Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cá Nhân Và Cộng Đồng

19/02/201114:57(Xem: 8521)
Cá Nhân Và Cộng Đồng

HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh

NHỮNG PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP

CÁ NHÂN VÀ CỘNG ĐỒNG

Chúng ta đã đề cập đến bản chất tốt đẹp của con người. Nhưng ngay cả khi bạn chấp nhận quan điểm này thì những phẩm chất tốt đẹp của bạn cũng không nhờ đó mà có thể bộc lộ hoặc phát triển. Bạn cần có những nỗ lực đúng hướng khác nữa. Trong đó, lòng từ bi là một yếu tố cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc làm bộc lộ và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của mỗi chúng ta. Xuất phát từ lòng từ bi, chúng ta dễ dàng hình thành những quan hệ giao tiếp tốt đẹp với mọi người chung quanh, vốn là yếu tố quyết định để bộc lộ và phát triển những phẩm chất tốt đẹp.

Bạn có thể hoài nghi về tính cách thiết yếu của mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp với mọi người, nhưng đó là sự thật. Và bạn sẽ dễ dàng nhận ra điều này nếu bạn xét đến mối quan hệ không thể chia tách giữa mỗi cá nhân với cộng đồng mà mình đang sống, hay có thể nói rộng ra là với tất cả mọi người. Mỗi một phẩm chất tốt đẹp của chúng ta đều là hướng đến người khác. Chúng ta không thể yêu thương, cảm thông, chia sẻ, độ lượng, tử tế ... khi không có một đối tượng nào đó cần đến những điều này. Nói cách khác, cộng đồng quanh ta chính là điều kiện tất yếu để giúp ta bộc lộ, rèn luyện, trau giồi những phẩm chất tốt đẹp của mình. Trong ý nghĩa đó, chúng ta phải trân trọng và biết ơn sự hiện diện của mọi người quanh ta.

Mặt khác, những yếu tố cấu thành đời sống của chúng ta đều là kết quả có được từ nỗ lực của nhiều người khác. Như đã nói trong chương trước, để có một đời sống hạnh phúc, chúng ta cần có những điều kiện vật chất tối thiểu như cơm no, áo ấm, chỗ ở ổn định... Và tất cả những điều đó đều không thể có được nếu không có sự góp sức từ những người khác, từ cộng đồng quanh ta.

Nếu chúng ta lần lượt phân tích từng yếu tố, từng nhu cầu vật chất mà ta hiện đang có được trong cuộc sống, chúng ta sẽ nhận ra sự góp sức của rất nhiều người, ngay cả những người mà ta chưa từng quen biết. Ai đã làm nên căn nhà bạn đang sống? Ai đã làm ra bát cơm bạn đang ăn? Ai đã làm nên chiếc áo bạn đang mặc? Ngay cả những dòng chữ khi bạn đọc thấy trên trang sách này, cũng là kết quả của vô số những đóng góp, từ việc khai thác cây gỗ làm nên bột giấy, cho đến quá trình hình thành kỹ thuật in ấn vốn kéo dài qua nhiều thế kỷ... Không có những điều ấy, không thể có kết quả hiện tại mà chúng ta đang có được.

Cho dù là trực tiếp hay gián tiếp, sự tồn tại của mỗi cá nhân luôn phụ thuộc vào toàn thể cộng đồng. Ngay cả những gì mà chúng ta vẫn tưởng là tự mình làm được, thì thật ra vẫn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố có sự góp sức của người khác. Hiểu được điều này, chúng ta mới thấy hết tầm quan trọng của việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với mọi người chung quanh.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 9688)
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy. Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
24/09/2010(Xem: 8032)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
23/09/2010(Xem: 12438)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 14197)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 12620)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
22/09/2010(Xem: 14431)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
22/09/2010(Xem: 12479)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
22/09/2010(Xem: 6991)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
21/09/2010(Xem: 7792)
Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
21/09/2010(Xem: 9885)
Sợ hãi và lo âu sinh ra bởi sự tưởng tượng của đầu óc bị tác động bởi ngoại cảnh. Cuộc đời là một bức tranh di động, mọi vật đều thường xuyên thay đổi, không có vật gì trên thế gian này đứng yên vĩnh viễn. Những người trẻ trung khỏe mạnh sợ phải chết sớm. Những kẻ già yếu sợ sống lâu. Hạng người trung niên mong muốn được an vui quanh năm. Những điều hân hoan thích thú qua nhanh. Những việc không vui thường tạo ra sự âu lo lâu dài. Những cảm giác làm cho đời sống thăng trầm theo cái bản ngã hư huyễn, giống như con rối múa theo sợi dây.*** Đức Phật đã dạy: " Tham muốn sinh ra lo âu Tham muốn sinh ra sợ hãi, Ai dứt sạch tham muốn Không còn lo âu sợ hãi "
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]