bởi vì ngoài cái khối vật chất hiện ra trước mắt ta với những thịt, xương, da, tế bào... mà khoa học có thể phân tích và liệt kê được, còn có một phần vô hình mà chúng ta hoàn toàn không thể nhận hiểu và mô tả, đã thực sự ra đời và song song tồn tại với phần vật chất mà ta nhìn thấy. Nhưng chỉ cần nhìn vào đôi mắt bé là ta có thể cảm nhận ngay được sự hiện hữu của phần tinh thần vô hình kia, cho dù ta không thể lý giải được nó đã từ đâu đến và đến như thế nào!

Cái phần tinh thần vô hình ấy, ta đã cảm nhận được rằng nó tồn tại dựa vào thể xác bằng xương thịt này, nhưng nó lại không chịu sự quy định bởi những tính chất của thể xác. Thể xác này có thể là cao lênh khênh hoặc lùn tịt, có thể là gầy ốm hoặc béo phì, cũng có thể là da vàng hoặc da trắng, da đen... nhưng tất cả những khác biệt ấy không có quan hệ nhất định nào với phần tinh thần đi kèm theo nó. Bạn không thể dựa vào những quan sát vẻ ngoài của ai đó để kết luận rằng đó là người có tinh thần yếu đuối hay cứng rắn, đa cảm hay lạnh lùng, hiếu động hay trầm tĩnh...

Chính cái phần tinh thần vô hình này đã tạo cho ta cái cảm giác rằng “con người nhỏ bé” kia không phải hoàn toàn do ta “tạo ra”. Người xưa đã nói một cách nôm na để diễn đạt ý này là: “Sinh con há dễ sinh lòng.” Và quả đúng như vậy. Chỉ cần so sánh hai người con sinh ra trong cùng một gia đình, bạn sẽ dễ dàng thấy được là cha mẹ chúng thật ra đã không thể “sinh lòng”, bởi vì tâm tính của cả hai thường chẳng bao giờ có thể giống hệt nhau, chưa nói là trong rất nhiều trường hợp còn có thể hoàn toàn trái ngược nhau.

Và bởi vì ta đã không “tạo ra” cái phần tinh thần vô hình ấy, nên thực tế là ta không thể hiểu hết về nó. Từ thuở xa xưa, con người đã không ngừng nỗ lực để khám phá, tìm hiểu về phần tinh thần của chính mình, và đã có không ít những thành quả. Tuy nhiên, điều không may là chúng ta không thể trực tiếp truyền dạy cho nhau những hiểu biết thuộc loại này, bởi vì những hiểu biết ấy được mô tả như là nằm ngoài phạm vi diễn đạt của ngôn ngữ. Có thể bạn cho rằng những cách nói này có phần nào đó mơ hồ, khó hiểu, nhưng chúng ta sẽ có dịp trở lại bàn sâu hơn về vấn đề này. Thực tế là, trong phạm vi có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ thì những kết quả tìm hiểu lại dường như không đủ để thỏa mãn những gì chúng ta muốn biết.

Trong khi triết học và tôn giáo phương Đông chấp nhận những nhận biết về thế giới nội tâm qua trực giác, thì phương Tây luôn đòi hỏi những sự giải thích, mô tả cụ thể mà lý trí có thể tiếp nhận được. Vì thế, phải cho đến khi ngành phân tâm học (psychoanalysis) được Sigmund Freud (1856-1939) thành lập thì phương Đông và phương Tây mới bắt đầu có chiều hướng nhích lại gần nhau với những đồng cảm trong việc tìm hiểu về thế giới nội tâm.

Qua những khám phá của Freud, khái niệm vô thức (unconscious) được biết đến và gợi ra những chiều sâu không thể nhận biết bằng lý trí trong nội tâm con người, mở đường cho các nhà triết học phương Tây bắt đầu quay sang tìm hiểu những gì mà triết học và tôn giáo phương Đông đã đề cập đến từ thuở xa xưa.

Hơn một thế kỷ đã trôi qua, và đến nay thì những hiểu biết của phương Đông đã được hầu hết người phương Tây chấp nhận và học hỏi. Phật giáo phát triển mạnh ở phương Tây, và các trung tâm tu học, thực hành thiền định đã thu hút số người tham gia vô cùng đông đảo.

Nhưng thật oái ăm thay, càng hiểu biết nhiều hơn về thế giới nội tâm của con người, thì chúng ta lại càng thấy nó xa rời hơn với cái khởi nguyên vật chất mà chúng ta nhìn thấy được. Bởi vì chúng ta càng biết chắc là mình không hề và không có khả năng tạo ra cái phần tinh thần phức tạp, đầy bí ẩn của một con người, cho dù cái thể xác bé nhỏ vừa mới ra đời kia quả đúng là đã được hình thành từ một phần vật chất của chính ta. Hơn thế nữa, cái phần tinh thần ấy đã hiện hữu nơi đây không do ta mời gọi, và vì thế ta cũng không có khả năng kiểm soát hay hiểu được nhiều về nó. Khi nó dần lớn lên, ta chỉ làm được mỗi một việc là ngày càng nhận rõ hơn sự hiện hữu của nó trong cuộc đời này.

Trong cái thế giới nội tâm đầy bí ẩn của mỗi chúng ta, ta có thể tự cảm nhận được nhiều yếu tố có cội nguồn từ đâu đó rất xa xôi. Dù ta không thể biết được là từ lúc nào, nhưng có phần chắc chắn phải là từ trước khi ta bắt đầu hiện hữu trong cuộc đời này, với phần thể xác này. Có thể bạn cho rằng điều này hoàn toàn không thể chứng minh được. Nhưng hãy thử quan sát những con ong đang làm việc để xây một tổ ong. Chúng biết làm công việc phức tạp đó từ bao giờ? Bạn sẽ không nói rằng chúng đã được những con ong lớn dạy cho đấy chứ? Nghiên cứu khoa học có thể xác định là chúng “tự biết” làm điều đó mà không phải đã học được từ những con ong lớn. Và nếu bạn tự quan sát chính mình, bạn sẽ thấy là bản thân mình cũng có những điều “biết làm” mà trước đây chưa từng nhìn thấy hay học hỏi từ người khác.

Sigmund Freud đã nêu ra những thôi thúc bẩm sinh về tính dục (innate sexual drive) như một trong những điều có cội nguồn xa xôi không giải thích được. Nhưng không chỉ có tính dục, hầu hết các yếu tố nội tâm của chúng ta đều có những cội nguồn xa xôi tương tự. Mặc dù Freud cũng như nhiều người phương Tây khác không nghĩ như vậy. Ông đã cố gắng đưa ra những giải thích về một cội nguồn gần gũi hơn, chẳng hạn như vô thức (unconscious) mà ông cho là có cội nguồn từ thời thơ ấu. Nhưng cách giải thích này chạm phải nhiều giới hạn cũng như không hoàn toàn thỏa đáng với mọi trường hợp.

Một trong những học trò của Sigmund Freud là Carl Gustav Jung (1875 – 1961) đã đi xa hơn thầy khi đưa ra khái niệm về những hình ảnh đặc trưng có sẵn trong tâm lý tập thể của cả loài người (ông gọi là archetype) mà ông cho là đã xuất phát từ những thời đại xa xưa và thỉnh thoảng hiện về trong giấc mơ của chúng ta, hoặc được tìm thấy trong các huyền thoại cổ đại. Tuy nhiên, có lẽ bạn cũng thấy rằng những giải thích này chỉ là một trong những cố gắng để giải thích “những điều không thể giải thích” mà bản thân ông ta có lẽ cũng đã cảm nhận được. Bởi vì cách giải thích này không thỏa đáng với tất cả những bản năng sẵn có của mỗi chúng ta khi sinh ra.

Ngoài bản năng tính dục, chúng ta còn có nhiều bản năng khác nữa trong nội tâm. Điều chắc chắn chúng ta có thể làm được là nhận biết chúng chứ không phải là giải thích cội nguồn của chúng. Trong rất nhiều trường hợp, một người có bản chất trầm lặng hay hiếu động, đa cảm hay lạnh lùng... không phải bao giờ cũng có thể giải thích được bằng những nguyên nhân như môi trường giáo dục, gia đình hay kinh nghiệm bản thân. Tất cả những điều ấy chỉ đúng một phần nào và trong một giới hạn nào đó thôi, bởi vì còn có không ít những trường hợp hoàn toàn không liên quan gì đến những lời giải thích như thế.

Khi trên đường phố xảy ra một đám đánh nhau, hầu hết những người nhìn thấy đều muốn chạy đến xem. Trong số đó, không mấy người nghĩ đến những việc tốt đẹp phải làm như ngăn cản đôi bên hoặc bảo vệ kẻ yếu... Những người đến xem thường chỉ có một động cơ chung mà đa số vẫn gọi là sự hiếu kỳ, nhưng thực ra điều đó lại còn xuất phát từ một bản năng khác mà hầu hết chúng ta đều có.

Những trò chơi như đá dế, đá gà, chọi trâu... sở dĩ lôi cuốn rất nhiều người là bởi vì ai cũng muốn được nhìn xem những cảnh đấu đá, tranh chấp nhau. Điều đó kích thích trong mỗi chúng ta một niềm hứng khởi, một sự thích thú mà đôi khi chính ta cũng không rõ biết.

Hầu hết những bộ phim ăn khách ngày nay đều không thể thiếu những pha đấm đá, bắn giết hoặc chí ít cũng là tranh chấp thật gay cấn. Đôi khi các nhà làm phim lạm dụng quá nhiều “vị thuốc kích thích” này và điều đó vượt quá những giới hạn mà đạo đức truyền thống cho phép. Thế là sẽ có những người lên án, gọi đó là “phim bạo hành, kích thích bạo lực...” Tuy nhiên, phê phán thì cứ phê phán, mà số người xem phim lại vẫn cứ rất đông hơn so với những phim tài liệu khoa học hay tình cảm xã hội mà người ta cho là “tẻ nhạt”...

Phần lớn chúng ta đều tự nhận là yêu thích cuộc sống yên bình, thanh thản, nhưng đa số lại thích xem những cảnh đấm đá, bắn giết, xung đột, mâu thuẫn... mà ít thấy hứng thú với những cảnh phẳng lặng, thanh bình. Điều đó nói lên những gì? Phải chăng nếu không có những rào cản được dựng lên bởi luân lý, đạo đức, giáo dục, tín ngưỡng... thì đa số chúng ta luôn có khuynh hướng chạy theo sự sôi động, bạo hành, sát phạt? Câu trả lời có lẽ nên dành lại cho mỗi người tự đưa ra. Tuy nhiên, bản thân tôi cho rằng nếu như thừa nhận điều này cũng không có gì là lạ. Khi đã cảm nhận được một nguồn gốc rất xa xôi của những yếu tố trong nội tâm chúng ta, thì với thành tích giết hại loài vật trong hàng nghìn năm qua của nhân loại, nếu chúng ta không có một khuynh hướng hiếu sát, điều đó mới là rất lạ!

Đạo Phật gọi thế giới mà chúng ta đang sống là cõi Dục giới, và cho rằng tất cả chúng sinh trong cõi này đều có cùng một điểm chung là nhiều tham dục. Về điểm này, có lẽ hầu hết chúng ta đều dễ dàng chấp nhận, vì quả thật không khó nhận ra. Không có dục tính, có lẽ chỉ có thể là những người mắc bệnh. Người bình thường không ai không có dục tính. Bạn có thể nghĩ đến các vị tu sĩ? Nhưng không đúng, vì thực ra các vị vẫn là những người có dục tính như chúng ta, chỉ có điều khác biệt là các vị nhận ra điều đó và chọn cho mình một hướng đi thăng hoa, không chấp nhận để cho dục tính lôi cuốn hay điều khiển cuộc sống của họ.

Nhưng đạo Phật còn đi xa hơn nữa khi chỉ ra rằng trong mỗi con người đều tồn tại những nghiệp báo mà chúng ta đã tạo ra trong quá khứ – một quá khứ không chỉ giới hạn ở thời điểm chúng ta sinh ra với thân xác này, mà là xa xôi hơn nữa. Những nghiệp báo ấy bao gồm thiện nghiệp và ác nghiệp, nói nôm na là kết quả của những việc tốt và việc xấu mà ta đã làm.

Theo luật nhân quả do đức Phật thuyết dạy, tất cả mọi hành động của chúng ta đều tạo ra những kết quả nhất định. Việc tốt lành sẽ tạo ra thiện nghiệp, còn việc xấu ác sẽ tạo ra ác nghiệp. Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy rằng: “Nếu như ác nghiệp ấy mà có hình thể, thì khắp cõi hư không cũng chẳng thể dung chứa hết.” (Nhược thử ác nghiệp hữu thể tướng giả, tận hư không giới bất năng dung thọ.)

Nhưng chúng ta cũng có thể tự mình hình dung được những ác nghiệp mà con người đã tạo ra là nhiều đến mức nào. Chỉ riêng những gì mà mỗi chúng ta đã làm từ lúc sinh ra đến nay, nếu xét theo các điều ác mà đạo Phật chỉ ra như giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, thì có thể cũng đã quá nhiều đến mức không sao tính đếm được. Có người nói rằng, dạ dày của chúng ta là một cái nghĩa trang rất lớn, vì nó đã “an táng” không biết bao nhiêu con vật trong đó. Quả thật, nếu bạn không phải là một người ăn chay từ nhỏ, liệu bạn có nhớ nổi là mình đã từng giết hại – trực tiếp hoặc gián tiếp – bao nhiêu con vật rồi chăng?


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2021(Xem: 4415)
Kính dâng lòng thành kính tri ân đến những vị Giảng Sư đã từng biên chép, phiên dịch, thuyết giảng về bài Kinh Niêm Xứ (bài thứ 10 trong Trung Bộ Kinh) đã được Đức Thế Tôn một lần duy nhất thuyết giảng tại đô thị Kamassadhamma của xứ Kuru (1) và sau đó một nửa người dân xứ này đã đạt quả Bất Lai và một nửa còn lại khi vãng sanh đều được về Bắc Câu Lô Châu để thọ hưởng sự an vui tịnh lạc với tuổi tho 1000. Đặc biệt kính đảnh lễ Giảng Sư Pasado Sán Nhiên với kinh nghiệm từ bộ thứ bảy về Phát Thú trong Kinh Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma) đã truyền trao tất cả tâm huyết khi thuyết giảng Kinh Niệm Xứ thật thâm diệu trong 7 video dài 18 giờ đồng hồ....Và TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng đã trao chìa khóa vàng “Trong cái thấy nghe chỉ là cái thấy nghe với sát na đầu tiên “ làm duyên giúp con tìm lại những đam mê và hứng thú khi nghiên cứu lại những bài kinh nguyên thủy căn bản mà nhiều năm qua con cho là khó quá và đầu hàng
28/12/2021(Xem: 6149)
Kể từ khi nhập học trường mầm non mẫu giáo Phật Quang Sơn Tuệ Từ vào ngày 4 tháng 11 vừa qua, vườn rau công nghệ khoa học Thái Viên do Tổng hội Hoa kiều Quốc tế Phật Quang sơn cung cấp, đây là tạo ra một thử thách bởi cơn sóng gió nhỏ trong cuộc đời những đứa trẻ, các nhi đồng hồn nhiên vui tươi và cẩn thận khi gieo những hạt mầm non, hãy mong cho những hạt mầm non chóng lớn và liên tục quan sát chúng từng ngày, cho đến ngày 7 tháng 12, kết quả được chia sẻ, để việc học của các nhi đồng thêm những yếu tố và sức sống mới trong học tập.
22/12/2021(Xem: 7243)
Phật khi còn tại thế gian Thường ngày đi khắp xóm làng nơi nơi Với hàng đệ tử của ngài Để cùng khất thực với người thiện tâm Giúp cho người gieo hạt mầm Vào trong ruộng phước vô ngần tốt tươi.
22/12/2021(Xem: 7163)
Kinh thành Xá Vệ sáng nay Phố phường nhộn nhịp đông đầy người đi Ngược xuôi tấp nập ngựa xe Toàn người quý phái muốn khoe sang giàu, Áo quần sặc sỡ đủ màu Cửa hàng khách khứa đua nhau ra vào
16/12/2021(Xem: 6503)
Nhận được sự quan tâm giúp đỡ đồng bào Phú Yên của chư Tôn Đức & Phật tử hải ngoại, tuần lễ vừa qua Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã thực hiện một đợt phát quà cho 120 hộ bà con lao động nghèo trong hoàn cảnh khó khăn do bão lụ gây ra. Buổi phát quà đã được Ni Sư Thích nữ Bổn Tánh tại Phú Yên phụ trách. Mỗi phần qua trị giá 300 ngàn + phong bì 200 ngàn VND. Kính mời quí vị hảo tâm xem qua vài hình ảnh phát quà do Ni Sư Bổn Tánh cung cấp :
15/12/2021(Xem: 5871)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Sẻ chia trong lúc hoạn nạn, khó khăn, mãi là điều quý giá nhất trên đời, vào đầu tuần này, Monday (13 Dec 2021) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục lên đường cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo xứ Phật trong hoàn cảnh thiếu thốn triền miên bởi ảnh hưởng nền kinh tế suy thoái do Đại dịch gây nên .. Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 346 hộ tại 2 ngôi làng Chandigard Village and Sumant Raj Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 23 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, muối, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiền mặt (Mỗi phần quà trị giá: 14usd.45cents x 346 hộ = ... (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn). Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
14/12/2021(Xem: 6087)
Tiến sĩ Sneha Rooh, một nhà nghiên cứu y khoa, bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân đến từ Hyderabad, một thành phố ở phía nam Ấn Độ. Cô đã và đang phát triển một chương trình chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân, hướng dẫn các vị tu sĩ Phật giáo cách chăm sóc người bệnh nhân đang hấp hối, cận tử nghiệp và bệnh nan y.
14/12/2021(Xem: 4741)
Chúng ta đang sống trong một thế giới giảm dần. Chúng ta đang sống trên một tấm lụa, một màn hình máy chiếu. Vấn đề tâm linh duy nhất, hành trình tâm linh của chúng ta là trải nghiệm, và xác định những bức tranh sơn dầu thời xưa đều sử dụng vải canvas căng trên khung gỗ rồi sáng tạo hình vẽ, cho dù đó là hình ảnh địa ngục khổ đau hay thiên đường tươi đẹp an lạc hạnh phúc.
11/12/2021(Xem: 4979)
Mae Chee Sansanee Sthirasuta là một nữ tu sĩ nổi tiếng ở Thái Lan, người đã sáng lập Trung tâm thiền Phật giáo Phật Sathira Dammasathan tọa lạc ở ngoại ô Bangkok vừa viên tịch vào lúc 8 giờ hôm thứ Ba, ngày 7 tháng 12 năm 2021 (4/11/Tân Sửu). Sư nữ Mae Chee Sansanee Sthirasuta, người nổi tiếng ở Vương quốc Phật giáo Thái Lan, người sáng lập Trung tâm thiền Phật giáo Sathira Dammasathan tọa lạc ngoại ô thủ đô Bangkok. Nơi đây thường xuyên tổ chức các chương trình tu học dành cho mọi đối tượng, lứa tuổi, v.v nhằm nỗ lực vì hòa bình, phá vỡ chu kỳ bạo lực và phân biệt đối xử trong cộng đồng.
11/12/2021(Xem: 18388)
Hương trầm thơm ngát cả rừng thiền, Vườn tuệ chiên đàn nguyện kết nên. Đao Giới vót thành hình núi thẳm, Lư lòng thắp sáng nguyện dâng lên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]