Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chấp Nhận Sự Thay Đổi

19/02/201114:57(Xem: 8217)
Chấp Nhận Sự Thay Đổi

HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh

HẠNH PHÚC VÀ KHỔ ĐAU

CHẤP NHẬN SỰ THAY ĐỔI

Như đã nói, một trong những tính chất cơ bản của cuộc sống này là liên tục thay đổi và không thường tồn. Phật giáo đã chỉ rõ và gọi tên tính chất này là vô thường.

Mặc dù đây là một nguyên tắc tất yếu không thể thay đổi của đời sống quanh ta, nhưng chúng ta lại rất thường có khuynh hướng không hài lòng, không chấp nhận những thay đổi của đời sống. Chúng ta mong muốn hoặc thậm chí làm bất cứ điều gì có thể để chống lại sự thay đổi.

Chúng ta thường nghe kể lại về những ước muốn ngông cuồng của các vị hoàng đế Trung Hoa như Đường Minh Hoàng, Tần Thủy Hoàng... trong việc đi tìm một đời sống trường sinh bất lão. Nhưng thật ra thì mỗi người trong chúng ta vẫn thường có khuynh hướng ước muốn ngông cuồng như thế, chỉ có điều là ta không có điều kiện để bộc lộ ra như họ mà thôi. Thật không may là cái khuynh hướng phổ biến ở nhiều người này lại không ích lợi gì cho chúng ta, mà chỉ có tác dụng tạo thêm những khổ đau chồng chất trong cuộc sống vốn đã quá nhiều đau khổ.

Hiểu được về những thay đổi vốn là tự nhiên trong cuộc sống và chấp nhận chúng, ta sẽ loại trừ được rất nhiều sự lo lắng cũng như những nỗi khổ tâm không cần thiết. Trong thực tế, có rất nhiều hành vi ứng xử sai lầm xuất phát từ việc không hiểu đúng được những thay đổi tất nhiên trong cuộc sống.

Không chỉ mọi sự vật quanh ta thay đổi, mà chính bản thân ta cũng liên tục thay đổi. Từ khi ta sinh ra cho đến lúc chết đi là một chuỗi dài những thay đổi không ngừng. Nếu ta không hiểu và chấp nhận điều này, ta sẽ phải trải qua những tâm trạng âu lo hoặc buồn khổ không đáng có.

Hãy quan sát một em bé. Khi mới sinh ra, em luôn đòi hỏi được bồng bế trên tay, được ôm ấp trong lòng mẹ. Nhưng cùng với thời gian, khi lớn lên đến độ tuổi biết đi, biết chạy, em sẽ không thích được bồng bế nữa, mà muốn được tự do chạy nhảy, chơi đùa cùng những em bé khác. Khi đến độ tuổi dậy thì, em lại thích có những lúc được sống cách biệt ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ để có thể tự khẳng định và hình thành nhân cách riêng của mình. Những thay đổi tâm lý này là có thật và đã được ghi nhận qua những cuộc nghiên cứu khoa học. Nhưng nếu ta không hiểu được, ta sẽ phải lo lắng hoặc buồn khổ mỗi khi những thay đổi như thế xảy ra. Hoặc ta sẽ tìm mọi cách để chống lại. Và trong thực tế rất nhiều bậc cha mẹ đã làm như thế với con mình. Chẳng hạn, vì lo lắng cho con mà nhiều người hạn chế việc cho phép trẻ được tách rời khỏi gia đình để giao tiếp với bạn bè ngoài xã hội. Họ không biết rằng đây là điều cần thiết để trẻ có thể học hỏi và trưởng thành. Một số người lại lo lắng khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu thay đổi tâm lý vào tuổi dậy thì. Nếu hiểu được đó là một tiến trình hoàn toàn tự nhiên, tất nhiên họ sẽ không còn lo lắng nữa.

Hiểu và chấp nhận tính chất vô thường của mọi sự việc cũng giúp ta có một cách nhìn nhận khách quan và đúng thật hơn với những gì diễn ra trong đời sống. Chúng ta hiểu được tính chất tạm bợ của mọi vấn đề và không cần thiết phải quan trọng hóa chúng đến mức quá đáng. Ngay cả những đau khổ của chúng ta cũng thay đổi theo thời gian, và vì thế không cần thiết phải quá lo lắng khi đối mặt với bất cứ nỗi đau khổ nào.

Hiểu được tính chất vô thường của mọi sự việc, ta dễ dàng buông bỏ những gì không hay đã xảy ra trong quá khứ. Chính đây là một trong những nguyên nhân quan trọng đã làm khổ chúng ta trong đời sống. Nếu có thể buông bỏ được những điều không hay đã xảy ra trong quá khứ, chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản hơn nhiều và do đó mà có thể sống một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Những quan hệ tình cảm của chúng ta cũng không đi ngoài quy luật thay đổi theo thời gian. Tình cảm giữa một cặp vợ chồng mới cưới không thể giống với hai mươi năm sau ngày cưới. Có thể là họ vẫn yêu thương nhau, nhưng sự thay đổi là tất yếu, nên mỗi người không thể cảm thấy tình cảm của người kia “giống hệt” như trước đây. Một số người không hiểu được điều này, và họ đau khổ vì cho rằng sự thay đổi là dấu hiệu xấu đi. Điều đó chưa hẳn đã đúng, bởi sự thay đổi là tất nhiên, nhưng quan hệ tình cảm có xấu đi hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Mức độ nồng nhiệt trong việc biểu lộ tình cảm giữa hai người tất yếu phải thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa là quan hệ giữa họ không còn tốt đẹp nữa.

Chúng ta cũng không thể đòi hỏi một người bạn luôn đối xử với ta theo một cung cách nhất định. Bản thân anh ta cũng là một đối tượng của sự thay đổi. Và có quá nhiều những yếu tố xoay quanh quan hệ giữa hai người cũng liên tục thay đổi, điều đó tất yếu phải tác động tạo ra một thay đổi tương ứng nơi anh ta. Hiểu được điều này, ta dễ dàng cảm thông và không đánh giá sai lệch mức độ tình cảm trong quan hệ.

Hiểu và chấp nhận những đổi thay trong cuộc sống quanh ta là một thái độ tích cực có thể giúp thay đổi hoàn toàn nhận thức về đời sống. Ta sẽ hiểu ra một điều là, mặc dù cuộc sống đầy dẫy những khổ đau, nhưng rất nhiều trong số những khổ đau ấy do chính chúng ta tự chuốc lấy bằng những nhận thức sai lệch của chính mình.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/04/2015(Xem: 8045)
Thư giãn ở bất kỳ cách nào cũng đều hiệu quả để đối trị đau đớn. Những người tập thư giãn có khả năng tốt hơn để chịu đựng đau đớn. VÀ họ thực sự cảm thấy đau đớn ít hơn. Nói cách khác, tập thư giãn có thể giảm đau một phần, và làm cho bạn chịu phần đau còn lại dễ dàng hơn.
12/04/2015(Xem: 9132)
Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.
11/04/2015(Xem: 9656)
Nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới với một nền văn minh ngày càng rực rỡ. Khoa học hiện đại được xem gần như là vạn năng, phục vụ mọi nhu cầu vật chất trong đời sống của con người. Thế nhưng, con người đã thật sự hạnh phúc, thật sự chấm dứt khổ đau hay chưa? Đó là điều chúng ta cần phải suy gẫm.
10/04/2015(Xem: 11115)
Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, nên những khi mơ màng lơ đãng, lúc thả hồn đi hoang, khi u buồn khắc khoải, lúc mộng mơ vượt rào, khi hạnh phúc dâng tràn, lúc bồn chồn lo lắng, sẽ khiến cho người đối diện dễ dàng phát hiện ra những thầm kín chôn dấu đó đây. Đôi mắt người thương kẻ nhớ đôi mắt lo sợ bất an đôi mắt chứa đầy buồn vui, đôi mắt nhìn đời với toàn màu hồng choáng ngợp hạnh phúc hay đong đầy hệ lụy khổ đau, đều tùy thuộc vào tầm nhìn sự xúc cảm những bất an biến động nổi dậy, hay sự bình yên lan tỏa trong tâm thức mỗi chúng ta.
10/04/2015(Xem: 9472)
Bài pháp với đề tài thực dụng “Đem sự tu tập vào đời sống” đã được Ni Sư Tenzin Palmo trình bày với phong cách đơn giản mà tinh tế, linh hoạt cuả bà. Ni Sư chấm dứt bài giảng, nhìn thính chúng, mỉm cười chờ đợi những câu hỏi của các Phật tử tham dự. Chánh điện Thiền Tự Tiêu Dao sinh động hẳn lên và hội chúng tranh nhau đưa tay xin hỏi. Thông qua sự thông dịch của hai em Phật tử, Ni Sư từ tốn giải đáp từng thắc mắc về cá nhân Ni Sư, về cuộc sống đời thường cho đến các ưu tư về trải nghiệm thiền tập...
10/04/2015(Xem: 8547)
Lần đầu tiên cùng mấy người bạn nước ngoài về thăm Hà Nội vào đầu thập niên 90, tôi vẫn không quên những tấm bảng nguệch ngoạc hai chữ “Thịt Cầy” cùng mấy chú cầy nướng treo lủng lẳng trước dăm ba quán ăn nhỏ trên đường từ phi trường vào trung tâm thủ đô. Biết mấy anh bạn da trắng vốn kỵ thịt chó, tôi bảo họ rằng đấy là những quán bán “thịt nai”! Mãi sau thì họ khám phá ra được và phì cười bảo rằng những con nai của tôi là… “nai biết sủa” (barking deer).
09/04/2015(Xem: 8007)
Tokyo, Nhật Bản, ngày 6 tháng 4 năm 2015 – Vào buổi sáng, đức Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có buổi tiếp thân mật với một nhóm các Nghị sĩ Nhật Bản để thảo luận các vấn đề cùng quan tâm. Sau khi ăn trưa, Ngài tham gia vào một Diễn đàn Môi trường toàn cầu cho các thế hệ kế tiếp, tại Yomiuri Hall, Tokyo, Nhật Bản. Sau khi Xướng ngôn viên giới thiệu xong, Ngài phát biểu rằng: Anh chị em quý mến ! Thật là một vinh dự lớn và hân hạnh được cùng quý vị chia sẻ trên tình Bồ đề quyến thuộc với nhau. Đó là truyền thống của chúng tôi, tôi nghĩ rằng đã là Bồ đề quyến thuộc trong tình pháp lữ, chúng ta đã biết nhau, tình pháp lữ chúng ta mãi cho đến ngày cuối cùng của mình. Tôi thật cảm động được kết duyên thêm nhiều pháp lữ.
08/04/2015(Xem: 7868)
Cách khoảng 800 km chuyến bay từ Tokyo đến Sapporo, một cuộc hành trình hoằng pháp của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhật Bản. Tokyo bầu trời xanh mây trắng bãng lãng, mùa xuân hoa Anh đào nở rộ như một tin vui đón chào một vị Thánh tăng quang lâm. Ngược lại vùng Hokkaido vẫn còn chút mùa Đông tuyết trắng se lạnh. Ngài là vị khách mời đặc biệt của các chi nhánh Sapporo thuộc Junior Chamber International (JCI), một tổ chức xã hội phi chính phủ quốc tế, phi lợi nhuận.
08/04/2015(Xem: 7315)
Ngày nay, 95% dân số Thái Lan theo đạo Phật. Truyền thống xuất gia gieo duyên cho thế hệ trẻ thanh thiếu niên trong cộng đồng là một nét đẹp mà xã hội quốc gia này và các nước theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy như Thái Lan, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Myanmar, hay như vùng dân tộc Khmer ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam. Mỗi năm tại các Tự viện Phật giáo Thái Lan đều tổ chức lễ xuất gia gieo duyên cho những thanh thiếu niên trong cộng đồng. Một năm tổ chức một vài lần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]