Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Tiền tài như phấn thổ

19/02/201106:49(Xem: 10644)
15. Tiền tài như phấn thổ

NHỮNG TÂM TÌNH CÔ ĐƠN
Nguyên Minh

Tiền tài như phấn thổ

Người xưa nói: “Nhân nghĩa đáng ngàn vàng, tiền tài như bụi đất.” Có lẽ chúng ta ai cũng dễ dàng đồng ý với câu này, bởi vì một cuộc sống dư tiền lắm của nhưng thiếu thốn tình cảm chắc chắn không phải là điều mà chúng ta mong muốn.

Mặc dù vậy, mâu thuẫn chung của rất nhiều người trong chúng ta là không phân biệt rõ và đánh giá đúng được những giá trị vật chất và tinh thần. Trong khi cuộc sống của chúng ta mỗi ngày đều cần đến các giá trị vật chất một cách cụ thể, thì sự thiếu vắng những giá trị tinh thần nhiều khi rất khó nhận ra. Ngay trong câu cổ ngữ vừa dẫn trên, cũng đã có sự nhập nhằng không rõ nét giữa “tiền tài” và “nhân nghĩa”.

Nói “tiền tài như phấn thổ” thì hoàn toàn có thể hiểu được. Cuộc đời thuận lợi thì tiền bạc dồi dào, lúc thất thời lỡ vận thì suy kiệt nghèo khó, điều đó hầu như vẫn thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. Chuyện tiền bạc quả đúng là thoạt có thoạt không, chẳng có gì bền vững. Có tích cóp cho lắm thì đến một lúc nào đó cũng không chắc đã tránh khỏi trắng tay nghèo khó. Chẳng thế mà tục ngữ ta có câu: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời.”

Chỉ có nhân nghĩa là còn mãi trong cuộc sống. Tiền bạc có thể mất đi, nhưng người sống có tình có nghĩa thì dù rơi vào hoàn cảnh nào cũng sẽ được người khác thương yêu, mến mộ. Thế nên so sánh “nhân nghĩa” với “ngàn vàng” rõ là có phần khập khiễng. Ngàn vàng dẫu quý nhưng cũng là mua được bằng tiền, mà tiền tài đã như bụi đất, thì dù có nhiều “bụi đất” cũng không thể so sánh cùng “nhân nghĩa”. Tuy nhiên, đây chỉ là một cách nói biểu trưng, chúng ta cũng nên “được ý quên lời” mà không cần phải so đo lắm. Chỉ nói cho cạn lý là để thấy được cái giá trị không gì sánh được của nhân nghĩa trong cuộc sống của chúng ta!

Nhân nghĩa cũng chỉ là một trong rất nhiều giá trị tinh thần cao quý. Nếu biết quý trọng nhân nghĩa thì cũng phải biết nhận ra những giá trị tinh thần khác nữa, chẳng hạn như tình thương yêu, đức nhẫn nhục, sự cảm thông, lòng vị tha... Tất cả những phẩm chất tốt đẹp ấy đều không thể mua bằng tiền, mà chỉ có thể có được qua sự rèn luyện, tu dưỡng. Chính nhờ có những phẩm chất cao quý ấy mà cuộc sống này mới có thể trở nên tốt đẹp. Đây là điều hoàn toàn không thể thay thế bằng những giá trị vật chất.

Quan hệ gắn bó giữa bản thân ta với mọi người quanh ta cũng không thể dựa trên các giá trị vật chất. Nếu chúng ta nhận lầm như thế, điều chắc chắn là những mối quan hệ ấy không bao lâu sẽ đổ vỡ, tan rã, bởi vì:

Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết gạo, hết ông tôi.

Thế thái nhân tình là như vậy. Những khi vênh vang xe ngựa thì không thiếu người vây quanh chầu chực, nhưng khi cơm hẩm muối dưa thì muốn tìm một người để sẻ chia tâm tình cũng không phải dễ!

Nhưng bức tranh bi quan ấy là phác họa theo những quan hệ dựa trên các giá trị vật chất. Nếu chúng ta sớm nhận biết được “tiền tài như phấn thổ” thì điều đó sẽ không xảy ra, vì những quan hệ chân thật bền vững của chúng ta sẽ được thiết lập dựa trên những giá trị tinh thần cao quý, không thể thay đổi theo thời gian hay hoàn cảnh.

Quan hệ vợ chồng mà dựa trên những giá trị tài sản của đôi bên thì không thể là nghĩa tình chân thật. Quan hệ bạn bè mà dựa trên sự lợi dụng tiền bạc thì không phải là bạn tốt của nhau. Quan hệ hợp tác mà chỉ thuần túy vì lợi nhuận thì không thể có sự dài lâu gắn bó... Tất cả đều cần có thêm sự gắn kết của những giá trị tinh thần cao quý như nhân nghĩa, tình thương, sự cảm thông, chia sẻ...

Đời người thoáng chốc đã qua nhanh, không bao lâu rồi sẽ đến lúc:

Vèo trông lá rụng ngoài sân,
Công danh phù thế có ngần ấy thôi!

Vì thế, được chung sống giữa những người thân quanh ta bao giờ cũng là một niềm hạnh phúc lớn lao mà không phải ai cũng dễ dàng có được. Nếu chúng ta không trân trọng điều đó, luôn tự đẩy mình vào tâm trạng cô độc lẻ loi giữa mọi người, không tìm được sự hòa hợp sẻ chia trong cuộc sống, thì đó chính là sự mất mát không gì bù đắp được.

Chỉ cần chúng ta biết phân biệt giữa các giá trị tinh thần và vật chất, biết đánh giá đúng và sử dụng chúng vào những hoàn cảnh thích hợp, chắc chắn sẽ có thể tạo ra được một môi trường sống hòa hợp với tất cả mọi người quanh ta. Hạnh phúc không cần tìm đâu xa mà chính là ở đó!





[1]Từ đường: Ngôi nhà thờ chung của một tộc họ, là nơi thờ phụng tổ tiên của dòng họ và tổ chức những ngày kỵ giỗ.

[2]Tứ đại đồng đường: Bốn thế hệ cùng chung sống trong một gia đình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/05/2011(Xem: 7941)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
03/05/2011(Xem: 7454)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bi và trí tuệ...
30/04/2011(Xem: 7032)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
30/04/2011(Xem: 16116)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam có trách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
28/04/2011(Xem: 5800)
Tôi bước những bước chân chậm rãi trong chánh niệm, tìm được sự an lạc trong mỗi bước chân đi, nhịp thở điều hoà làm nở hoa dưới gót chân tôi bước...
27/04/2011(Xem: 6849)
Tồn tại trên 2500 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt - Thích Nữ Chân Liễu
27/04/2011(Xem: 7554)
KHÔNG ĐUỔI THEO THAM MUỐN là thực hành Pháp; theo đuổi tham muốn là không thực hành Pháp. Sự việc chỉ đơn giản như thế. Toàn bộ ý nghĩa thiết yếu của Mở rộng Cánh Cửa Thánh Pháp, những giáo huấn này xuất phát từ kim khẩu của các geshe Kadampa - những điều các ngài đã thực hành và chứng nghiệm – là cắt đứt tám pháp thế gian, thoát khỏi tham muốn bám luyến vào cuộc đời này. Dù bạn có thực hành Pháp hay không, tư tưởng xấu xa của tám pháp thế gian chính là nguồn mạch của mọi chướng ngại và vấn đề. Mọi điều khơng mong muốn xuất phát từ tư tưởng về tám pháp thế gian này.
25/04/2011(Xem: 12825)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
25/04/2011(Xem: 9895)
Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì có và xảy ra trong hiện tại, tùy theo duyên mà sống, bình thường trong mọi lúc, là sao cũng được, không phân biệt, chấp trước. Ví như Ngài Lục Tổ Huệ Năng khi chưa đủ duyên, phải ẩn nhẫn trong rừng, cùng sống với đám thợ săn, đem rau lụt chung với nồi nước thịt, nhưng vẫn giữ được khí tiết người tu. Hay câu chuyện về hai huynh đệ cùng đi ngang qua một giòng sông, gặp một cô gái muốn qua sông khi trời đã xế chiều, mà không có đò, vị sư huynh thấy tội nghiệp, bèn đưa lưng cõng giúp cô gái qua sông rồi bỏ xuống ngay, còn vị sư đệ thì do sợ phạm giới, nên không dám giúp, nhưng khi đi được một quảng đường dài, vị sư đệ mới trách phiền sư huynh là tại sao phạm giới, khi cõng cô gái trên lưng, vị sư huynh mới trả lời, ta cõng nhưng đã bỏ cô gái lại bên bờ sông từ lâu rồi, sao đệ còn mang cô ấy theo đến đây làm chi vậy ? tùy duyên là vậy đấy, khi gặp việc cần giúp thì sẵn sàng giúp, xong rồi sẵn sàng buông xuống, không chấp chứa nữa, chứ không phân biệ
23/04/2011(Xem: 6874)
Một câu hỏi mà mỗi người hay tự đặt ra với chính mình: Ta là ai? Ta là gì? Kiếp sống này mai kia chết rồi sẽ đi về đâu? Có cái gì không sinh không diệt trong hình hài này? Trong quá trình tu tâm, nhiều Phật tử thắc mắc: Tâm Phật là gì? Niết Bàn ở đâu? Chân Tâm là vui, buồn, oán, thương, hay là những dòng suy nghĩ luôn tuôn chảy trong ý thức của ta? Khi ta không vui không buồn, vắng bặt suy nghĩ, khi ta ngủ hay hôn mê, cái tâm ấy còn hay mất? Làm sao để giữ cho tâm bình an trong cuộc đời đầy xao động?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com