Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Đối diện nỗi khổ niềm đau

21/02/201107:42(Xem: 6677)
3. Đối diện nỗi khổ niềm đau

HOA NHẪN NHỤC
Nguyên Minh

Đối diện nỗi khổ niềm đau

Chúng ta không chỉ bực tức, khó chịu vì những gì người khác gây ra cho ta. Còn có vô số những sự việc bất như ý ta phải chịu đựng trong đời sống mà hầu như chẳng do ai gây ra cả! Bệnh tật hành hạ, thời tiết khắc nghiệt, vĩnh viễn xa lìa người thân yêu khi người ấy chết đi... Đó là những việc có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong đời sống, và ta chỉ có thể chấp nhận mà không thể đổ lỗi cho bất cứ ai. Ai gây ra bệnh tật? Ai làm cho thời tiết nóng bức hay rét buốt? Ai làm cho ta người thân ta phải chết?... Tất cả đều không có câu trả lời, và vì thế ta cũng không có ai để quy trách, giận dữ. Nhưng không phải vì thế mà ta có thể tránh né được những nỗi khổ đau này.

Những khổ đau như vậy là rất nhiều trong cuộc sống. Nếu chúng ta không có một phương cách gì để đối trị với chúng thì cuộc sống của ta sẽ chỉ là một chuỗi nối tiếp những khổ đau mà không còn có chút ý nghĩa gì. May thay, sự thật không phải là như thế. Bởi vì sự hiện hữu của khổ đau là không thể phủ nhận, nhưng sự tiếp nhận những khổ đau ấy như thế nào lại hoàn toàn tùy thuộc vào sự nhận thức và tu dưỡng của mỗi chúng ta.

Trong thực tế, hầu hết những trạng thái tinh thần của chúng ta được tạo ra bởi thói quen hay sự huân tập lâu đời. Chẳng hạn, có những người từ nhỏ không thích chuột vì lý do nào đó, và rồi họ ghét chuột cho đến suốt đời. Cứ mỗi lần nhìn thấy chuột là họ kinh tởm, giận dữ hoặc khiếp sợ. Sự giận dữ hay khiếp sợ đó không đến từ những con chuột – bằng chứng là có những người khác không ghét chuột – mà xuất hiện từ chính thói quen lâu ngày của người ấy.

Cũng vậy, chúng ta từ lâu đã quen tránh né, trốn chạy những cảm giác khó chịu hay đau đớn. Chúng ta không ưa thích những cảm giác ấy, và mỗi khi chúng xuất hiện thì trong lòng ta khó chịu, bực tức, chỉ mong sao cho chúng chấm dứt càng sớm càng tốt. Nếu phân tích kỹ, chúng ta sẽ thấy rằng chính tâm trạng không ưa thích, bực tức và mong muốn sự chấm dứt mới là vấn đề, còn bản thân những cảm giác khó chịu hoặc đau đớn tự nó không phải là điều gây khó chịu quá nhiều cho ta. Nhưng từ lâu ta vẫn quen xem cả hai yếu tố này là một nên không thể nhận ra được nguyên nhân thực sự của vấn đề.

Tôi còn nhớ vào những năm cuối thập niên 1970, khi sống trong căn nhà tranh đơn sơ dựng lên giữa khu đất rừng mới khai hoang, tôi thường xuyên phải “gặp gỡ” những con vật không lấy gì làm thân thiện như rắn, rết, bò cạp... Sau mỗi cơn mưa, chúng thường tìm vào “ẩn náu” trong nhà vì có nhiều chỗ khô ráo. Mỗi khi lấy quần áo để thay hoặc đưa tay mở cánh cửa liếp, bạn đều có thể nhìn thấy chúng ẩn nấp ở đâu đó...

Lần đầu tiên tôi bị bò cạp chích là một kinh nghiệm không lấy gì làm tốt đẹp. Khi vừa đưa tay chạm đến chiếc áo mắc trên vách tre, tôi có cảm giác một mũi kim sắc nhọn nhỏ xíu vừa đâm vào tay mình, và ngay sau đó là một cảm giác nhức nhối cực kỳ khó tả. Cơn đau lan nhanh như một dòng điện chạy rần rần trong cánh tay, và tôi nghe dưới nách nổi lên ngay một hạch lớn. Rồi cả cánh tay tôi sưng nhức, một lúc sau lại chuyển sang tê rần, rồi lại nhức nhối... Những cảm giác hết sức khó chịu ấy liên tiếp thay nhau với cường độ càng lúc càng dữ dội hơn. Tôi nhắm nghiền mắt lại, cắn răng chịu đựng và có cảm giác vết chích nơi bàn tay tôi đang ngày càng sưng to, căng phồng đến mức như sắp vỡ tung...

Thật ra thì nơi vết chích chỉ hơi sưng đỏ lên đôi chút thôi. Nhưng nọc độc của con vật tạo cảm giác đau nhức làm cho tôi khó chịu cực kỳ. Suốt đêm hôm đó, tôi nằm trăn trở, rên rỉ, không chợp mắt được chút nào. Đầu óc tôi không còn một ý nghĩ nào khác hơn là cảm giác về cơn đau nhức đang hoành hành. Tôi giận dữ, bực tức, đau đớn, khó chịu... đầu óc chỉ tràn ngập những cảm giác khó chịu về cơn đau mà không còn nghĩ đến gì khác, tưởng như ngay trong ngày mai tôi sẽ cuốn gói rời khỏi vùng đất khốn nạn này!

Nhưng rồi cho đến khi gần sáng thì cơn đau nhức dịu đi và tôi thiếp ngủ được đôi chút. Thức dậy, tôi có cảm giác cơn đau nhức vẫn còn đó nhưng không dữ dội như hôm trước. Tôi quan sát vết chích trên tay và thấy đã hơi bớt sưng, để lại một quầng thâm bao quanh một chấm đen nhỏ. Rồi đến chiều thì cơn đau nhức dường như mất hẳn. Tôi tự nhủ: “Ừ, thế thì cũng chẳng có gì ghê gớm lắm.”

Khỏi nói chắc bạn đọc cũng biết là về sau tôi vẫn thường xuyên bị bò cạp chích, vì biết làm sao tránh được những con vật bé nhỏ này khi thói quen kỳ lạ của chúng là rất hay chui vào quần áo mắc trên vách tre hay vất trên giường nằm. Có lẽ chúng thích hơi người, tôi nghĩ vậy. Nhưng những cơn đau nhức về sau được tôi chấp nhận với một ý thức tỉnh táo hơn. Tôi quan sát chúng, cảm nhận chúng và làm quen với chúng. Sự thật là chúng đã dần dần trở nên “dễ chịu” hơn, và tôi không thấy “ngán sợ” chúng như ban đầu nữa.

Mọi trạng thái tinh thần của chúng ta đều là do thói quen, cũng tương tự như thế. Khi bạn chấp nhận đối diện với một cảm giác đau đớn nào đó, rồi bạn sẽ thấy nó thật ra cũng chẳng có gì ghê gớm lắm. Và nếu có những lần thứ hai, thứ ba... bạn sẽ thấy rõ là trạng thái tinh thần của bạn bao giờ cũng thay đổi theo cách ngày càng dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn e sợ hoặc chán ghét một cảm giác nào đó và cố tìm cách tránh né để không phải chịu đựng nó, sự chán ghét của bạn sẽ làm cho trạng thái tinh thần khi chịu đựng cảm giác ấy mãi mãi khó chịu. Tiến trình quen dần đi với cảm giác khó chịu đó xem như bị ngăn chặn bởi ý thức tránh né của bạn.

Lần sắp tới đây, khi bạn có một cảm giác đau đớn nào đó, do thương tích, hoặc do côn trùng cắn chích, hoặc đơn giản hơn nữa là mỏi mệt rã rời sau một ngày làm việc quá sức chẳng hạn... bạn hãy thử qua kinh nghiệm mà tôi trình bày ở đây.

Khi nhận biết cảm giác đau nhức hoặc mỏi mệt đang hiện hữu trong cơ thể mình, bạn hãy thở vào một hơi thật sâu, dừng lại một chút để tâm ý được tĩnh lặng phần nào, và sau đó hãy nhủ thầm với chính mình: “Có một cảm giác đau nhức, khó chịu trong thân thể tôi. Tôi không thể và cũng không cần thiết phải tránh né nó. Tôi sẽ chấp nhận nó, bởi vì rồi nó sẽ qua đi, không thể tồn tại mãi mãi. Tôi không có gì phải e sợ nó cả. Mặc dù tôi không mong muốn nó, nhưng sự có mặt của nó là một sự thật và tôi sẵn sàng chấp nhận sự thật đó.”

Khi bạn tự nhủ, hoặc chỉ cần nghĩ thầm trong đầu những ý tưởng như thế, mọi sự bực dọc, khó chịu sẽ tan biến dần đi. Bạn sẽ cảm nhận cơn đau một cách bình thản hơn, và chắc chắn bạn sẽ thấy rằng nó thật ra cũng không quá khó chịu như bạn tưởng.

Khi còn nhỏ tôi đã từng nhìn thấy những đứa trẻ ở quê tôi chạy chơi ngoài đồng trống. Chúng vấp ngã rồi đứng dậy, chạy chơi tiếp với bạn bè, ngay cả khi chân tay chúng trầy trụa, rướm máu. Những đứa trẻ ấy đã quen với cảm giác đau khi té ngã, trầy xước, vì điều đó xảy ra mỗi ngày với chúng. Vì thế, chúng không hề khóc lóc, rên la hay khó chịu. Không có ai chăm sóc cho chúng sau mỗi lần vấp ngã. Cha mẹ chúng bận công việc đồng áng và chỉ trở về nhà khi mặt trời đã đứng bóng hoặc lúc nhá nhem tối. Chúng phải tự chăm sóc bản thân mình, và vì thế chúng phải làm quen với những tổn thương nho nhỏ mỗi ngày như thế.

Điều đó thật hoàn toàn khác biệt với những đứa trẻ con thành thị ngày nay được chăm sóc và bảo vệ trong môi trường tốt hơn. Khi tay chân trầy xước, chảy máu, chúng luôn được rửa sạch, bôi thuốc sát trùng và băng lại. Tôi không có ý nói rằng sự chăm sóc kỹ lưỡng như thế là có gì không tốt, nhưng chỉ muốn nói đến sự khác biệt giữa hai đứa trẻ trong hai môi trường chăm sóc khác nhau này là chúng thường chịu đựng cảm giác đau đớn với hai tâm trạng hoàn toàn khác nhau.

Chúng ta cũng không khác gì những đứa trẻ ấy. Khi lần đầu tiên trải qua một cảm giác đau đớn nào đó, nếu bạn chịu đối diện và chấp nhận cảm giác đau đớn ấy với một tâm trạng thản nhiên và dẹp bỏ mọi sự bực tức, giận dữ theo khuynh hướng thông thường, bạn sẽ thấy là khi cơn đau trôi qua bạn đã tăng thêm sức chịu đựng rất nhiều đối với nó. Lần thứ hai hoặc thứ ba, khi bạn phải chịu đựng một cơn đau tương tự thì bạn sẽ thực sự “quen biết” nó nhiều hơn, và vì thế bạn luôn cảm thấy dễ chịu hơn.

Khi bạn nhẫn chịu được những nỗi đau nho nhỏ như vừa nói, rồi bạn sẽ nhận ra một điều là ngay cả sự chịu đựng những nỗi đau to lớn hơn, với cường độ dữ dội hơn và kéo dài trong thời gian lâu hơn, thật ra cũng không đi ngoài quy luật này. Chúng ta có thể làm quen và chấp nhận mọi nỗi đau, miễn là ta chịu đối diện và trải qua những nỗi đau ấy một cách thản nhiên, không bực tức.

Bạn đọc có thể sẽ đặt câu hỏi: “Vì sao tôi lại phải chấp nhận những nỗi đau kia chứ?” Xin thưa, bởi vì đó là giải pháp khôn ngoan duy nhất mà bạn có thể chọn. Nếu bạn không sẵn sàng chấp nhận những nỗi đau, bạn vẫn phải trải qua, vẫn phải chịu đựng mà không thể nào tránh né, trừ khi bạn không còn sống nữa trên cuộc đời này. Vì những nỗi đau luôn hiện hữu khắp mọi nơi, mọi lúc. Chúng là những yếu tố tất nhiên cấu thành cuộc sống này. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không sẵn sàng chấp nhận, bạn sẽ phải đồng thời trải qua một tâm trạng bực dọc, tức tối, và chính điều đó mới làm cho nỗi đau của bạn càng trở nên khó chịu hơn.

Không chỉ là những nỗi đau về thể xác, mà cả đến những nỗi đau về tinh thần, những tổn thương tình cảm, cũng đều sẽ trở nên dễ chịu hơn khi bạn thực hành theo phương pháp này. Nói chung, khi một sự việc không hay đã xảy ra và gây tổn thương cho bạn, thì việc bực tức hoặc mong muốn cho sự việc thay đổi đều chỉ là vô ích. Điều duy nhất mà bạn có thể làm được trong trường hợp này chỉ là sự thích nghi và chấp nhận sự thật theo cách tốt nhất mà thôi.

Thực tế của đời sống này là mỗi ngày chúng ta đều phải trải qua những nỗi khổ niềm đau khác nhau. Có những nỗi đau nhỏ nhặt chỉ kéo dài trong năm mười phút, cũng có những nỗi đau dữ dội mà ta phải chịu đựng trong vài ba ngày, và còn có những nỗi đau ngấm ngầm, âm ỉ nhưng đeo bám chúng ta trong suốt nhiều năm tháng... Trong tất cả những trường hợp đó, chúng ta không thể làm được gì khác hơn ngoài việc chọn lựa giữa hai thái độ là thản nhiên chấp nhận hay bực tức, hằn học. Dù chọn cách nào thì ta cũng không thể tránh né được việc trải qua những nỗi khổ niềm đau đó, nhưng sự khác biệt lớn lao ở đây chính là một trạng thái tinh thần tích cực và thanh thản hay nặng nề và u ám.

Nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa là chúng ta có thái độ tiêu cực, mặc nhiên chấp nhận mọi sự đau khổ đến với mình. Vấn đề chúng ta đang bàn đến chỉ là những nỗi đau đã thực sự xảy ra và không còn biện pháp nào để ta tránh né, ngăn chặn. Đó là một thực tế, và vì thế ta chỉ có thể chọn cách tốt nhất để tiếp nhận thực tế ấy. Còn trước khi sự việc xảy ra, dĩ nhiên là ta cần phải có mọi cố gắng tích cực để ngăn ngừa, hóa giải chúng, thay vì là ngồi yên chờ đợi chúng xảy đến cho mình.

Một cách cụ thể, như trong trường hợp vừa kể trên, tôi đã học được những cách ngăn ngừa hữu hiệu để giảm bớt số lần bị bò cạp chích. Trước khi lấy quần áo, tôi phải quan sát cẩn thận trước khi sờ tay vào, và trước khi mặc quần áo vào cần phải giũ thật mạnh mấy cái để những con vật nhỏ bé này nếu đang ẩn núp trong đó sẽ bị văng ra. Nhờ những biện pháp tích cực này, tôi tránh được một số lần bị bò cạp chích, nhưng tất nhiên là thỉnh thoảng cũng vẫn bị như thường.

Tương tự như thế, để ngăn ngừa bệnh tật bạn cần phải tuân thủ một nếp sống lành mạnh, giữ vệ sinh và ăn uống đúng cách, thường xuyên rèn luyện thân thể... Những biện pháp tích cực này chắc chắn sẽ giúp bạn hạn chế được rất nhiều lần mắc bệnh, nhưng cũng không thể ngăn ngừa được một cách tuyệt đối. Vì thế, mỗi khi cơn bệnh đã thực sự xảy đến cho bạn thì bạn cần phải biết nhẫn chịu nó.

Với những nỗi đau tinh thần, những tổn thương tình cảm cũng vậy. Một nếp sống hòa hợp và chân thật, cởi mở có thể giúp bạn tạo ra nhiều tình cảm gắn bó với mọi người chung quanh, nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ gặp rắc rối về tình cảm. Vì thế, hãy tích cực trong việc nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, nhưng cũng sẵn sàng trong việc chấp nhận những tổn thương tình cảm một khi có ai đó gây ra cho bạn.

Khi bạn biết nhẫn chịu mọi nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống với một tinh thần thanh thản, không bực tức, không oán hận, đó chính là bạn đang thực hành hạnh nhẫn nhục ở mức độ gọi là “an thọ khổ nhẫn”. Sự biểu hiện của tinh thần nhẫn nhục này thoạt nhìn qua thì có vẻ như rất gần với sự cam chịu, buông xuôi, nhưng khác biệt lớn lao nhất ở đây chính là trạng thái tinh thần của bạn: một tinh thần an nhiên chấp nhận và không hề có sự oán hận, bực tức.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/07/2014(Xem: 13192)
Ba nạn nhân vụ máy bay MH17 bị bắn gồm chị Nguyễn Ngọc Minh, 37 tuổi; con gái Đặng Minh Châu, 17 tuổi; và con trai Đặng Quốc Duy, 13 tuổi. Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận có ba công dân Việt Nam mang quốc tịch Hà Lan trên máy bay thiệt mạng. Sáng nay cán bộ Cục Lãnh sự đến thăm và chia buồn cùng gia đình chị Minh. Nguyện vọng của bố mẹ chị Minh là đưa thi thể ba mẹ con về Việt Nam vì chị Minh và hai cháu sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Gia đình cũng cung cấp mẫu ADN để gửi sang Ukraine giúp hỗ trợ công tác nhận dạng các nạn nhân. Người bạn thân của chị Ngọc Minh kể với VnExpress, rằng gia đình chị Minh vừa đến dự đám cưới bạn ở Anh hôm 13/7. Theo kế hoạch, ba mẹ con sẽ quá cảnh tại Kuala Lumpur, Malaysia, trước khi về Hà Nội. Chị Nguyễn Ngọc Minh và hai con sống ở Delft, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Amsterdam (Hà Lan) 60 km. Tháng 8/2013, chồng chị là Đặng Quốc Thắng qua đời trong một tai nạn tàu.
19/07/2014(Xem: 9649)
Niềm an lạc của mùa An cư tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, vẫn theo mãi mỗi hành giả sau khi mãn hạ, trên đường đi về, ngay cả hôm nay tại từng trú xứ và đã lan tỏa về đến Việt Nam, qua 5 Trường Hạ ( gần 500 vị) đang còn cấm túc, mà người viết đã chia sẻ cúng dường với số tiền nhận được tại Trường Hạ Quảng Đức. Người viết, đoan chắc niềm an lạc ấy sẽ còn lan tỏa và lợi ích nhiều hơn như vậy. Vì nếu là người con Phật chân chính sẽ TÙY HỶ trước tấm lòng rộng mở, với sự thỉnh mời thân thiết. Khi đến đạo tràng Quảng Đức, nhận được sự niềm nở, hân hoan với tình pháp lữ mặn nồng của nhị vị Thượng Tọa Viện Chủ và Trụ Trì Tu Viện.
18/07/2014(Xem: 15180)
Có một Phật tử gửi thư cho tôi và đặt câu hỏi về vấn đề quy y. Tôi xin ghi lại và trả lời, mong rằng có thể giải tỏa khúc mắc cho những người cùng cảnh ngộ. Nguyên văn lá thư: Kính bạch thầy, Đây là câu chuyên có thật 100% nơi con ở, nhưng con xin phép dấu tên những nhân vật trong câu chuyện.
18/07/2014(Xem: 7226)
Không phải vì hiện tượng “Một vì sao đã tắt trên trời Âu“ mà Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 26 phải… đóng cửa! Không, các Phật tử Âu Châu chúng tôi nhất quyết không phụ lòng mong đợi của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Tâm tức Sư Ông Khánh Anh thân thương của chúng tôi, đã cùng nhau kéo đến xứ thần tiên Thụy Sĩ có núi cao, hồ đẹp tại Fribourg để tu học từ ngày 30 tháng 6 đến 10 tháng 7 năm 2014.
16/07/2014(Xem: 9288)
Chương trình PPUD lần này với chủ đề "Hạnh phúc thật giản đơn" có mô típ hoàn toàn khác so với 18 chương trình trước, là chương trình dã ngoại ngắn ngày đầu tiên được tổ chức trong 2 ngày 9 và 10/08/2014 tại chùa Tâm Thành, xã Quới Thành, Châu Thành, Bến Tre.
12/07/2014(Xem: 9016)
“Nhân chi sơ –tánh bổn thiện” đó là câu nói bắt nguồn từ cái nhìn hiện thực khi mầm sống của con người được bắt đầu; với Phật giáo, bắt đầu cho mầm sống hiện thực không chỉ là tiếng khóc chào đời mà là một quá trình tích lũy nghiệp thức qua vô số thời gian quá khứ. Mầm sống hiện thực bắt đầu không là “tánh bổn thiện” mà bổn thiện đó là trạng thái “vô ký tánh” khi chủng tử thiện-ác chưa có điều kiện khởi sanh.
27/06/2014(Xem: 14751)
Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm. Con mèo lầm lũi, bước nhẹ trên mái nhà ai. Hoa một đóa, nở trong vườn đêm tịch mịch. Mùi cỏ dại phảng phất đâu đây. Trong phút giây bỗng thấy đời thênh thang, vô cùng.
23/06/2014(Xem: 8033)
Lễ kỉ niệm 7 năm phát triển của Thaihabooks nhân đôi niềm hoan hỷ với buổi giao lưu giữa Thầy Chân Pháp Đăng và các độc giả Phật tử về cuốn sách “ Trị liệu ung thư bằng chính niệm” vào lúc 13h ngày 20/6/2014, tại nhà Sách Thái Hà, số 119C5 Tô Hiệu, phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy.
23/06/2014(Xem: 15712)
"Thiền tông Việt Nam luôn là mạch sống tuôn chảy trong lòng Phật giáo và dân tộc suốt từ thế kỷ VI đến nay. Có lúc mạnh mẽ tuôn tràn giữa ngàn hoa đô hội, có lúc len lỏi âm thầm trong núi sâu, rừng thẳm, ung dung thoát tục, khuất tịch tiêu sái. Tuy nhiên, mạch sống Thiền xưa nay vẫn như vậy: Không đến không đi mà là dòng sinh mệnh muôn thuở của những bậc thức tâm đạt bổn.
21/06/2014(Xem: 10080)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]