Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

66. Trước hết phải quan tâm đến tình cảm

18/02/201114:55(Xem: 9496)
66. Trước hết phải quan tâm đến tình cảm

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

66. Trước hết phải quan tâm đến tình cảm

Lần đầu tôi tiếp cận với ý tưởng khôn ngoan này là qua một cuốn sách hay của Victoria Moran, nhan đề là «Shelter for the Spirit» (Nơi trú ẩn cho tinh thần). Tác giả nhắc nhở chúng ta rằng, những sự việc có vẻ như quan trọng – rửa chén bát, lau dọn nhà, chăm sóc vườn tược, các chương trình ti-vi, dự tính nấu ăn... và bao nhiêu chuyện vặt vãnh trong nhà khác nữa – mặc dù chắc chắn là quan trọng và không thể tránh được, nhưng nếu cần thiết thì bao giờ cũng có thể tạm hoãn lại được cả. Nhưng, bà ta chỉ ra rằng, những cảm xúc của một người không thể nào hoãn lại. Chúng xuất hiện tại đây, ngay lúc này. Và một khi chúng hiện ra, bạn chỉ có một trong hai khả năng lựa chọn – bạn có thể quan tâm đến chúng ngay, hay bỏ lỡ cơ hội đi và có thể là để lại một tỳ vết không xóa được. Nếu bạn quan tâm đến những cảm xúc của người mình yêu thương với một cung cách yêu thương và trân trọng, bạn sẽ làm tăng thêm tình yêu và sự hòa hợp trong quan hệ. Nếu bạn không làm như thế, bạn bị tách xa khỏi người mà bạn yêu thương. Cho dù không có một ảnh hưởng hủy hoại tức khắc, toàn diện nào lên tình cảm con người, nhưng chắc chắn là có một tác động tích tụ nhiều ngày luôn diễn ra, tùy thuộc vào việc bạn chọn lựa điều nào là ưu tiên hơn – cảm xúc hay sự việc.


Khi tôi còn nhỏ, mỗi khi tôi gây ra những tai họa nhỏ – làm vỡ đồ đạc, đập lõm vào xe hơi, làm trầy sướt bàn, tủ... và những chuyện đại loại như thế – cha tôi thường nói: «Không sao đâu con, mọi thứ đều có thể thay thế được, nhưng con của bố thì không.» Khi lớn lên, tôi vẫn còn nhớ câu nói an ủi này có giá trị biết bao đối với tôi lúc đó, là một đứa trẻ – và cả đến ngày nay, đã lớn khôn. Tôi đánh giá cao những lời nói đầy yêu thương của cha tôi, bởi vì những gì mà ông đã thật sự nói lên chính là: tôi (và những cảm xúc của tôi) là quan trọng hơn tất cả những chuyện vặt đã xảy ra. Tôi cố ghi nhớ và thực hành triết lý sống này khi mọi việc trở nên rối tung lên trong gia đình tôi. Cho dù luôn luôn có nhiều việc để làm, bất cứ khi nào có thể được tôi đều cố gắng đặt những nhu cầu tình cảm của gia đình (và những cảm xúc của mọi người trong gia đình) lên trên hết.


Trong một chừng mực, lời nói của cha tôi và việc quan tâm trước hết đến những cảm xúc là đi đôi với nhau. Trong cả hai trường hợp, chúng ta được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc nhìn mọi việc trong thế quân bình của chúng – nghĩa là không quá quan tâm và tập trung chỉ vào những việc phải làm mà quên đi những gì thật sự là quan trọng. Nói một cách khác, nếu vợ, con, hay một người bạn cần đến sự quan tâm hoàn toàn của chúng ta trong một lúc, tốt nhất là nên từ bỏ việc đang làm để có mặt ngay – với tình yêu của mình. Khi con bạn muốn kể cho bạn nghe một câu chuyện, vợ bạn muốn chia sẻ cùng bạn một ngày nghỉ, đều là những giây phút quý giá – những cơ hội để chia sẻ và giao cảm, để tạo thành những kỷ niệm. Thảm cỏ có thể là thật sự đang cần cắt xén, nhưng có thể gác lại được. Có rất ít sự việc mà tôi dám đảm bảo, nhưng đây là một trong số đó: cảm xúc của một thảm cỏ (nếu có) chẳng bị thương tổn gì nếu bạn gác lại một giờ, hay thậm chí một ngày, rồi mới cắt xén. Thật không may là tôi không thể đảm bảo như vậy với cảm xúc của một người vợ hay một đứa con.


Tôi đã nhận thấy rằng, thật vô cùng hữu ích nếu bạn luôn ghi nhớ điều này: một cách lý tưởng, những nhu cầu tình cảm cần được ưu tiên trên hết đối với gần như là mọi việc. Khi bạn làm như vậy, bạn sẽ nhanh chóng khám phá ra rằng có rất ít những trường hợp thương tổn tình cảm để phải đối phó. Và hơn thế nữa, thảm cỏ rồi cũng sẽ được cắt xén như bình thường thôi. Sự thay đổi đơn giản trong cách nhìn như thế này có thể tạo ra cả một thế giới thay đổi đối với tình yêu thương được trải nghiệm và chia sẻ trong gia đình bạn. Bởi vậy, trước khi lao vào việc cắt cỏ, hãy xem lại trong gia đình liệu có còn điều gì cần ưu tiên chú ý đến hơn chăng. Rồi bạn sẽ hài lòng vì mình đã làm được vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2013(Xem: 27365)
Không biết tự khi nào, tôi đã lớn lên trong tiếng chuông chùa làng, cùng lời kinh nhịp mõ. Chùa An Dưỡng (xem tiểu sử), ngôi chùa làng, chỉ cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Nghe Sư phụ kể lại, chùa được xây dựng vào khoảng từ 1690 đến năm 1708, do công khai sơn của Hòa Thượng Thiệt Phú, người Tàu sang Việt Nam truyền giáo cùng với các thiền sư khác. Trong chuyến đi hoằng pháp vào đàng trong, Ngài đã xây dựng ngôi chùa này. Chùa nằm trên một khu đất cao nhất làng, quanh năm bao phủ một màu xanh biếc của những khóm dừa, những lũy tre làng thân thương.
19/09/2013(Xem: 13368)
Chẳng là một tối nọ tình cờ tôi xem được đoạn phim Nghịch Duyên của hãng phim Mã Lai, tả một câu truyện có thật xảy ra tại Trung Quốc từ thời xa xưa nào đó. Nhân vật chính chỉ có hai người là Chàng và Nàng, hay anh Chồng và chị Vợ, họ lấy nhau đã lâu nhưng không có con. Vợ chồng sống khá hạnh phúc với nghề bán rau cải tươi ngoài chợ. Cho đến một hôm chị Vợ nghe được một bài Pháp của một vị Hòa Thượng giảng về công năng của câu Niệm Phật sẽ được vãng sanh.
19/09/2013(Xem: 9000)
Hôm nay đạo tràng chùa Linh Thứu hân hoan đón chào phái đoàn Phật tử từ các nơi trên thế giới, đổ dồn về dự buổi Huân Tu Phật Thất do Thầy Hạnh Tấn hướng dẫn. Này nhé! Thầy Tâm Ngoạn một du Tăng đến từ Nam Cali xứ Cờ Hoa, Thầy Hạnh Tấn của chúng ta như các bạn đã biết,
18/09/2013(Xem: 11071)
Các tập đoàn công nghệ toàn cầu đang tìm cách ứng dụng sự thực tập chánh niệm và thiền định vào hoạt động của mình để có được hạnh phúc và sự phát triển bền vững. (Được chuyển ngữ từ bài viết “Google seeks out wisdom of Zen Master Thich Nhat Hanh” của tác giả Jo Confino đăng trên tờ The Guardian ngày 5/9/2013).
17/09/2013(Xem: 24336)
Trong khuôn khổ của chương trình Giáo dục thường xuyên thuộc ngành y (Continuing Medical Education) của Viện đại học Harvard. Được tổ chức bởi Trường đại học Y khoa Harvard (Harvard Medical School) mà đứng đầu là các Giáo sư danh tiếng như: Christopher Germer, Judy Reiner Platt và Ronald D. Siegel vào các ngày 11 và 12 tháng Chín 2013 tại thính đường lớn của Boston Park Plaza Hotel, với một ban Giảng huấn hùng hậu gồm 14 vị Giáo sư đứng đầu là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sau đó mới tới các vị Giáo sư danh giá như: Lilian Cheung, Alice Domar, Elissa Ely, Christopher Germer, Devon E. Hinton, Judith V. Jordan, Jon Kabat-Zinn, David Leisner, Judy Reiner Platt, Susan M. Pollak, Ronal Siegal, David A. Sieberweig và Barent Walsh.
17/09/2013(Xem: 8870)
Vầng trăng ai xẻ làm tư. Nửa in Bút Nữ, nửa soi gầm giường. Ai bảo Hoa Lan không biết làm thơ ? Không, cô nàng ngoài tài viết văn quyến rũ độc giả đưa vào mê hồn trận với những mối tình A Còng và Nghịch Duyên, cũng biết xuất khẩu thành thơ đấy. Nhưng thơ của nàng thì ôi thôi chẳng ai chịu nổi cả vì chỉ toàn đi chôm thơ của người khác rồi cải biên, tân trang lại cho đúng vần đúng điệu và cuối cùng nhận là thơ của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]