Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Phúc Và Sự Thỏa Mãn

19/02/201114:57(Xem: 8000)
Hạnh Phúc Và Sự Thỏa Mãn

HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh

CUỘC SỐNG QUANH TA

HẠNH PHÚC VÀ SỰ THỎA MÃN

Để đơn giản vấn đề, từ trước cho đến lúc này chúng ta vẫn chưa phân biệt rõ giữa hạnh phúc chân thật và sự thỏa mãn các dục vọng. Cho dù hai trạng thái này có vẻ như giống nhau, nhưng chúng quả thật có những khác biệt rất cơ bản. Sự phân biệt hai nhóm người trong phần vừa qua cũng là một ví dụ minh họa cho những khác biệt này. Cho dù việc thỏa mãn các điều kiện vật chất có thể mang lại cho chúng ta sự hài lòng, sung sướng, thậm chí là khoái lạc tột cùng, tất cả những điều ấy chỉ là giả tạm và không mang lại cho ta trạng thái hạnh phúc chân thật. Mặc dù vậy, người ta rất dễ nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Sự phân biệt giữa hạnh phúc chân thật và sự thỏa mãn lòng ham muốn là điều kiện quan trọng để định hướng cho mọi tư tưởng và hành vi của mỗi chúng ta. Nếu bạn nhắm đến hạnh phúc chân thật, tâm hồn bạn được hoàn thiện và sự an vui hạnh phúc sẽ ngày càng bền vững hơn. Ngược lại, nếu bạn nhắm đến thỏa mãn các đòi hỏi của lòng ham muốn, điều đó không giúp hoàn thiện tâm hồn, ngược lại nó còn có tác dụng nuôi lớn thêm lòng ham muốn của bạn.

Cùng là tâm trạng vui vẻ, nhưng niềm vui có được sau khi bạn làm một điều thiện hoàn toàn khác biệt so với niềm vui khi được thỏa mãn một nhu cầu vật chất. Có thể tạm xem hai trường hợp này như là sự khác biệt giữa giá trị tinh thần và giá trị vật chất. Trong khi việc làm điều thiện mang lại một giá trị tinh thần giúp nuôi dưỡng tâm hồn của bạn, thì sự thỏa mãn một nhu cầu vật chất chỉ như một dấu ấn vật chất hằn vào tâm hồn khiến cho nó càng bị phụ thuộc nhiều hơn vào vật chất mà thôi. Nói cách khác, càng đắm sâu trong sự thỏa mãn vật chất, bạn càng ít có điều kiện để hoàn thiện tinh thần.

Nếu chúng ta chạy theo việc thỏa mãn những ham muốn vật chất, thể xác, không bao lâu chúng sẽ hủy hoại tất cả những giá trị chân thật vốn có trong đời sống chúng ta. Ngược lại, nếu chúng ta luôn nhắm đến những việc làm mang lại hạnh phúc chân thật, cuộc sống chúng ta sẽ trở nên ngày càng thanh thản và an vui, hạnh phúc.

Khi cần thiết phải đưa ra một quyết định quan trọng trong cuộc sống, sự phân biệt như trên sẽ giúp bạn đi đúng hướng. Một việc làm mang lại niềm vui nhất thời vì nó đáp ứng lòng ham muốn sẽ không mang lại hạnh phúc thực sự. Một việc làm mang lại niềm vui vì nâng cao được giá trị tinh thần sẽ góp phần vào việc giúp bạn có được sự an vui hạnh phúc chân thật và bền vững.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2011(Xem: 18265)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
24/10/2011(Xem: 5215)
Những lúc ngồi ngẫm nghĩ, tôi lại càng thấm thía câu nói mà ông cha ta đã dạy: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” hay “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”.
24/10/2011(Xem: 5164)
Tôi năm nay đã 95 tuổi, ngày giờ đã đến lúc phải mãn. Tôi cũng cố gắng lắm, kỳ thật những người bạn đồng tu cùng thời với tôi đều đã theo Phật từ lâu. Tôi còn ở trên đời để gặp mặt tất cả các huynh đệ là điều hy hữu lắm. Tôi tuổi đã cao, sức khỏe cũng yếu không thể nói nhiều nên chỉ nói những điều cốt yếu để nhắc nhở tất cả các huynh đệ.
23/10/2011(Xem: 8328)
Khi người ta đến để nghe tôi giảng, nhiều người làm như thế với mục tiêu đón nhận một thông điệp hay một kỹ năng cho việc bảo vệ niềm hòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sự thành công trong đời sống. Một số người có thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tất cả chúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉ là một ông thầy tu giản dị. Chỉ là một con người. Và tất cả chúng ta đều có khả năng cho những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu xí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyền để hướng dẫn những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày và những đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.
22/10/2011(Xem: 5840)
Người thì cho rằng Đạo pháp – Dharma – do Đức Phật thuyết giảng là một tôn giáo, kẻ lại cho đấy là triết học, có người xem Đạo pháp là một nền luân lý, thế nhưng cũng có người quả quyết Đạo pháp củaĐức Phật là một khoa học tâm linh. Thật ra thì không có nhãn hiệu nào hàm chứa đầy đủ ý nghĩa để biểu trưng cho Đạo pháp một cách trung thực.
21/10/2011(Xem: 5314)
Ngày xưa, đức Phật tọa thiền 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề đến khi sao mai mọc thì Ngài chứng Lục Thông và đắc Tam Minh trở thành bậc Vô thượng Bồ Đề cho nên Lục Thông (lục thần thông) là sáu diệu dụng vô ngại tự tại của Phật.
21/10/2011(Xem: 5243)
Ngày xưa, sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ-đề, đức Phật Thích Ca đã tìm ra con đường giải thoát, có được thanh tịnh Niết bàn và giác ngộ viên mãn. Sau khi thành đạo, Ngài đến vườn nai ở xứ Ba-la-nại để thuyết giảng chân lý Tứ Diệu Đế cho nhóm ông Kiều Trần Như để chuyển bánh xe pháp và năm vị đệ tử đầu tiên này đều trở thành A la hán.
21/10/2011(Xem: 6851)
Danh từ Hạnh Phúc cũng như Thực Phẩm, có nhiều nghĩa khác nhau. Có thức ăn cho kẻ nghèo, cho người trung lưu và hạng người giàu sang. Có những loại thức ăn quốc tế, sản xuất từ các vùng khác nhau, tất cả đều bồi dưỡng cho cơ thể. Hạnh Phúc cũng thế. Tùy theo giai cấp và sự hiểu biết mà con người có cách nhìn khác nhau về hạnh phúc. Hạng người trí thức có quan điểm hạnh phúc khác với những người bình dân sống cuộc đời đơn giản, nhưng các bậc Giác Ngộ mới đạt được Hạnh Phúc Tối Thượng.
20/10/2011(Xem: 5961)
Bên nắng hồng xưa cũ Màu lam phủ chân đồi đời người bao suơng gió niềm tin vẫn lên ngôi Gió thức giấc sáng nay sưởi ấm lòng ẩn sĩ bên vô ngã vô thường an nhiên cùng chánh pháp ..
20/10/2011(Xem: 6439)
Chúng ta tự khẳng định là con của Đức Phật, nhưng chưa thấy Phật thì phải đi tìm Phật, như đi tìm người cha mà mình bị thất lạc; đó là quá trình tu hành của giai đoạn một. Và đến giai đoạn hai, khi tìm được Phật là thấy Phật rồi, chúng ta mới thật sự học Phật, làm theo Phật, là giai đoạn ba.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567