Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Hãy trân trọng cuộc sống

18/02/201114:55(Xem: 8145)
17. Hãy trân trọng cuộc sống

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

17. Hãy trân trọng cuộc sống

Cuối cùng, có nhiều người trong chúng ta rồi sẽ nhận được kết quả chẩn đoán về một căn bệnh nào đó đáng kinh sợ. Và bên cạnh nỗi kinh hoàng mà, không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta sẽ trải qua, một điều khác cũng chắc chắn xảy đến: Cuộc sống bình thường của chúng ta sẽ được cảm nhận và trân trọng. Có những điều mà thường khi chúng ta hoàn toàn coi thường – những trận cười, những vẻ đẹp, tình bạn, thiên nhiên, gia đình và những người thân yêu, nhà cửa – giờ đây sẽ dường như quan trọng hơn và đặc biệt hơn bao giờ hết. Mỗi ngày trôi qua sẽ được tận hưởng như một món quà tặng và như một sự diệu kỳ đầy yêu thương. Hơn thế nữa, những chuyện vặt vãnh trước đây thường làm chúng ta bận tâm đến nhiều, giờ đây dường như không còn quan trọng lắm, hoặc không đáng chú ý mấy. Những điều bực dọc mà chúng ta vẫn thường tập trung chú ý vào giờ đây giảm hẳn đi đáng kể. Sự chú ý của có chúng ta lúc này sẽ tập trung cả vào sự quý giá của cuộc sống. Bởi vì chúng ta biết tương đối chắc chắn những điều như trên sẽ là phản ứng khi một điều thật tồi tệ xảy ra, như đã từng xảy ra cho rất nhiều người trước đây, liệu có chút giá trị gì trong việc chờ đợi đến những lúc ấy mới biết trân trọng cuộc sống? Thay vì trì hoãn sự cảm nhận về những ân sủng của cuộc đời cho đến lúc bị thúc đẩy phải nhận ra bằng hình thức của những điều rủi ro, tồi tệ, tại sao không bắt đầu trân trọng cuộc sống ngay từ bây giờ? Cuộc sống tự nó là một điều kỳ diệu, và chúng ta thật vô cùng may mắn được hiện hữu nơi đây! Có nhiều nhận thức sáng suốt tiềm tàng có thể có được bằng cách tự nhắc nhở mình về tính chất mong manh ngắn ngủi của cuộc sống, và sự thay đổi nhanh chóng biết bao của sự vật quanh ta – trong một giây phút bạn có vợ, có con, rồi chỉ phút sau đó có thể đã mất rồi. Trong một giây phút bạn nghĩ là mình tồn tại mãi mãi, ngay sau đó bạn biết rằng không thể như thế. Trong một ngày bạn thích thú dạo chơi, rồi chỉ ngày sau đó, một tai nạn xảy ra và vĩnh viễn bạn không còn bước đi trên hai chân được nữa. Trong một ngày bạn có một ngôi nhà, ngày sau đó đã mất đi trong một cơn hỏa hoạn. Bạn đã thấy được vấn đề như thế đấy... Thật rõ ràng, có hai cách khác biệt nhau để nhìn vào tính chất mong manh dễ thay đổi của cuộc sống. Một là cảm thấy mình bất lực và hoảng sợ trước những đổi thay không thể nào tránh được trong cuộc sống, kể cả những đổi thay đầy đau khổ. Cách nhìn thứ hai, tích cực hơn, cũng với cùng những thực tế của cuộc đời như trên, là dùng chính cái tính chất không chắc chắn của cuộc sống như một lời nhắc nhở thường xuyên để luôn luôn biết ơn cuộc sống. Bởi vì chúng ta quá quen thuộc và dành quá nhiều thời gian trong nhà, nên chúng ta rất dễ coi thường cuộc sống gia đình, những vật sở hữu, môi trường chung quanh, sự riêng tư, an toàn, thoải mái và hàng bao nhiêu thứ khác mà ngôi nhà mang lại cho ta. Do nơi khuynh hướng này, điều cực kỳ quan trọng là phải thường xuyên tự nhắc nhở mình: thật may mắn biết bao để có được một mái nhà, cho dù là có tồi tàn đến đâu đi chăng nữa. Chúng ta cần phải dành ra những thời gian thật sự mỗi ngày (có lẽ chỉ cần đôi ba phút) để nghĩ đến và bày tỏ, nếu có thể được, lòng biết ơn của chúng ta đối với vai trò quan trọng của ngôi nhà trong cuộc sống chúng ta. Thay vì chờ đợi những điều tồi tệ xảy đến mới làm cho bạn biết quý giá cuộc sống, nếu bạn bắt đầu biến điều đó thành một phần trong cuộc sống của bạn ngay từ bây giờ, bạn sẽ tận hưởng được nhiều niềm vui của cuộc sống ngay trong gia đình, hơn cả những gì mà bạn có thể tưởng tượng được. Hãy thử một lần xem. Tôi dám đánh cuộc là bạn sẽ thấy có nhiều điều để phải trân trọng, hơn là bạn đã từng nhận biết trước đây.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2012(Xem: 6231)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika dạy các Tỷ kheo: - Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng không phải Thánh và hội chúng bậc Thánh.
23/11/2012(Xem: 5955)
Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.
22/11/2012(Xem: 4856)
Haibạn thân mến, Trước hết tôi xin mạn phép được gọi hai người là những người bạn của tôi. Thiết nghĩđã là con người thì tất cả chúng ta đều là bạn hữu với nhau, có phải thế haychăng? Tin các bạn vừa quyết định tạm thời chia tay để sống xa nhau khiến tôi bànghoàng và lòng buồn vô hạn. Dù chỉ là một người bạn thế nhưng tôi cũng cảm thấyđau lòng, huống chi con cái và những người thân chung quanh thì chắc là họ sẽcòn đau lòng hơn nhiều lắm !
21/11/2012(Xem: 5708)
Gần đây, tòa soạn nhận được rất nhiều thông tin từ bạn đọc trong nước và hải ngoại gửi về, với yêu cầu tha thiết cần có sự kiểm chứng trước một số thông tin mang tính quy chụp, tự dựng vô căn cứ, hoặc những phát biểu – thông điệp tiếm xưng đụng chạm đến lòng tự trọng dân tộc của người Việt… Câu chuyện trong tuần kỳ này xin giới thiệu cùng bạn đọc những ý kiến của CTV. Minh Thạnh, về khía cạnh văn hóa ứng xử trong một thông điệp ẩn chứa nhiều nội dung khác của một chức sắc tôn giáo nước ngoài tại nước ta, được nhiều diễn đàn quan tâm.
17/11/2012(Xem: 8097)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI hay còn gọi là HIỆN PHÁP LẠC TRÚ mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không phù hợp với tinh thần Phật dạyhoặc không trích dẫn đầy đủ lời Phật dạy trong kinh.
15/11/2012(Xem: 16973)
theo báo New York Times cho biết cơ quan cứu hộ Arizona đã tìm thấy một người phụ nữ, Christie McNally 39 tuổi trong tình trạng hôn mê do nhiễm nắng và thiếu nước và chồng, Ian Thorson, chết thê thảm trong một hang núi ở cao độ 7000 bộ giữa những ngọn núi vùng sa mạc thuộc bang Arizona vào ngày Chủ Nhật 22 tháng 4 năm 2012.
14/11/2012(Xem: 9907)
Ai cũng phải chết nên chết là điều đáng sợ. Tuy nhiên không phải ai cũng được trải qua tuổi già, nên dầu tuổi già còn đáng sợ hơn cái chết, người ta vẫn chúc tụng nhau sống lâu trăm tuổi, đầu bạc răng long. Vì không phải ai cũng thấy được những cái khổ của tuổi già.
02/11/2012(Xem: 6847)
Ở bên đó, hằng năm đến ngày 20/11, học sinh tặng hoa để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Đó là "ngày nhà giáo quốc tế" của họ. Lúc đầu quà tặng là những đóa hoa hồng, nghe cũng xuôi tai, chừng đó! Thế nhưng những năm đầu tôi cũng đã xót ruột khi thấy học sinh phải mua hoa rất mắc vào ngày 20/11 trong khi nồi cơm nhà các em luôn luôn độn sắn khoai. Do đó mà khi nhận những phần thưởng tinh thần này, những nhà giáo xã hội chủ nghĩa bất đắc dĩ như tôi không thấy vui như ngày xưa đối với cách biểu lộ tình cảm của học sinh; cái cách biểu lộ tình cảm ngây ngô, tự phát, không có công thức, không có chỉ huy...
01/11/2012(Xem: 5751)
Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.
30/10/2012(Xem: 9374)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567