Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Lên non cho biết non cao...

19/02/201106:49(Xem: 10492)
3. Lên non cho biết non cao...

NHỮNG TÂM TÌNH CÔ ĐƠN
Nguyên Minh

Lên non cho biết non cao...

Không ai yêu thương chúng ta bằng cha mẹ. Điều này hẳn là sẽ không có ai trong chúng ta phải phản đối, vì nó hầu như đúng với mọi trường hợp. Từ anh nông dân một nắng hai sương cho đến cô thợ dệt tăng ca tận 2 giờ sáng, từ người công nhân xưởng máy lấm lem dầu nhớt cho đến bác hàng rong chân thấp chân cao đi khắp các nẻo đường, từ người phu quét đường lặng lẽ nhặt sạch từng tờ giấy rác cho đến anh xích-lô cọc cạch sáng sớm đến chiều tối... Mỗi giọt mồ hôi mà họ nhỏ xuống đều là cho con, vì con, lo cho con trong hiện tại và cho cả tương lai. Những anh nông dân, những cô thợ dệt, những người công nhân, những bác hàng rong... tất cả đều bất chấp những gian lao khó nhọc đang đè nặng trên đôi vai mình, vẫn luôn vui tươi hớn hở khi kỳ vọng về một tương lai huy hoàng xán lạn cho con cái. Những mảnh bằng cử nhân, bác sĩ hay thạc sĩ trong tương lai không thể không lóng lánh trên đó những giọt mồ hôi mà họ đã ngày đêm âm thầm nhỏ xuống. Tất cả đều là vì con, hy sinh cho con!

Nhưng điều nghịch lý ở đây là, cũng chính các bậc cha mẹ lại là những người thường gây khổ tâm cho con cái nhiều nhất do những bất đồng trong suy nghĩ, quan điểm hoặc cảm nhận. Người khác có thể không hiểu ta, điều đó cũng thường thôi và chưa có gì đáng nói, nhưng nếu cha mẹ không hiểu ta thì e rằng tai họa sẽ ập xuống không biết lúc nào! Đã qua rồi cái thời “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” với những cuộc hôn nhân éo le làm cho con cái đôi khi phải khổ sở suốt đời, nhưng thật ra thì kịch bản đó ngày nay vẫn còn đang được diễn lại với những hình thức mới!

Khi trao phần thưởng xuất sắc cho một học sinh, cô giáo hỏi: “Lớn lên em dự định sẽ làm gì?” Cô bé đáp: “Thưa cô, em sẽ làm bác sĩ, làm cô giáo và làm họa sĩ.” Cô giáo bật cười: “Sao em chọn nhiều thế?” Cô bé đáp: “Thưa cô, không phải chỉ mỗi mình em chọn đâu ạ. Em sẽ làm bác sĩ theo ý ba, làm cô giáo theo ý mẹ, và làm họa sĩ theo ý em.”

Phía sau tính hài hước trong câu chuyện này là một thực trạng mà chúng ta không thể phủ nhận. Rất nhiều bậc cha mẹ ngày nay không hề biết rằng họ đang làm khổ con cái khi vô tình hay cố ý áp đặt những cách suy nghĩ, sở thích, nguyện vọng của mình lên con cái. Một người bạn thân của tôi đã theo học Đại học Bách khoa “theo ý ba” để trở thành kỹ sư cơ khí trong khi anh thực sự yêu thích văn chương và đã từng có một truyện ngắn được đăng báo từ thời trung học! Bây giờ, anh chàng mở một garage sửa chữa xe hơi, mỗi ngày đều phải chui ra chui vào dưới gầm xe tối om đầy dầu nhớt, đành thả trôi giấc mộng văn chương của một thời xa vắng...

Áp lực của các bậc cha mẹ ngày nay không biểu hiện một cách thô bạo qua những mệnh lệnh cứng nhắc như xưa kia, nhưng lại thường được tạo ra từ những tỉ tê tâm sự, những ước ao mong đợi mà không một người con hiếu thảo nào có thể không lưu tâm. Và vì thế, trước ngưỡng cửa vào đời không ít các em đã chọn sai phương hướng. Trong những năm tôi còn dạy học, hầu hết những học trò cuối cấp 3 của tôi đều luôn chờ dịp để tranh thủ một lời khuyên về việc chọn hướng đi cho tương lai. Vì thế, thỉnh thoảng tôi thường có những buổi nói chuyện cởi mở với các em vào dịp cuối tuần về đề tài này. Hầu như tất cả các em đều bày tỏ sự băn khoăn, ray rứt khi sự chọn lựa của mình không hoàn toàn phù hợp với ý muốn của ba hoặc của mẹ! Trong những trường hợp đó, tôi thường khuyên các em hãy cố gắng vượt qua khoảng cách với ba mẹ để đạt đến một sự cảm thông hài hòa, thay vì là đối đầu bằng những lý lẽ đúng, sai, phải, trái.

Khoảng cách giữa các bậc cha mẹ và con cái là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Về mặt thời đại, sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đã làm cho thế hệ đi trước dễ dàng trở nên tụt hậu. Cách đây vài ba mươi năm, rất nhiều ngành học hiện nay chưa có mặt tại nước ta. Để cho các bậc cha mẹ hiểu hết được những điều ấy cũng đã là một khó khăn, huống hồ là thuyết phục các vị về việc chọn ngành nào là thích hợp!

Hơn thế nữa, rất nhiều quan điểm sống trong xã hội cũng đang thay đổi một cách nhanh chóng, từ việc giao tiếp bạn bè cho đến cung cách học tập, làm việc, đều có nhiều điều không giống với trước kia. Trong khi đó, tâm lý chung của các bậc cha mẹ đều là lo lắng cho sự “an toàn” của con cái, luôn sợ rằng con cái mình sẽ dễ dàng hư hỏng khi tiếp xúc với những “cái mới”, “cái lạ” đầy “nguy hiểm”. Ngược lại, các bạn trẻ ngày nay lại rất cần đến những cơ hội tiếp xúc rộng rãi để học hỏi, rèn luyện và trưởng thành, bởi những kiến thức cần đến trong xã hội ngày nay đã hoàn toàn không thể được cung cấp đủ trong phạm vi nhà trường.

Sự khác biệt về nhu cầu và quan điểm giữa hai thế hệ đang được đẩy ra đến một khoảng cách xa nhất vì tốc độ phát triển quá nhanh của mọi thứ trong thời hiện đại. Và điều đó khiến cho nhiều bậc cha mẹ không thể cảm thông được với những suy nghĩ, tình cảm cũng như nhu cầu của con cái.

Mặt khác, các bậc cha mẹ luôn phải chịu nhiều áp lực nặng nề từ công việc mưu sinh hằng ngày cũng như sự lo lắng cho tương lai con cái. Điều này tạo ra tâm lý căng thẳng thường xuyên khi họ quay về với môi trường gia đình. Điều mà họ luôn cần đến là một bầu không khí vui tươi thư giãn, chia sẻ và xoa dịu từ con cái. Thế nhưng rất ít bạn trẻ hiểu được điều này. Các bạn thường đòi hỏi ở cha mẹ nhiều hơn là quan tâm những gì cha mẹ cần đến ở mình. Và chính vì thế mà khoảng cách giữa đôi bên càng có nhiều nguy cơ gia tăng hơn nữa.

Thật đáng buồn khi chính những người thương yêu nhau nhất lại không thể hiểu và cảm thông được nhau. Đây chính là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất đang đe dọa cuộc sống hạnh phúc của nhiều gia đình. Con cái nhiều khi trở thành những chiếc bóng đi về lặng lẽ, không dám bày tỏ bất cứ điều gì với cha mẹ, trong khi cha mẹ thì luôn bực dọc, cáu gắt vì không thấy được những điều mình mong muốn ở nơi con cái. Tâm trạng cô độc và cách biệt bao trùm cả bầu không khí gia đình, ngay cả khi mọi người vẫn cùng nhau chung sống dưới một mái nhà và gặp gỡ nhau mỗi ngày!

Vấn đề chỉ có thể được giải quyết khi chúng ta nhận biết và cố gắng vượt qua những khoảng cách tạo ra do sự khác biệt giữa hai thế hệ. Một khi các bậc cha mẹ nhận biết được rằng con cái không thể có những suy nghĩ, tình cảm và quan điểm sinh hoạt hoàn toàn giống như mình, họ sẽ biết lắng nghe với một thái độ cởi mở hơn, và do đó mà có thể hiểu được tâm tư, tình cảm của con cái. Ngược lại, khi con cái cũng nhận biết được những gì đang đè nặng trong tâm tư, tình cảm của cha mẹ, chúng sẽ biết được những gì nên làm để giảm bớt gánh nặng tinh thần cũng như vật chất cho cha mẹ. Bầu không khí gia đình nhờ đó sẽ trở nên cởi mở hơn, dễ cảm thông hơn, và khoảng cách giữa hai thế hệ sẽ có thể được rút ngắn dần đến mức tối thiểu.

Thật ra, việc đòi hỏi con cái có thể hoàn toàn hiểu và cảm thông được gánh nặng của các bậc cha mẹ cũng là điều hơi quá sức. Ca dao xưa có câu:

Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.


Dù vậy, kẻ chưa lên non cũng không thể nói là hoàn toàn không biết đến những khó khăn khổ nhọc của người leo núi. Dẫu chưa nuôi con cũng không thể không biết đến công lao khó nhọc đêm ngày của cha mẹ. Dù chưa thể cảm nhận được một cách hoàn toàn sâu sắc và đầy đủ như khi tự mình nuôi con, nhưng các bạn trẻ cũng cần phải biết một điều là: Trên thế gian này, không có ai thương yêu và lo lắng cho chúng ta bằng cha mẹ. Hiểu được điều đó rồi thì mọi khoảng cách đều sẽ có thể dễ dàng vượt qua, mọi sự bất đồng đều có thể được giải quyết một cách hài hòa, êm đẹp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/12/2013(Xem: 10629)
Các Phật tử nam lắng nghe chăm chú, các Phật tử nữ lặng nhìn, nghe Hòa thượng khai thị. Có lẽ ai nấy cũng chạnh lòng khi biết rằng, chính tại ngôi chùa Cực Lạc Cảnh Giới này, TT. Hạnh Nguyện đang ngày đêm nguyện cầu chư Phật, hộ pháp gia hộ cho công trình xây dựng Chùa Cực Lạc Cảnh Giới sớm thành tựu, và là nơi nương tựa, tu học tâm linh quan trọng của bà con Phật tử Việt Nam ở hải ngoại.
07/12/2013(Xem: 9149)
Sáng ngày 4/12, chùa Việt Nam mới có tầm cỡ bậc nhất tại Thái Lan “Cực Lạc Cảnh Giới” (WAT PA SUKAWADEE) địa chỉ: 75 Moo, 6 Tambon Samoeng-Nue Samoeng, ChiangMai, ThaiLand đã trang nghiêm tổ chức lễ xuất gia cho sáu cư sĩ bạch y Ưu Bà Tắc, dưới sự chứng minh của HT.Thích Như Điển – Tổng thư ký GHPGVNTN Châu Âu- Phương trượng chùa Viên Giác (CHLB Đức), TT.Thích Hạnh Nguyện – trụ trì chùa Cực Lạc Cảnh Giới, TT. Thích Nguyên Hiền – trụ trì chùa Vĩnh Minh (Lâm Đồng)…, gần 80 Tăng Ni Phật tử về tham dự.
07/12/2013(Xem: 8828)
Không ai không muốn xây dựng xã hội mình đang sống thành một xã hội ổn định, có sức sống phát triển bền vững và tốt đẹp. một xã hội tốt đẹp khi có: - Một hướng đi tiến bộ được đa số đồng thuận tin tưởng. - Một sự ổn định trật tự, nghĩa là có tinh thần chịu chấp nhận nhũng kỷ luật chung bắt nguồn từ trung tâm.
07/12/2013(Xem: 8983)
Khi đức Phật đi giáo hóa đến ngự tại động Thất Diệp thuộc núi Kỳ xà Quật gần thành La Duyệt, một hôm con một Trưởng giả tên Thiện Sinh, sáng sớm tắm rửa xong, ra khỏi thành vào vườn cây, dùng hương lễ lạy sáu phương. Lúc ấy, đức Phật đang ở tại động Thất Diệp, Ngài quán sát chúng sinh, thấy vậy, Ngài liền đến chỗ ấy (bằng thần thông) ngay khi Thiện Sinh vừa lễ lạy xong; khi gặp, Ngài nói với thanh niên rằng:
06/12/2013(Xem: 10420)
Người làm vườn chậm rãi quét lá. Cuối đông, những cây phong - lá đổi mầu từ xanh tươi sang đỏ, vàng - đang rụng những chiếc cuối. Thời gian không âm thanh, không hình tướng mà lại hiện hữu rõ rệt ở mọi nơi, mọi vật qua những đổi thay, luân chuyển của đất trời. Hoa ấy rực rỡ đầu hè, đã úa tàn cuối thu; mầm ấy trồi xanh tháng lạnh, cành lá đã xum xê khi nắng ấm; quỳnh nẩy nụ ngày xuân, đêm trăng rằm tháng hạ đã chợt ngạt ngào hương sắc…….
05/12/2013(Xem: 13031)
Từ Tam Kỳ tôi về lại Đà Nẵng năm 1965 để hầu ôn Phổ Thiên và tiếp tục đi học tại trường trung học Phan Châu Trinh. Ôn cư ngụ tại Chùa Diệu Pháp, nhưng thường xuyên sinh hoạt tại Chùa Phổ Đà. Hai chùa cách nhau năm bảy căn nhà
03/12/2013(Xem: 58042)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23633)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
29/11/2013(Xem: 13463)
Gần đây, sau ngày Giáo Hội ra mắt cơ quan TTTT Trung ương, hàng loạt vấn đề nhạy cảm phơi bày mang tính méo mó của một số báo chí nói về những tu sĩ Phật giáo.
27/11/2013(Xem: 50213)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]