Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

61. Đừng quá chú ý vào những kỳ nghỉ

18/02/201114:55(Xem: 10668)
61. Đừng quá chú ý vào những kỳ nghỉ

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

61. Đừng quá chú ý vào những kỳ nghỉ

Điều rõ ràng là, phần lớn cuộc sống không diễn ra ở những kỳ nghỉ. Dù vậy, nhiều người trong chúng ta nhấn mạnh thái quá vào tầm quan trọng của những kỳ nghỉ, đến mức quên cả việc tận hưởng những thời gian khác trong cuộc sống, những kinh nghiệm thường ngày, trong từng giây phút.


Chúng ta dự tính, rồi trông đợi cho đến các kỳ nghỉ, đôi khi như thể chỉ có những kỳ nghỉ mới là một phần thật sự đáng sống trong đời ta. Chúng ta xây đắp những mong đợi rằng thời gian chúng ta đi nghỉ sẽ là phần nổi bật nhất trong năm, một dịp tuyệt vời có thể bù đắp lại cho bao nhiêu khó khăn và thất vọng trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta tự nhủ với mình rằng: «Ái chà, cuộc sống sẽ tuyệt vời biết bao một khi ta đến được nơi ấy.»


Có nhiều vấn đề với thái độ quan trọng hóa quá đáng các kỳ nghỉ. Trước hết, như đã nói trên, thời gian các kỳ nghỉ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong toàn cuộc đời ta. Hầu hết những người tôi quen biết đi nghỉ được khoảng một tuần, hoặc hai tuần là tối đa. Phần thời gian còn lại là công việc thường lệ. Bỏ ra năm mươi tuần lễ để dự tính và mong mỏi hai tuần còn lại là một điển hình cổ điển cho sự đảo ngược mức độ ưu tiên, một cách rèn luyện để đạt đến sự thất vọng!


Một phần của vấn đề là ở chỗ, khi bạn ưu tiên nhấn mạnh vào hai tuần lễ ấy, tư tưởng của bạn sẽ bị tách rời khỏi giây phút hiện tại. Thay vì hoàn toàn chú ý vào hiện tại nơi đây, và khám phá những niềm vui trong cuộc sống hàng ngày, sự chú ý của bạn lại tập trung vào suy nghĩ mọi việc sẽ tốt đẹp ra sao, và sẽ vui thú biết bao ở kỳ nghỉ sau đó – thay vì là bây giờ.


Một vấn đề khác nữa với sự mong đợi cao độ là, trong rất nhiều trường hợp, chúng không thực tiễn. Vì thế dẫn đến cực kỳ thất vọng. Gần đây, Kris và tôi rơi vào cái bẫy này. Lúc đó là một thời gian cực kỳ bận rộn, và chúng tôi chưa có cơ hội nào đi xa trong suốt mùa hè. Tuy nhiên, chúng tôi đã dự tính một chuyến đi gọn nhẹ đến một bãi biển mà chúng tôi thật sự mong đợi. Trong suy nghĩ của tôi, chuyến đi này hẳn là hết sức tuyệt vời, có thể bù đắp lại cho cả một mùa hè chúng tôi không đi đâu. Tôi chờ đợi sẽ có những chuỗi cười của trẻ con, và thật nhiều, thật nhiều niềm vui.


Tuy nhiên, những điều là thiên đường trong trí tưởng tượng của tôi hóa ra là một trận rối rắm. Trong một thời gian, tất cả chúng tôi phải ở chung một căn phòng nhỏ trong khách sạn. Nơi đây đông đúc, khí hậu nóng, và lũ trẻ cãi cọ nhau nhiều hơn thường ngày. Chúng không đồng ý được với nhau về việc sẽ dành thời gian làm gì, và Kris với tôi cảm thấy mắc kẹt ngay ở giữa. Bãi biển đông ngẹt và hồ bơi cũng vậy. Và khí hậu, dĩ nhiên là không thích hợp. Nói tóm lại, tất cả chúng tôi đều thừa nhận rằng, ít nhất là lần này, chúng tôi thật sự có nhiều niềm vui, không gian và sự thích thú hơn khi trở về nhà.


Xin đừng hiểu lầm. Tôi không muốn nói là có điều gì sai trái với các kỳ nghỉ, hoặc việc mong đợi chúng là một lỗi lầm. Tôi cũng nhận biết rằng có nhiều kỳ nghỉ rất tuyệt vời, trong đó có nhiều kỳ nghỉ của chính tôi. Những gì mà tôi cố cảnh giác với bạn ở đây là một vấn đề phổ biến, việc làm to chuyện các kỳ nghỉ quá mức cần thiết, việc nhấn mạnh quá đáng sự tuyệt vời ở một nơi nào đó, thay vì nhớ rằng cuộc sống ở ngay nơi đây là tuyệt vời, đặc biệt biết bao! Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng, thay vì dựa vào các kỳ nghỉ để có được hạnh phúc, bạn có thể biết cách hài lòng và thanh thản hơn ở bất cứ nơi nào. Khi bạn có thật sự lên đường đi nghỉ, điều này cũng vẫn là một kinh nghiệm phong phú thêm vào – nghĩa là có lợi trong mọi lúc.


Dĩ nhiên, điều ngược lại cũng là sự thật. Nếu bạn không vui và căng thẳng phần lớn thời gian trong cuộc sống, thật không thực tế chút nào để có thể tin được rằng một khi đi nghỉ bạn sẽ được thư giãn và bình thản. Lời khuyên ở đây là đơn giản: Cứ tiếp tục dự tính cho kỳ nghỉ của bạn, và khi đến đó, hãy tận hưởng những thời gian tuyệt vời. Nhưng đừng bao giờ quên rằng, cuộc sống thường ngày cũng có thể trở nên tuyệt vời nếu bạn biết trân trọng những gì đang sẵn có.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/02/2011(Xem: 10741)
"Hạnh phúc là điều có thật." Hẳn sẽ có những độc giả cho rằng đây là một điều khá ngây ngô để nói lên, vì mỗi người trong chúng ta, có ai lại không một lần đã từng nếm trải cái gọi là "hạnh phúc"?
17/02/2011(Xem: 8065)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
16/02/2011(Xem: 9925)
Từ muôn trùng xa xôi diệu viễn, chúng tôi đã đến Ấn Độ bằng những tâm trạng vô cùng phức tạp. Những bước chân đàu dọ dẫm trên miền đất mới. Những ấn tượng sâu đậm chập chùng đã sống dậy trong tâm hồn chúng tôi. Là những đứa con của Phật, là những người đã chọn cho mình lối sống truyền thống của người thoát ly, dĩ nhiên chúng tôi luôn ao ước được đặt chân đến nơi đã từng là trụ xứ của người cha tinh thần của chúng tôi, của người cha hiền mà chúng tôi quen gọi là từ phụ.
16/02/2011(Xem: 6245)
Sả là một loại gia vị tuyệt vời trong bữa ăn hàng ngày và là vị thuốc tốt cho sức khỏe có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giải cảm, giải độc và giảm cân, thư giãn tinh thần.
16/02/2011(Xem: 7084)
Yêu thương và được yêu thương là hai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
15/02/2011(Xem: 11563)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
15/02/2011(Xem: 7612)
LTS: Đầu Xuân mới, doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo, tác giả loạt bài hành trình chiêm bái Phật tíchđã đăng trong dịp Tết trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, đã gửi một bài viết "khai bút đầu xuân" về những tịnh vật dâng cúng Phật và nhắn gửi mong ước "nhân lành sanh quả ngọt".
13/02/2011(Xem: 11291)
Trong truyền thống của người Trung Quốc vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, người Hán tộc sống tại khu vực có chùa chiền Phật giáo đều nấu loại cháo Lạp Bát dâng lên chùa cúng dường Đức Phật.
12/02/2011(Xem: 7658)
Dưới đây là một bài viết của bà Aung San Suu Kyi trên báoBangkok Post tháng 9, năm 1996. Bài báo sau đó được một ký giả Pháp là AlainDelaporte-Digard viết lời giới thiệu và đưa lên mạng Buddhachanel.tv vào ngày13 tháng 10, năm 2010. Bài báo tuy đến với chúng ta hơi muộn, thế nhưng chính sựmuộn màng đó biết đâu cũng là một lợi điểm giúp chúng ta đánh giá cao hơn nữaLợi ích của Thiền định và sự Hy sinh"của bà Aung San Suu Kyi, vì gần đây bà đã phục hồi được sự tự do của mình. Dướiđây là lời giới thiệu của ký giả Alain Delaporte-Digard và tiếp theo đó là phần chuyển ngữ bài viết của bà Aung San SuuKyi.
10/02/2011(Xem: 7730)
Ngày nayđọc được một bài viết về Phật giáo của một tác giả Ấn độ là một việc hiếm hoi,vì Phật giáo đã biến mất trên bán lục địa này đã tám thế kỷ. Nhưng nếu đọc đượcmột bài viết của một tác giả khác thường, thì lại còn hiếm hoi hơn nữa. BhimraoRamji Ambedkar (1891-1956) là cựu bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Nerhu, mộtngười tranh đấu cho công bằng xã hội, đơn độc chống lại sự phận chia giai cấp giữacon người và vạch trần những sai lầm của Ấn giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]