Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niềm Vui - Nỗi Buồn

19/02/201114:57(Xem: 8604)
Niềm Vui - Nỗi Buồn

HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh

CUỘC SỐNG QUANH TA

NIỀM VUI - NỖI BUỒN

Chúng ta vui hay buồn, hài lòng, thỏa mãn hay buồn bực, bất mãn, những điều ấy có vẻ như hoàn toàn phụ thuộc vào những gì mà chúng ta đạt được trong cuộc sống. Những gì chúng ta mong muốn và những gì chúng ta thực sự có được dường như chính là yếu tố quyết định tâm trạng của chúng ta.

Tôi nói dường như, là bởi vì hầu hết mọi người đều tưởng là như thế. Trong nghề nghiệp, chúng ta mong muốn có thu nhập cao. Một sự tăng lương bất ngờ có thể sẽ làm ta vui sướng, hài lòng. Chúng ta mong muốn một chiếc xe mới. Khi dành dụm đủ để thực sự mua được nó, chúng ta vui sướng, thỏa mãn... Nhiều và rất nhiều những chuyện tương tự như thế có thể kể ra trong cuộc sống của mỗi chúng ta, và những giây phút vui sướng, thỏa mãn theo cách đó thì dù ít hay nhiều mỗi chúng ta đều đã từng nếm trải.

Tương tự như thế, chúng ta buồn bực, bất mãn khi sự việc diễn ra không như mong muốn. Tài sản mất mát, thất nghiệp, thi hỏng... đều có thể là những nguyên nhân mang lại đau buồn cho chúng ta. Và cứ như thế, niềm vui, nỗi buồn của chúng ta gắn chặt với những gì xảy đến cho ta trong đời sống.

Nhưng vấn đề sẽ khác đi nếu chúng ta thử nhìn lại và phân tích mọi việc trong một toàn cảnh, với một cái nhìn khách quan và bao quát. Mỗi một niềm vui theo cách như trên đều không bao giờ kéo dài mãi mãi. Bạn sẽ vui vẻ được bao lâu sau ngày được tăng lương? Có thể một vài ngày... hoặc một vài tuần, nhưng chắc chắn không thể là mãi mãi. Bạn sẽ buồn bực bao lâu sau khi thi hỏng? Có thể là một vài tuần... hoặc một vài tháng, nhưng cũng chắc chắn không thể là mãi mãi. Vì thế, phương thức tác động của những sự việc làm cho chúng ta vui hay buồn có thể mô tả tương tự như những gợn sóng lan ra khi chúng ta ném một hòn sỏi xuống mặt nước phẳng lặng. Ta nhìn thấy chúng trong một thời gian rồi mất dần, mất dần. Cuối cùng, mặt nước sẽ trở lại với trạng thái phẳng lặng ban đầu.

Mỗi người chúng ta đều có một mặt nước phẳng lặng trong tâm hồn để trở lại sau những vui buồn xôn xao trong cuộc sống. Đây là trạng thái tâm hồn của mỗi chúng ta vào những lúc “không vui không buồn”. Trong giao tiếp, ta vẫn thường dễ dàng nhận ra điều này và gọi đó là “tính nết”, là “bản chất”... mặc dù những từ này chưa phải là chính xác. Có những người bản chất lạc quan, vui vẻ, gặp ai cũng sẵn sàng nở rộng nụ cười làm quen; ngược lại, có những người bản chất cau có, gắt gỏng, dù không có nguyên nhân gì cũng dễ dàng nặng lời với người khác...

Nếu chúng ta dành thời gian để quan sát từng người quen của mình, ta sẽ thấy mỗi người đều có một “bản chất” khác nhau, không ai giống ai. Cũng chính do nơi sự khác biệt về “bản chất” này mà mỗi người chịu sự tác động khác nhau từ những sự kiện trong đời sống. Cùng một sự việc như nhau có thể làm cho một người này đau buồn, suy sụp nghiêm trọng trong khi với một người khác lại có thể dễ dàng vượt qua trong thời gian rất ngắn.

Tác động của những sự kiện khác nhau trong đời sống đối với chúng ta là điều có thật, nhưng đó không phải là tất cả. Và chúng ta cũng đã xét đến mối tương quan giữa tác động của sự việc với cái tạm gọi là “bản chất” của mỗi người. Tác động của sự kiện chỉ là tạm thời, và hầu hết những sự kiện xảy ra liên quan đến rất nhiều yếu tố không nằm trong sự chủ động của chúng ta. Trong khi đó, bản chất là yếu tố thường tồn trong mỗi chúng ta và ta có thể làm chủ được nó. Vì thế, vấn đề thiết thực nhất đối với chúng ta là thay đổi bản chất chứ không thể đòi hỏi thay đổi sự kiện.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy dường như có sự tác động của yếu tố di truyền đến bản chất tự nhiên của mỗi người. Người ta đưa ra nhận xét này khi khảo sát nhiều cặp song sinh với các điều kiện nuôi dưỡng và môi trường xã hội hoàn toàn khác biệt nhau nhưng vẫn có những nét rất giống nhau về bản chất. Tuy nhiên, vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu chính thức cụ thể nào về sự việc. Và ngay cả khi yếu tố di truyền có một tác động nhất định nào đó đến bản chất con người, thì đó cũng chỉ là một trong rất nhiều yếu tố khác. Trong số các yếu tố đó, quan điểm sống được hình thành từ các điều kiện giáo dục và môi trường sống đóng một vai trò quan trọng. Và quan trọng hơn nữa là những tác động có định hướng mà chúng ta có thể thực hiện bằng vào những phương thức rèn luyện, tu dưỡng để hoàn thiện bản chất của chính mình. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong một chương khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/02/2016(Xem: 12885)
Trong quá khứ, con đã lang thang trên những con đường dài, đơn độc, Nhưng giờ đây, hỡi Đấng Bảo Hộ, nhờ tưởng nhớ đến ngài, Khi tia sáng đời con sắp tàn lụi, Nguyện cho chiếc móc bi mẫn của ngài giữ lấy tâm con.
29/02/2016(Xem: 8623)
"Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ." Lama Zopa Rinpoche đã thuyết trong bài pháp "Không Có Một Khó Khăn Nào Khi Làm Việc Vì Chúng Sanh", ấn tống trong bản thư điện tử tháng Giêng 2016 của Lama Yeshe Wisdom Archives.
27/02/2016(Xem: 7197)
Không có ai sửa cho con! Ngày xưa, có một ông họa sĩ và ông muốn truyền nghề cho học trò của mình. Người học trò rất sung sướng nhận lời thầy.- Ông nói : - - Con hãy vẽ một bức tranh đẹp nhất mang đến đây . -
26/02/2016(Xem: 16064)
Gần đây một số báo chí ở Việt Nam có loan tin việc nhà Sư Nhật Bản kết hôn. Thật ra bản tin Sư Nhật Bản lấy vợ lập gia đình là tin rất cũ và chuyện này cũng rất cũ. Có thể lâu lâu báo chí ở Việt Nam làm tin mới lại cho hấp dẫn độc giả và có thể mang ẩn ý chê bai Phật Giáo Nhật Bản nói riêng và Phật Giáo nói chung. Xin quý cơ quan báo chí truyền thông Phật Giáo lưu tâm.
25/02/2016(Xem: 5842)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất hiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
23/02/2016(Xem: 9518)
Nghệ thuật Phật giáo là hiện tượng nghệ thuật, là sự phản ánh các khái niệm trong đạo Phật dưới các hình thức nghệ thuật khác nhau. Nghệ thuật Phật giáo được nảy sinh theo sau sự ra đời của Phật giáo, khởi nguồn từ thời kỳ vương triều Khổng Tước (S. Maurya) của vua A Dục (S. Aśoka, P. Asoka) ở Ấn Độ, từ năm 273 đến 232 trước Tây Lịch.
22/02/2016(Xem: 7246)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không. Thời gian lắng đọng cùng hồn người. Cảnh vật như cộng hưởng cùng tiếng chuông. Tất cả đều trở nên lung linh trầm mặc. Tiếng chuông chùa thi vị và đầy sức cảm hóa làm nảy sinh ra biết bao cảm hứng về âm nhạc và thơ văn, chan chứa chất liệu cốt tủy của tinh thần Phật giáo cùng với mối sầu cảm ướp đầy tình tự quê hương. Tiếng chuông chùa quả thật có một năng lực hồi sinh rất lớn.
21/02/2016(Xem: 8176)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về một phụ nữ Mỹ thật phi thường là bà Jacqueline Kramer. Bà từng là một ca sĩ có tiếng, từng độc diễn trên các sân khấu ở San Francisco, nhưng đã hy sinh tất cả để nuôi con nhờ vào tâm Phật bên trong lòng bà. Bà tin rằng một phụ nữ nuôi nấng con cái, làm bếp, dọn dẹp nhà cửa cũng có thể đạt được giác ngộ.
21/02/2016(Xem: 5982)
Kính thưa chư Tôn Đức & chư vị thiện tâm, pháp hữu.. - Để thể hiện chút lòng thành đối với chư Tăng tu hành trên xứ Phật, nhân dịp đầu xuân Bính Thân cũng là lúc Pháp hội Karmapa Khenno khai mạc tại chùa Karmapa và Bồ Đề Đạo Tràng
21/02/2016(Xem: 9922)
Có một người nọ đến tiệm hớt tóc quen để cắt tóc, cạo râu và lấy ráy tai. Trong lúc hai bàn tay thoăn thoắt làm việc, bác thợ luôn miệng trò chuyện rôm rả với thân chủ. Những mẩu chuyện đầu Ngô mình Sở dẫn dắt thế nào mà bỗng dưng họ lại sa đà qua đề tài tâm linh, thần học.., rồi xoay qua chủ đề: đức Phật có hay không?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]