Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Sống thật với lòng mình

18/02/201114:55(Xem: 9281)
11. Sống thật với lòng mình

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

11. Sống thật với lòng mình

Một trong những nguyên nhân khá tế nhị nhưng quan trọng khiến người ta hay bực mình vì những chuyện vặt chính là vì họ đã không sống thật với lòng mình. Thay vì vậy, nhiều người chạy theo những thói quen ngoài ý muốn, hoặc vì thấy những người khác đang làm điều đó, hoặc vì điều đó có vẻ như nên làm. Lấy ví dụ như, mọi người thường chọn những nghề nghiệp mà cha mẹ họ muốn, hay vì một địa vị được thừa nhận nào đó, hoặc vì một sự đánh giá bề ngoài. Một số bậc cha mẹ thường đẩy con cái họ vào một số hoạt động, hay muốn con cái may mặc những loại áo quần nào đó, chỉ đơn giản là vì những người khác đang làm như thế. Lại cũng có những người phải vất vả để mua cho bằng được một căn nhà, thay vì thuê một căn hộ, hoặc là sống xa xỉ vượt quá mức lương bẩn chật của mình, chỉ là vì cố theo cho kịp người khác.


Sống thật với lòng mình có nghĩa là bạn chọn một đời sống, một phong cách sống phù hợp với chính mình và gia đình mình. Điều đó có nghĩa là bạn đưa ra những quyết định quan trọng bởi vì chúng xuất phát từ tự tâm, từ sự cân nhắc của chính mình, không cần thiết phải xuất phát từ những gì của người khác. Sống thật lòng có nghĩa là bạn tin tưởng vào chính bản năng của mình hơn là những áp lực từ sự quảng cáo, hoặc là theo như suy nghĩ của mọi người trong xã hội, hàng xóm, bạn bè.


Tuy nhiên, sống thật với lòng mình không có nghĩa là bạn trở thành một tên nổi loạn, phá vỡ truyền thống gia đình, hay trở nên lập dị với người khác. Ý nghĩa của nó tinh tế hơn thế nhiều. Sống thật với lòng mình là biết tin cậy vào tiếng nói tự đáy lòng mình mà chỉ có thể lắng nghe được mỗi khi bạn biết lắng lòng yên tịnh. Chính tiếng nói này đã xuất phát từ sự khôn ngoan và cảm nhận chung, thay vì là từ những huyên náo căng thẳng và thói quen hàng ngày. Khi bạn biết tin vào cảm nhận của mình hơn là vào thói quen, những tia sáng mới sẽ soi rọi vào tâm trí bạn. Những tia sáng nội tâm này có thể rất đa dạng, từ ý định dời nhà đến một thành phố khác, cho đến việc nhận ra sự cần thiết phải từ bỏ một thói quen có hại, hay phương thức làm sao để giao tiếp một cách tốt hơn với người mà bạn yêu thương. Bạn cũng có thể sẽ thấy được việc nên chọn ai để chơi cùng, hoặc cách thức như thế nào để giải quyết những rắc rối. Tất cả đều bắt đầu từ việc biết lắng nghe tiếng nói tự lòng mình.


Không sống thật với lòng sẽ tạo ra rất nhiều mâu thuẫn nội tâm, và điều này tiếp đó sẽ tạo điều kiện cho bạn dễ dàng trở nên người cáu gắt, dễ chán nản và hay phản ứng quá khích. Tận đáy lòng mình, bạn thừa biết những gì là chân thật đối với bạn, đời sống như thế nào bạn thích, và bạn muốn trở thành loại người như thế nào. Tuy nhiên, nếu những hành động của bạn không phù hợp với trí khôn ngoan nội tâm đó, bạn sẽ cảm thấy chán nản và căng thẳng. Khi bạn biết sống thật với lòng mình, những cảm giác này sẽ dần dần tan biến đi, bạn sẽ trở nên điềm đạm hơn, vui tươi hơn, và ít căng thẳng hơn. Bạn sẽ thật sự sống cuộc đời của chính mình, thay vì là sống cho người khác.


Phương thức để sống thật hơn với lòng mình là tự nguyện sống như thế. Tự hỏi mình những câu như thế này: «Tôi thật sự muốn sống cuộc sống của tôi như thế nào?» «Tôi đang làm theo cách của tôi, hay tôi đang thực hiện mọi thứ đơn giản chỉ là vì thói quen lâu nay, hay bởi vì tôi đang sống phụ thuộc vào những điều mong đợi của người khác?» Rồi hãy lắng lòng xuống và lắng nghe. Thay vì cố tìm ra câu trả lời, hãy xem bạn có thể để cho câu trả lời tự nó đến với bạn thật bất ngờ hay không.


Nếu bạn muốn trở nên một người hiền hòa hơn, và được nhiều hạnh phúc hơn, thì đây chính là một điểm khởi đầu rất tốt. Sống thật với lòng mình là một trong những nền tảng của sự an ổn nội tâm và phát triển nhân cách. Điều này giúp bạn trở nên tử tế hơn và kiên nhẫn hơn nhiều. Hãy thử một lần xem. Rồi bạn sẽ ngạc nhiên, thậm chí sung sướng nữa, với những gì mà bạn hiểu được ra.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2010(Xem: 9551)
Nhà sư Đức pháp danh Saddhaloka (Hòa Thượng Tín Quang) được người Việt ở HK gọi là “ Thầy Tây Đức” đã được làm lễ an nghỉ ngày 5/1/2014 tại HK. Lễ tang ngài bắt đầu từ nhà tang lễ Hunghom kế tiếp tiến hành tại nghĩa trang Wo Hop Sek, vùng Tân giới (NT) sau đó mọi người sẽ dự bữa ăn chay tại tu viện Yuen Long hay còn gọi là chùa Yuen Long.
17/10/2010(Xem: 9807)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
16/10/2010(Xem: 6611)
Đại học Na-lan-đà (Nalanda) từng chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong lịchsử Phật giáo nhưng đã bị các đạo quân xâmlược Thổ nhĩ kỳ và A phú hãn (Afghanistan) san bằng thành bình địa cách nay đây 800 năm. Ngày nay những dấu hiệuvô cùng khích lệ cho thấy Đại học này lại đang hồi sinh.
16/10/2010(Xem: 7863)
PHÁP ẤN Thích Nhất Hạnh
15/10/2010(Xem: 8369)
Thế gian chênh lệch này quả không hoàn toàn tươi đẹp như cánh hoa hồng. Nó cũng không tuyệt đối gai góc như cây hồng. Hoa hồng dịu dàng, đẹp đẽ và mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cái cây sanh ra nó thì mình đầy gai góc. Hoa là hoa. Gai là gai. Cái gì thuộc về hoa là của hoa. Cái gì thuộc về gai là của gai. Không phải vì hoa mà ta lao mình vào gai, cũng không vì gai mà xa lánh hẳn hoa hồng. Với người lạc quan, thế gian này tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan, trái lại, thấy nó đầy gai chướng. Nhưng, đối với người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp, cũng không không hoàn toàn xấu xa.
14/10/2010(Xem: 7924)
Những tài liệu hữu ích về SỨC KHOẺ/ BỆNH TẬT (phần 1)
11/10/2010(Xem: 12583)
hân lý tương đối là những sự thật cònnằm trong đối đãi đối trị nhau. Những sự đối đãi ấy là: sáng đối tối, lạnh đốinóng, xấu đối tốt, thiện đối ác, khổ đối vui, động đối tịnh, sanh diệt đối vôsanh...
11/10/2010(Xem: 8138)
Hôm nay toàn chúng thỉnh nguyện đều được thanh tịnh, đó là điều rất tốt. Chúng ta càng tu tâm càng an, thân nghiệp, khẩu nghiệp đều thanh tịnh. Đó là kết quả tốt của sự tu hành. Bây giờ tôi có ít vấn đề then chốt muốn giải thích cho toàn chúng hiểu thêm, để quí vị nắm vững những điểm cần yếu trên con đường tu
11/10/2010(Xem: 11361)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
11/10/2010(Xem: 7423)
Khác hẳn với tất cả các hệ thống triết lý và tôn giáo trên thế giới, Đạo Phật – tự bản chất lẫn hiện tượng – vừa là một hệ thống triết lý mà cũng vừa là một hình trạng tôn giáo hoàn chỉnh với sự kết hợp hài hòa giữa tín điều và tín lý. Giữa cuộc đời, đức Phật là một vị Thầy hóa độ; trong đức tin, đức Phật là một đấng Giác Ngộ chứng tri. Người theo đạo Phật là những người luôn luôn tỉnh thức để làm chủ lấy mình , không giao trọn số phận của mình cho sự định đoạt của một đấng quyền năng tuyệt đối nào cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]