Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

55. Giảm bớt sự bực dọc

18/02/201114:55(Xem: 8334)
55. Giảm bớt sự bực dọc

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

55. Giảm bớt sự bực dọc

Có lần, tôi đang nói chuyện với một đám đông trong hiệu sách, có người đặt một câu hỏi rất thú vị: «Ông sẽ miêu tả một con người bình thường như thế nào với chỉ trong vài ba từ?» Sau một chút suy nghĩ, tôi trả lời: «Dễ bực dọc.» Cả phòng bật cười vang, vì mọi người đều nhận biết là tôi đã chỉ ra được một sự thật gần như phổ biến – hầu hết mọi người trong chúng ta có thể trở nên bực dọc bởi gần như là mọi chuyện.


Hiệu quả của việc giảm bớt sự bực dọc là vô cùng to lớn. Mức độ căng thẳng của bạn sẽ giảm đi. Bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chấp nhận những con người và sự kiện trong cuộc sống. Bạn có nhiều niềm vui hơn, quan tâm đến người khác hơn cũng như tự mình trở nên lôi cuốn sự quan tâm của mọi người. Bạn sẽ là một khuôn mẫu tốt hơn cho gia đình và bè bạn. Bạn sẽ giảm bớt những phản ứng quá khích. Bạn sẽ thấy cuộc sống dần dần không còn là một gánh nặng, mà trở nên lôi cuốn như một cuộc phiêu lưu. Bạn sẽ giảm bớt sự bực tức và cáu gắt. Bạn sẽ chuyển đổi được cuộc sống bình thường thành những kinh nghiệm tuyệt vời. Thực tế là, sự bực dọc chẳng phải vui vẻ gì. Nó là sự hủy hoại to lớn đối với phẩm chất tốt đẹp của cuộc sống và là cách bộc lộ cơ bản nhất của việc hay cáu gắt vì những chuyện vặt. Nó thật sự là một điểm chán ngấy đối với mọi người khác.


Phương pháp để giảm bớt đi sự bực dọc là đặt việc này lên thành một ưu tiên. Hãy theo dõi các phản ứng của bạn trong cuộc sống. Lưu ý việc bạn có thể đã bực dọc đến như thế nào, phản ứng thái quá với sự việc và mọi người chung quanh ra sao. Khi bạn đã làm được như vậy, hãy tự cam kết với mình là sẽ giảm bớt sự bực dọc, đặc biệt là vì những chuyện nhỏ nhặt.


Trong sinh hoạt mỗi ngày, chú ý xem bạn có thể nào bắt gặp chính mình trong những lúc cáu gắt hoặc bực dọc. Hãy xem đây như một trò chơi. Khi chợt nhận ra mình đang bực dọc chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt nào đó, tự nhủ mình một câu đại loại như: «Ái chà, lại mắc phải rồi đây.» Và cũng đừng xem đó là quan trọng. Rồi bạn sẽ nhận ra là hầu hết các phản ứng thái quá của bạn thường là không cố ý, nghĩa là đôi khi bạn cũng không tự nhận biết mình đã trở nên cáu gắt như thế nào. Bằng cách tỉnh táo chú ý vào mọi suy nghĩ và phản ứng của mình, bạn sẽ làm cho mọi việc trở nên rõ ràng và điều đó giúp bạn có khả năng tạo ra sự thay đổi.


Hầu hết những phản ứng của chúng ta trong cuộc sống không gì khác hơn là những thói quen, những hành vi tập nhiễm. Nếu chúng ta rèn tập tính khe khắt, cáu gắt, chúng ta ta sẽ trở nên một con người đúng như thế. Tuy nhiên, điều ngược lại cũng là sự thật. Nếu bạn có thể kết hợp một chút khiêm tốn với khả năng biết tự xét những hành động của mình, và có một quyết tâm chuyển đổi, chắc chắn bạn sẽ có khả năng làm được điều đó. Tôi đã từng biết là có rất nhiều người (trong đó có cả tôi) trước đây rất khắt khe và dễ cáu, nhưng giờ đây lại khá dễ dãi và làm việc có hiệu quả hơn.


Hãy thử một lần xem. Nhờ vào việc giảm bớt sự quá khích và căng thẳng, bạn sẽ trở nên một người hạnh phúc hơn, và cũng có nhiều niềm vui hơn. Và thêm một điều này nữa: tất cả những người có quan hệ mật thiết với bạn đều sẽ nhận ra và đánh giá cao sự thay đổi tích cực này.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2014(Xem: 18831)
Đây là tập sách do chúng tôi biên soạn, đặc biệt, là những bài mang tính cách lễ nghi hành trì. Những bài, do chúng tôi biên soạn gồm có: “Oai nghi của một tu sinh, những nghi thức dành cho khóa tu, bài hát sinh hoạt đạo tràng”. Ngoài ra, còn có những bài sám, nghi thức lạy thù ân, mà chúng tôi đã sưu tập kết hợp lại để vào trong tập sách này.
30/05/2014(Xem: 9775)
Báo Tuổi trẻ cách đây ít ngày có đăng câu chuyện về một người Mỹ có một cô con nuôi gốc Việt ở với ông từ hồi còn bé , nhưng cô ấy vẫn nói tiềng Việt nhu một người Việt Nam thuần túy . Điều tôi muốn nói đây không phải về người con nuôi gốc Việt , mà về ông cha nuôi người Mỹ . ông ta là thi sĩ và là giáo sư đại học , tên Bruce Weigl.
30/05/2014(Xem: 11034)
Tôi được gặp và quen thầy Pháp Bảo vào năm 1999 trong dịp đi lễ Vu Lan tại chùa Thuyền Lâm cùng với ba mẹ. Lúc đó thầy còn là chú và tôi hay gọi là chú Tấn. Sau thời gian dài vào tu học ở Sài Gòn, trong chuyến thầy ra Huế kỵ tổ ở chùa Thuyền Lâm, tôi mới gặp lại thầy Pháp Bảo. Trong câu chuyện hỏi thăm, lần đầu tiên tôi nghe thầy tâm sự về gia đình thầy. Trong lòng tôi bỗng dâng lên một nỗi xúc động đến kỳ lạ khi nghe câu chuyện về mẹ và anh chị em của thầy. Tôi thật sự rất khâm phục và tự hào về tình cảm thương yêu, hiếu kính của gia đình thầy.
28/05/2014(Xem: 8641)
Thật ra nếu không yêu thương thì làm sao sống được? Xã hội bây giờ có nhiều người tự tử, trong đó có rất nhiều người trẻ, đó là vì họ không có khả năng thương yêu. Thương yêu trước hết là thương yêu cuộc đời. Phải yêu cuộc đời thì mới sống được. Cuộc đời ở trong cơ thể mình, trong tim mình, ở xung quanh mình. Chán đời thì không sống được. Vì vậy chúng ta phải thực tập “yêu đời”. Sự sống là một cái gì rất quý giá.
27/05/2014(Xem: 7922)
Tôi tiễn tuần cũ với 2 sự kiện quan trọng: thứ 7 là buổi nói chuyện với mấy trăm bạn trẻ mới đi làm tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình về chủ đề “Tư duy để thành công” và chủ nhật là chia sẻ với vài trăm phật tử tỉnh Hòa Bình về chủ đề “Giàu và nghèo”. Niềm vui thật giản đơn khi bằng cách này hay cách khác tôi đã chia sẻ những lời Phật dạy với bất cứ ai có thể. Đối với tôi, việc này cũng như ăn, cũng như cách mình nạp năng lượng, nhưng chỉ có khác là không ăn bằng miệng mà bằng não, bằng tâm. Đầu tuần tôi nghe tin nhạc sỹ Thuận Yến qua đời và đám tang diễn ra sáng thứ 3. Giật mình!
27/05/2014(Xem: 17399)
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số bài võ cổ truyền Bình Định tại võ đường Chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) để các bạn tham khảo, nghiên cứu và học tập...
24/05/2014(Xem: 15437)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Giác ngộ là thấy tánh. Muốn thấy tánh thì tu thiền, như đức Thích Ca Mâu Ni do thiền dưới gốc cây Bồ Đề mà giác ngộ thành Phật. Cho nên, mục đích tối hậu của thiền Phật Giáo là thành Phật, là giác ngộ chân tánh. Vì vậy, Thiền Tông chỉ nói đến “kiến tánh thành Phật,” không nói gì khác.
22/05/2014(Xem: 7708)
Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo: -Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy
21/05/2014(Xem: 8750)
Tôi gặp anh trong lần đến thăm một người bạn ngày cuối tuần. Trông anh phúc hậu, nói chuyện có duyên với dọng nói ấm áp, dễ nghe. Mỗi người chúng tôi kể những câu chuyện của mình, trao đổi về phương pháp và kinh nghiệm tu tập. Anh cũng vậy. Tôi giật mình khi anh nói về gia đình anh. Hóa ra trước mặt tôi là người đàn ông của một gia đình công giáo nòi.
19/05/2014(Xem: 8406)
Rất nhiều người người nói “Tôi muốn được hạnh phúc nhưng lại không biết làm sao”. Họ không hề cảm thấy hạnh phúc hoặc nếu có thì chỉ thoáng thấy hạnh phúc nhưng rồi lại cảm thấy bất toại nguyện và cô đơn hoặc trải qua cảm giác trống vắng trong một thời gian rất lâu. Nguyên nhân ở đâu và cách thức để có hạnh phúc là gì. Liệu chăng có phải là tình yêu thương với tất cả những ai quanh mình, mọi chúng sinh trên thế gian này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]