Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Nồi cơm Thạch Sanh

19/02/201106:49(Xem: 9731)
11. Nồi cơm Thạch Sanh

NHỮNG TÂM TÌNH CÔ ĐƠN
Nguyên Minh

Nồi cơm Thạch Sanh

Tài sản quý giá nhất của chúng ta không phải là những giá trị vật chất quanh ta. Bởi vì hết thảy những giá trị vật chất ấy xét cho cùng đều không thuộc về ta. Chúng được tích lũy quanh ta do sự nỗ lực tích góp trong nhiều ngày, nhưng cũng có thể trong thoáng chốc mất đi vì một lý do nào đó mà ta hoàn toàn không thể giữ lại được. Ngay cả khi chúng không bị mất đi theo nghĩa ấy, thì một khi chúng ta nhắm mắt lìa đời, chúng cũng chẳng còn có chút ý nghĩa giá trị nào!

Vì thế, tài sản quý giá nhất của tất cả chúng ta chính là sự hiểu biết, hay còn gọi là tri thức, kiến giải. Tính chất quý giá của sự hiểu biết được xác định bởi vì chúng ta có thể sử dụng nó để làm ra của cải vật chất, trong khi lại hoàn toàn không thể dùng những giá trị vật chất sẵn có để trực tiếp đổi lấy sự hiểu biết! Mặt khác, những giá trị vật chất quanh ta có thể mất đi trong một sớm một chiều, trong khi sự hiểu biết mà ta có được sẽ vẫn được giữ lại cùng ta bất cứ khi nào ta còn duy trì được trạng thái tinh thần tỉnh táo.

Có một khác biệt rất lớn giữa tri thức và các giá trị vật chất. Khi chúng ta muốn sở hữu các giá trị vật chất, ta luôn gặp phải sự tranh chấp của người đang sở hữu những giá trị vật chất ấy. Một nhà kinh doanh muốn thu được nhiều tiền thì tất yếu phải biết cách làm cho nhiều khách hàng móc tiền ra khỏi túi. Trên thương trường, một sự thành công lớn thường cũng là đồng nghĩa với sự thua lỗ, thất bại của những đối thủ cạnh tranh... Nói chung, khi bạn muốn sở hữu một giá trị vật chất nào đó thì tất yếu phải có ai đó bị mất đi! Chúng ta không thể cùng nhau sở hữu mọi thứ! Chính vì thế mà cái “vòng danh lợi cong cong” bao giờ cũng là đấu trường của biết bao sự tranh chấp, giành giật lẫn nhau.

Việc sở hữu tri thức lại hoàn toàn không giống như vậy. Khi chúng ta sở hữu những tri thức mới, chúng ta hoàn toàn không phải tranh chấp, giành giật, mà là nhận sự chia sẻ từ người khác. Vì thế, tất cả mọi người có thể cùng nhau sở hữu mà không có ai phải chịu thiệt thòi, mất mát. Kinh Duy-ma-cật mô tả điều này giống như là “từ một ngọn đèn, mồi sáng ra trăm ngàn ngọn đèn liên tiếp, những chỗ tối đều trở nên sáng, mà ánh sáng không hề dứt...”

Khi bạn hiểu biết được về một vấn đề, bạn có thể chia sẻ với rất nhiều người khác mà không phải lo sợ rằng sự hiểu biết của mình sẽ cạn kiệt đi. Ngược lại, chính qua sự chia sẻ kiến thức cùng người khác mà bạn có được cơ hội để học hỏi, hiểu biết nhiều hơn về những vấn đề liên quan. Các thầy cô giáo thường xuyên chia sẻ kiến thức với những học sinh của mình, nhưng không vì thế mà kiến thức của họ trở nên hạn hẹp. Ngược lại, chính trong quá trình giảng dạy mà các vị lại có thể tiếp tục tìm hiểu các vấn đề một cách sâu rộng hơn nữa.

Trong những chuyện kể được nghe từ thuở nhỏ, tôi vẫn còn nhớ đến hình tượng nồi cơm ăn hoài không hết của chàng Thạch Sanh dũng cảm. Thật hoàn toàn khác với những nồi cơm bình thường của chúng ta, chỉ đủ cho một số người ăn, nồi cơm của chàng Thạch Sanh tuy không lớn lắm nhưng lại có thể ăn hoài không hết, làm cho bao nhiêu người ăn cũng đều có thể được no bụng!

Thật ra, mỗi người chúng ta đều có một nồi cơm Thạch Sanh như thế, có thể ăn hoài không hết! Đó chính là những kiến thức mà chúng ta tích lũy được trong cuộc sống, vì chúng cũng tương tự như nồi cơm kỳ diệu của chàng Thạch Sanh kia, có thể dùng hoài không hết. Hơn thế nữa, nếu chúng ta biết mang kiến thức của mình ra chia sẻ cùng những người quanh ta, kiến thức ấy sẽ càng trở nên sinh động và hữu ích hơn, và cũng qua đó mà chúng ta mới có thể tiếp nhận thêm được nhiều kiến thức mới bổ sung cho vấn đề, thay vì là chỉ giới hạn trong những gì đã biết.

Một trong những nhược điểm của văn hóa phương Đông là tính bảo thủ và hạn chế sự truyền bá, chia sẻ kiến thức. Chính do nơi những cách nghĩ như “gia truyền”, “bí truyền” mà có biết bao kiến thức của người đi trước đã đi đến chỗ phải... thất truyền. Việc giữ kín một kiến thức để riêng mình khai thác những lợi ích của kiến thức đó hoàn toàn không phải là việc có lợi cho cộng đồng xã hội, và điều này hoàn toàn khác với việc bảo vệ bản quyền hay quyền sở hữu trí tuệ.

Khi chúng ta thực hiện việc tôn trọng bản quyền hay quyền sở hữu trí tuệ, ta chấp nhận trả một phần lợi nhuận cho người chủ sở hữu trí tuệ khi sử dụng những kiến thức được người ấy chia sẻ. Càng có nhiều người sử dụng kiến thức ấy thì người chủ sở hữu trí tuệ càng nhận được phần thù lao lớn hơn, đồng thời phần kiến thức ấy cũng làm lợi nhiều hơn cho xã hội. Mặt khác, quyền sở hữu trí tuệ chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định, và sau đó thì phần kiến thức ấy sẽ được xem như sở hữu của toàn xã hội. Điều này tạo điều kiện cho việc chia sẻ kiến thức ấy được rộng rãi hơn, mang lại lợi ích lớn lao hơn cho cộng đồng xã hội. Nhân loại ngày nay có vô số người sử dụng những phát minh của Thomas Edison, nhưng không ai phải trả tiền bản quyền cả. Nếu như Edison chọn cách giữ kín để tự mình khai thác nguồn lợi từ những phát minh của ông, phần đóng góp cho xã hội sẽ rất hạn chế và có nhiều nguy cơ những phát minh ấy sẽ bị thất truyền!

Xã hội phương Đông có rất nhiều những kiến thức gia truyền, bí truyền... Cho dù những kiến thức ấy có độc đáo và hay lạ đến đâu, sự giới hạn việc chia sẻ với người khác cũng sẽ đồng thời giới hạn những lợi ích mà kiến thức ấy mang lại cho xã hội. Và chỉ cần một trong các “truyền nhân” qua đời trước khi tìm được người kế thừa, kiến thức ấy sẽ phải bị thất truyền. Điều này tất nhiên phải được xem là một tổn thất chung cho cả cộng đồng xã hội.

Nguyên tắc “kiến hòa đồng giải” tuy ra đời đã hơn 25 thế kỷ nhưng đến nay vẫn còn chứng tỏ được tính khoa học và hợp lý của nó. Khi mọi người trong xã hội đều ý thức được việc chia sẻ sự hiểu biết, chia sẻ kiến thức của mình với người khác, môi trường sống sẽ trở nên hòa hợp và mọi người cùng tiến bộ một cách nhanh chóng hơn.

Mặc dù vậy, tuy đã bước vào thế kỷ 21 này mà vẫn còn không ít người chưa hiểu được điều đó. Đôi khi chúng ta không phân biệt được giữa các giá trị vật chất và tri thức, vì thế mà cố giữ lấy những kiến thức “độc đáo” của mình như một cách bảo vệ quyền lợi cá nhân, thay vì là chia sẻ với người khác để mang lại lợi ích rộng rãi hơn. Nếu chúng ta hiểu được sự khác biệt cơ bản giữa các giá trị vật chất và kiến thức, chúng ta sẽ không ngại mang “nồi cơm Thạch Sanh” của mình ra chia sẻ cùng người khác, vì chắc chắn là “nồi cơm” ấy sẽ không bao giờ hết. Ngược lại, ta cũng sẽ nhận được những chia sẻ từ người khác nên bữa ăn tinh thần của chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở nên nhạt nhẽo vì độc vị.

Việc cùng nhau chia sẻ kiến thức không chỉ là nhắm đến những phần kiến thức độc đáo “có một không hai” hay những “tuyệt chiêu” mà ngoài chúng ta ra không còn ai biết. Chia sẻ kiến thức hàm ý là tất cả mọi kiến thức, kể cả những “mẹo vặt” hằng ngày hay những kinh nghiệm sống mà chúng ta đã từng vấp váp, trải qua. Mỗi một kiến thức được mang ra chia sẻ cùng người khác là lại có thêm một mối dây liên kết giữa mọi người với nhau, làm cho môi trường sống càng thêm gắn bó và hòa hợp.

Việc chia sẻ kiến thức hoàn toàn không làm giảm thấp vai trò, giá trị của chúng ta trong cộng đồng như nhiều người lầm tưởng vì cho rằng khi mọi người khác đều có được những kiến thức của ta thì ta sẽ chẳng còn có gì “hơn người”! Chia sẻ kiến thức là cách để giúp cho mọi người cùng tiến bộ, và sự so sánh giá trị chân thật giữa mọi người với nhau là dựa vào nhân cách và những giá trị tinh thần đã đạt được trong đời sống chứ không dựa vào sự sở hữu các tài sản vật chất hay kiến thức.

Chúng ta có thể khởi đầu việc chia sẻ kiến thức từ nơi tập thể nhỏ nhất mà ta đang cùng làm việc. Sự chia sẻ kiến thức chắc chắn sẽ nhanh chóng giúp ta gần gũi và hòa hợp hơn với mọi người trong tập thể. Xuất phát từ khởi điểm đó, một môi trường sống hòa hợp với mọi người quanh ta sẽ nhanh chóng được thiết lập.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2012(Xem: 10112)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
13/01/2012(Xem: 10902)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
13/01/2012(Xem: 8520)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
12/01/2012(Xem: 8463)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
12/01/2012(Xem: 11487)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
11/01/2012(Xem: 8491)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ bi và Trí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
09/01/2012(Xem: 13719)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
08/01/2012(Xem: 13429)
Lần đầu tiên, khi con trai tôi nói muốn đi tu, tôi rất ngạc nhiên. Đó là một buổi sáng chủ nhật, đầu xuân, khi chúng tôi như lệ thường đang trên đường đến thiền viện. Năm học mới sắp khai giảng, và nó sửa soạn vào lớp Ba. Khi đang đi với nhau, nó bỗng ngước lên nhìn tôi và nói: "Cha, làm ơn xin với Thầy dùm con". Đó là lần đầu tiên con trai tôi hỏi xin một điều gì giống như thế. Thường nó chẳng nói gì, trừ khi được hỏi đến. Mà hình như ý nghĩ muốn xuất gia không phải vừa chợt thoáng qua đầu nó. Tôi có cảm tưởng như nó đã nghiền ngẫm về điều đó một thời gian, và bây giờ mới nói ra.
07/01/2012(Xem: 9035)
Từ tháng 6-2012, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 20-3 làm ngày Quốc tế hạnh phúc. Năm 2014, lần đầu tiên ngày Quốc tế hạnh phúc được tổ chức ở Việt Nam với chủ đề "Yêu thương & chia sẻ". Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.
07/01/2012(Xem: 6612)
Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]