Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dẫn nhập

18/02/201114:55(Xem: 8185)
Dẫn nhập

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Nguyễn Minh Tiến dịch

Dẫn nhập

Cho dù là trong quan hệ với con cái, giữa vợ chồng với nhau, hoặc là với cha mẹ, thân tộc, anh chị em..., cung cách ứng xử trong gia đình thường khi cũng có những khó khăn. Sự quen thuộc với nhau, những thói quen không thể tránh, sự mong đợi, hy vọng vào người khác, sự hy sinh, rồi những mâu thuẫn trong dự trù công việc, các thói tật của mỗi người, cho đến vấn đề trách nhiệm... và biết bao nhiêu thứ vặt vãnh khác trong gia đình, đều có thể góp phần tạo nên một môi trường đầy căng thẳng. Hơn nữa, các thành viên trong gia đình, có lẽ hơn hẳn bất kỳ ai khác, luôn thật sự nắm được yếu điểm của bạn để dễ dàng chọc giận. Cùng với những cung cách ứng xử trong gia đình là tất cả những trách nhiệm và những chuyện bực mình xoay quanh cuộc sống – hóa đơn, thực đơn, công việc vệ sinh, các chi phí sinh hoạt, công việc trong sân vườn, rồi các cuộc gọi điện thoại, những con vật nuôi, những người hàng xóm, cho đến công việc giặt ủi, tiếng ồn, việc bảo dưỡng các vật dụng... vân vân và vân vân... – và thế là bạn đã tự mang lại cho mình đủ các yếu tố để rơi vào một sự suy sụp tinh thần.

Chúng ta hãy thành thật thừa nhận điều này: có được một mái ấm gia đình là một đặc ân từ cuộc sống, và tất nhiên là rất đáng hoan nghênh, nhưng đồng thời cũng có những phần khó khăn nhất định, ngay cả khi mà mọi việc đều thuận buồm xuôi gió. Nếu bạn muốn có một cuộc sống gia đình đầy yêu thương, mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, bạn phải học tính kiên nhẫn, và biết cách xem thường, không cáu gắt vì những chuyện vặt, để rồi bị chúng chiếm hết tâm trí mình. Có lẽ đã quá đủ những khó khăn để đối đầu và giải quyết trong cuộc sống gia đình. Vì thế, sự thật là nếu bạn quá quan tâm đến những chuyện vặt, chính là bạn đang tự đẩy mình đến chỗ suy sụp tinh thần. Với tôi, đây là một vấn đề rất quan trọng cần phải vượt qua. Và phần thưởng đạt được sẽ rất đáng giá – sự hòa hợp trong gia đình, và ngay cả sự minh mẫn, sáng suốt cho chính bản thân bạn.

Tôi viết cuốn sách này nhằm giúp cho cuộc sống, những sinh hoạt trong gia đình, được phần nào dễ dàng hơn, và hy vọng là mọi người cũng yêu thương nhau hơn. Những giải pháp ở đây nhắm đến giải quyết các nguyên nhân thông thường nhất dẫn đến sự tan vỡ, và giúp mang lại niềm vui trong gia đình, những niềm vui thường bị đánh mất đi chỉ vì những bực bội nhỏ nhặt và sự bận rộn trong cuộc sống hàng ngày. Những giải pháp này cũng nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, sự kiên nhẫn và khôn ngoan của bạn. Chúng cũng giúp bạn có một thái độ sống đáng yêu hơn trong gia đình, biết ơn mọi người hơn, và có được sự thanh thản.

Những người biết xem thường, không quá bận tâm với những việc vặt vãnh trong gia đình có một cuộc sống thênh thang mở rộng. Họ chẳng phải tiêu hao đi bao nhiêu sinh lực vào những cau có, bực bội thường ngày, và như vậy sẽ còn thừa năng lượng để tìm được niềm vui, để có một cuộc sống đầy sáng tạo và yêu thương. Những phần sinh lực vốn thường bị tiêu hao đi trong sự căng thẳng, bực dọc, giờ đây có thể được tập trung vào cho sự sáng tạo và việc tạo ra những kinh nghiệm cũng như những ký ức thật vui tươi trong cuộc sống. Khi những việc nhỏ nhặt thôi không còn làm bạn bận tâm nhiều quá, gia đình sẽ trở nên một nguồn vui sống hơn bao giờ hết. Bạn trở nên kiên nhẫn và dễ tính hơn. Cuộc sống dường như cũng dễ dàng hơn. Bạn cảm nhận cuộc sống không còn nặng nề và phức tạp thái quá, và bạn cũng sẽ trải nghiệm được nhiều sự hòa hợp hơn trong cuộc sống. Cảm giác yên bình này lan tỏa quanh bạn, và sẽ được các thành viên khác trong gia đình cảm nhận. Khi bạn biết cách nhìn nhận sự việc đúng với bản chất của chúng, và trở nên nhẫn nhục, chịu đựng hơn, mỗi ngày trôi qua sẽ dường như dễ dàng và ít căng thẳng hơn. Bạn sẽ nhận ra được nét vô tư, đáng yêu của người khác trong những cách ứng xử mà trước đây vẫn thường làm cho bạn khó chịu. Điều này làm cho bạn cảm thấy thân thiết hơn với gia đình như là một tổ ấm, và cảm nhận được sự thanh thản hơn với tư cách là một thành viên trong tổ ấm đó. Vì vậy mà bạn cũng tự mình trở nên dễ dãi hơn, không còn đòi hỏi mọi việc nhất định phải diễn ra theo một cách nào đó, chỉ để làm vui lòng bạn. Bạn sẽ yêu thương nhiều hơn nữa trong trái tim mình, và sẵn lòng chia sẻ tình yêu đó với những người chung quanh. Và cuối cùng, bạn sẽ trở nên dễ hòa nhập với mọi người, một điều kiện cho phép bạn khơi dậy được những gì tốt đẹp nhất từ những người mà bạn yêu thương nhất.

Sau khi tôi viết cuốn «Dont Sweat the Small Stuff» (Đừng cáu gắt vì những chuyện vặt), nhiều người đã hỏi tôi: «Có phải chuyện nhà ông bao giờ cũng êm ấm cả không?» Tôi phải thú thật là không phải thế! Ngay vào lúc mà cuốn sách nói trên của tôi vừa bày trên hiệu sách, các con tôi đã đặt tôi vào những chuẩn mực sống đặc biệt chưa từng có trước đó. Giờ đây dường như tôi không thể làm bất cứ việc gì mà không bị chỉ trích. Chẳng hạn, đã hơn một lần khi tôi cáu gắt, bực dọc về điều gì đó ở nhà, con gái nhỏ nhất của tôi, Kenna, tay cầm cuốn sách trong tay và chạy quanh nhà, miệng la lớn: «Đừng cáu gắt vì những chuyện vặt, bố ơi! Đừng cáu gắt vì những chuyện vặt!» Con gái 8 tuổi của tôi, Jazzy, thậm chí còn gay gắt với tôi hơn cả em nó. Gần đây, vào một ngày tôi vừa từ xa trở về sau một chuyến đi diễn giảng về một nếp sống thanh thản hơn và làm thế nào đểthoát khỏi sự căng thẳng, con bé và tôi cùng ăn bữa sáng. Trong khi chúng tôi đang ăn và nói chuyện cởi mở, thân mật cùng nhau, không hiểu sao tôi lại chuyển hướng và bắt đầu lên lớp giảng giải – những điều mà nó hoàn toàn không thể nào hiểu được. Đến một lúc, nó vụt đứng dậy, chống hai tay vào sườn, nói với giọng thật đáng yêu nhưng đầy mai mỉa: «Thôi đi, bố ơi. Liệu có thật là bố dạy cho mọi người thư giãn không đấy?» Thật lòng, tôi thú nhận điều này: tôi đã cáu gắt với những chuyện vặt trong gia đình tôi nhiều hơn ở bất cứ nơi nào khác. Và tôi dám cuộc là bạn cũng như thế thôi!

Không ai trong chúng ta đạt được sự toàn hảo, hay thậm chí gần đến sự toàn hảo, trong quan hệ cư xử cũng như trong sinh hoạt gia đình. Luôn luôn có những lúc mà chúng ta cảm thấy bực dọc hoặc quá sức chịu đựng. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm giảm đi đáng kể những lần như thế. Chúng ta có thể tạo ra những bước hoàn thiện dần dần, hoặc thậm chí có khi đột biến, trong phương thức mà chúng ta gắn bó với các thành viên khác trong gia đình và với những trách nhiệm trong đời sống hàng ngày. Trong thực tế, chúng ta có thể hoàn thiện rất đáng kể cuộc sống của mình, như từng thành viên riêng rẽ và như một mái ấm gia đình.

Khuynh hướng «không cáu gắt vì những chuyện vặt» đã trở thành một ưu tiên trong cuộc sống của hàng triệu người. Và không ở đâu mà điều này lại có ý nghĩa quan trọng hơn là đối với những người thân yêu ngay quanh ta. Khi chúng ta trở nên phần nào thư thả và bình thản hơn, chúng ta sẽ tránh được một xu hướng chung rất thường gặp là coi thường gia đình và những người thân yêu của mình. Thay vào đó, chúng ta sẽ biết nhìn nhận giá trị của món quà từ gia đình, hay thật sự phải nói là món quà từ cuộc sống. Khi bạn áp dụng những ý tưởng này vào cuộc sống, bạn sẽ bắt đầu tạo dựng một gia đình êm ấm hơn với đầy lòng yêu thương. Tôi xin gởi đến các bạn và gia đình tình yêu của tôi cùng với những lời cầu chúc tốt đẹp nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2011(Xem: 12114)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
03/08/2011(Xem: 8196)
Thưa các vị Thanh thiếu niên: Mấy hôm trước một cơn mưa to ập đến, con đê vừa mới đắp để ngăn chặn dòng suối ở phía Tây đã sạt lỡ rất nguy hiểm, các vị pháp sư trong học viện đích thân dẫn đại chúng đến đó để sửa sang lại. Việc công quả trong Phật giáo cũng là một pháp tu, cũng là một thời khóa, tham gia công việc khiến cho chúng ta có thể hiểu rõ sự thánh thiện của việc làm, sự vĩ đại của việc phục vụ, từ công việc chúng ta có thể nhận thức được mình là người hữu dụng.
02/08/2011(Xem: 19279)
Cần tảo Già lam địa Thời thời phước huệ sanh Tuy vô tân khách chí Diệc hữu thánh nhơn hành. Dịch nghĩa: Siêng năng quét sạch đất chùa Để cho trí huệ bốn mùa phát sanh Tuy ngày không có khách lành Thánh nhơn thường đến kinh hành nơi đây.
02/08/2011(Xem: 6971)
Giáo lý của đạo Phật tuy rất sâu xa mầu nhiệm nhưng cũng vô cùng thiết thực, gần gũi; tuy nói tánh không, giải thoát, nhưng cũng không rời sự sống của muôn loài; tuy nói hành thiền, quán tịnh, nhưng nhất cử nhất động cũng đều vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Bậc chân tu giác ngộ từ xưa nay chưa từng nghĩ đến việc lìa khỏi chúng sinh phiền não để riêng mình được phần giải thoát. Chính đức Phật Thích-ca cũng từng thị hiện trải qua biết bao khó nhọc, suốt bốn mươi chín năm không một phút nghỉ ngơi để rộng truyền Chánh pháp khắp nơi.
02/08/2011(Xem: 6283)
Tiếp nối mạch chương trình Bố tát, Quá đường tập trung và sinh hoạt thảo luận của Chư Tăng tại Thừa Thiên Huế. Chiều ngày 30.6. Tân Mão (30.7.2011) tại Văn phòng Ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi hội thảo, tọa đàm lần thứ 5 mùa an cư 2011 với vấn đề đưa ra thảo luận lài “Cảnh giác mọi âm mưa chia rẻ nội bộ Phật giáo và xâm thực Phật giáo”
01/08/2011(Xem: 13741)
Đã có một thời tôi không biết Phật pháp là gì? Trong ký ức tuổi thơ của mình, Phật pháp là những quyển sách ố vàng, vằn vện những chữ tôi không đọc được, hoặc có đọc được vẫn là những âm tự bí ẩn, xa lạ. Tôi không hề có hứng thú để tìm hiểu về Phật giáo cũng vì những lẽ đó. Nhưng rồi do duyên lành, tôi được những đạo hữu quen và không quen giới thiệu những quyển sách đọc được về Phật pháp. Những quyển sách đã khai tâm cho tôi, đã dẫn tôi những bước chập chững đến với kho tàng Phật pháp. Tôi hiểu ra rằng, Đức Phật đã có đến hàng vạn pháp cho mọi người tùy theo căn cơ của mỗi người.
31/07/2011(Xem: 12252)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
30/07/2011(Xem: 16847)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được.
27/07/2011(Xem: 10608)
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp các bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian, Ngôn ngữ, Giáo nghĩa, và Giải hành liên quan đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung luận, bản tiếng Phạn. Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải, Hành, Chứng trong Hoa nghiêm. Toàn bộ bản văn quyển sách để in PDF (7,1 MB)
27/07/2011(Xem: 8975)
Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn của Đại Sư Thật Hiền, Thật Hiền tôi là kẻ phàm phu Tăng bất tiếu ngu hèn, khóc ra lệ máu cúi đầu kính lạy, đau buồn khẩn thiết thưa với chư đại chúng hiện tiền, cùng với chư thiện nam tín nữ có đức tin trong sạch trong hiện đời. Cúi mong quý vị thương xót, lưu ý một chút mà nghe và xét cho.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]