Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Lời chia tay

18/02/201111:50(Xem: 6210)
17. Lời chia tay

THẮP NGỌN ĐUỐC HỒNG
Tác giả: Nguyên Minh
NXB: Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 216 trang

Lời chia tay

Này người bạn trẻ, xin cảm ơn bạn đã lắng nghe tôi trong suốt buổi chuyện trò. Có thể là còn có những vấn đề chúng ta chưa hoàn toàn đồng ý với nhau. Điều đó không hề gì, tôi vẫn luôn khuyến khích các bạn hãy mạnh dạn đưa ra những nhận xét, quan điểm của chính mình, và nếu cần hãy bảo vệ chúng, nhưng phải là với một nhận thức đầy đủ và tôn trọng những gì thuộc về nguyên tắc chung.

Con đường phía trước còn dài lắm, và bạn cũng chỉ mới bắt đầu việc xây dựng những ước mơ, lý tưởng, hoài bão và tình yêu của mình. Nhưng những gì có được hôm nay sẽ là hành trang tiếp tục đi theo bạn trong suốt cuộc đời này. Vì thế, tôi mong sao bạn sẽ có được những ước mơ thật đẹp, những lý tưởng thật cao quý, những hoài bão thật lớn lao, cũng như những tình yêu thật bao la và trong sáng.

Một đời rồi sẽ trôi qua, và một mai khi nằm xuống từ giã cuộc sống này, trong số các bạn có thể có những vĩ nhân được dựng tượng đồng kỷ niệm, và cũng lắm kẻ vô danh tiểu tốt không mấy người biết đến. Nhưng với tôi thì sự khác biệt ấy không có gì quan trọng, mà điều quan trọng hơn chính là việc các bạn đã sống như thế nào.

Nói như thế không có nghĩa là tôi xem thường các bậc vĩ nhân. Nhưng sự thật là, điều gì làm cho bạn trở thành một vĩ nhân? Đó chỉ là những gì mà người khác có thể nhìn thấy hoặc biết được nơi bạn. Còn có vô số những tố chất khác trong một con người mà người khác không thể nhìn thấy hay hiểu hết. Những điều đó, chỉ có mỗi chúng ta tự nhận biết mà thôi. Vì thế, tôi không dám cho rằng một người tầm thường ít ai biết đến là thua kém một vĩ nhân được nhiều người ca tụng, đơn giản chỉ là vì đối với cả hai người tôi đều không hiểu hết. Bạn biết không, sự thật là có rất nhiều vĩ nhân đã nằm xuống như những người tầm thường, để rồi nhiều năm sau nhân loại mới phát hiện ra họ là những vĩ nhân! Điều gì sẽ xảy ra nếu người ta mãi mãi không nhận biết họ là những vĩ nhân? Theo tôi, sự thật mà chúng ta phải thừa nhận là điều đó chẳng có gì liên quan đến bản thân họ cả!

Vì thế, điều quan trọng của mỗi chúng ta là phải biết sống như thế nào để có thể tự mình cảm nhận được ý nghĩa thực sự của đời sống. Sự đóng góp của mỗi chúng ta cho cuộc sống này chính là ở chỗ chúng ta đã biết sống và cảm nhận đời sống, chứ không phải ở chỗ chúng ta sẽ để lại được gì cho người khác sau khi nhắm mắt lìa đời. Tuy nhiên, như một hệ quả tất yếu, nếu bạn thực sự sống một cuộc sống có ý nghĩa, bạn sẽ mang đến rất nhiều quà tặng cho cuộc sống, cho mọi người chung quanh, trong khi bạn đang hiện hữu và ngay cả sau khi bạn từ giã cuộc sống này. Những vĩ nhân thực sự của nhân loại chưa có ai theo đuổi giấc mộng trở thành vĩ nhân, nhưng tất cả các vị ấy đều là những người biết sống, sống hết mình và sống có ý nghĩa.

Những điều tôi vừa nói là những gì mà bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được chứ không phải là một thứ lý thuyết cao xa trừu tượng. Bởi vì không có bất cứ một điều gì có thể xem là giá trị nếu như bạn còn hoang mang chưa biết phải sống như thế nào mới thực sự là có ý nghĩa, chưa cảm nhận được giá trị mầu nhiệm và quý giá của đời sống ngay trong những giây phút hiện tại này.

Niềm hy vọng nhỏ nhoi của tôi là qua tập sách này bạn sẽ có được một vài điều đồng cảm với thế hệ những người đi trước, những người mà phần lớn bạn vẫn cho là nghiêm khắc và bảo thủ. Nhưng bạn ơi, điều đó cũng chỉ hoàn toàn xuất phát từ một tình thương yêu và muốn trao truyền lại cho bạn những giá trị tốt đẹp nhất mà thôi.

Một khi bạn đã thực sự chứng tỏ sự trưởng thành của mình trong cuộc sống, sẽ không ai còn phải lo lắng về từng ý tưởng, lời nói hay việc làm của bạn nữa.

Và như tôi đã nói, không phải những việc làm “giống như người lớn” sẽ chứng tỏ sự trưởng thành của bạn, mà chính là một thái độ nghiêm túc nhận hiểu việc mình làm cũng như tinh thần trách nhiệm đối với việc làm ấy. Nếu bạn đã được như thế, cho dù bạn chỉ là một người công nhân nghèo hay cô thợ may tỉnh lẻ, tôi tin chắc rằng cũng không ai dám khinh thường các bạn.

Nhưng tôi vẫn mong muốn sao cho các bạn đều là những bác sĩ giỏi, những kỹ sư tài ba, những giảng viên uyên bác... Bởi vì xét cho cùng thì tất cả các bạn đều sẵn có những khả năng để trở thành như thế. Nếu các bạn thực sự đánh thức được giấc mơ Phù Đổng đang ngủ sâu trong tiềm thức của mình, thì một lần vươn vai đứng dậy của các bạn sẽ không có gì là không thể làm được!

Tôi không muốn dài dòng kể lể về những tấm gương vượt khó để các bạn noi theo, vì tôi biết điều đó cũng không tạo được mấy hứng thú nơi các bạn. Nhưng bạn ơi, trong lòng các bạn đang sẵn có một cậu bé làng Gióng vẫn còn ngủ yên, chỉ cần bạn đánh thức cậu ta dậy thì tương lai rộng mở trong cuộc đời này chính là của bạn. Hãy ôm lấy và mở lòng cảm nhận để biết trân trọng từng phút giây mầu nhiệm của đời sống, và hãy thận trọng trong từng ý tưởng, lời nói hay việc làm để luôn luôn thể hiện được một đời sống có ích cho chính bản thân và cho tất cả mọi người.

Chào thân ái.

Nguyên Minh




[1] Thần tích Phù Đổng Thiên vương do Lễ bộ Thượng Thư Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc thứ nhất (1572) – Dẫn theo Phó giáo sư Lê Trung Vũ – Lễ hội Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2010(Xem: 8247)
Muốnngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được.Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả.
20/09/2010(Xem: 8200)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế.
20/09/2010(Xem: 13564)
Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bệnh. Có điều, không phải như thuốc Tây, được bào chế như thế nào thì đồng loạt các người bệnh dùng như vậy, chỉ hơi khác nhau về cân lượng tùy theo thể trọng của mỗi người. Phật pháp tuy cũng một pháp môn có thể được truyền dạy cho nhiều người như nhau, nhưng để cho sự thực hành có hiệu quả hơn, cũng cần phân biệt thành phần xã hội, trình độ nhận thức, và kinh nghiệm từng trải của mỗi người mà phương pháp thực hành có thể một vài sai khác.
20/09/2010(Xem: 6883)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
19/09/2010(Xem: 7204)
Nằm cách cách sân bay quốc tế Bangkok, Thái Lan, 16 km về phía Bắc, tu viện Wat Phra Dhammakaya là khu điện thờ khổng lồ nằm ở quận Khlong Luang. Hình dáng ngôi đại Già lam trông giống một con tàu vũ trụ hay sân vận động hơn là một ngôi chùa truyền thống ở Thái Lan nói riêng và thế giới Phật giáo nói chung.
19/09/2010(Xem: 9778)
Đức Thế Tôn đã cẩn trọng để lại cho chúng ta rất nhiều tiêu chuẩn thẩm định chánh pháp như Duyên khởi, Tứ y cứ, Nhị đế, Tam pháp ấn v.v… Trong đó, Tứ y cứ là một thước đo quan trọng nhưng ít được đem ra sử dụng một cách rộng rãi và triệt để, nếu không nói là bị lãng quên.
19/09/2010(Xem: 7516)
Khoa học càng phát triển, con người càng có cơ hội hiểu thêm nhiều điều Đức Phật dạy. Giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng, những triết lý, tâm lý… được Đức Phật nói đến trong kinh điển, như họ đã từng nghiên cứu, lý giải về các hiện tượng trong thiên nhiên, trong vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào công việc đó, họ đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Có những khó khăn đi đến bế tắc. Như chuyện về xá lợi chẳng hạn.
19/09/2010(Xem: 7179)
Do ảnh hưởng từ thảm họa kép năm 2011, Fukushima - Nhật Bản đến nay vẫn còn nhiều nơi bị xem như vùng đất chết vì lo ngại nhiễm xạ, chủ yếu chỉ còn các vật nuôi bị bỏ rơi và được một người đàn ông dũng cảm ở lại chăm sóc.
18/09/2010(Xem: 15437)
Phật giáo là một tôn giáo khiêm tốn,chú trọng vào tâm linh và trí tuệ, nhắm vào mục đích giải thoát con người khỏithế giới biến động và khổ đau. Phật giáo không chủ trương tranh giành uy quyền,củng cố thế lực hay bành trướng ảnh hưởng trong thế giới Vô thường này.
18/09/2010(Xem: 9027)
Nhiều người hỏi tôi, Phật tử nghĩ gì về hôn nhân đồng tính? Vâng, vấn đề này tùy thuộc vào đối tượng mà bạn nói đến. Cách đây vài năm, trong cuộc phỏng vấn với hãng CBC, đức Dalai Lama đã bác bỏ quan hệ đồng tính, khiến ngạc nhiều người cải đạo sang đạo Phật ngạc nhiên. Đôi khi, họ quá dễ dãi cho rằng đạo đức Phật giáo là phù hợp với quan điểm tiến bộ tiêu biểu của họ. Khi cuộc phỏng vấn của người Gia-nã-đại được lên mạng internet, vài người bị choáng và bị rối, nhưng quan điểm của đức Dalai Lama đưa ra không làm ngạc nhiên đối với bất cứ ai lưu tâm theo dõi vấn đề này. Rốt cuộc thì lập trường của ngài vẫn trước sau như một. Tại một hội nghị cách đây 12 năm, khi các lãnh đạo đồng tính gặp đức Dalai Lama ở San Francisco để thảo luận vấn đề cấm Phật tử Tây Tạng phản đối việc đồng tính luyến ái, ngài đã nhắc đi nhắc lại quan điểm truyền thống rằng đồng tính luyến ái là “tà hạnh”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]